Top các cách chi tiêu tiết kiệm hiệu quả nhất

Quản lý chi tiêu cá nhân hiện nay chắc hẳn đang là một vấn đề nan giải đối với rất nhiều người. Chúng ta hầu như ai cũng có nhu cầu mua sắm, ăn uống rất là phóng khoáng mà ít khi có thể quản lý được chặt chẽ túi tiền của mình.

Vậy làm như thế nào để có cách chi tiêu tiết kiệm cho gia đình, cá nhân, học sinh hợp lý? Mời bạn tham khảo top các cách chi tiêu tiết kiệm hiệu quả nhất của 3Gang để rút riêng cho mình những phương pháp có thể áp dụng ngay từ bây giờ.

1. Cách chi tiêu tiết kiệm hiệu quả cho gia đình bạn nên áp dụng ngay

Cách chi tiêu tiết kiệm hiệu quả cho gia đình bạn nên áp dụng ngay
Cách chi tiêu tiết kiệm hiệu quả cho gia đình bạn nên áp dụng ngay

1.1. Lập ngân sách chi tiêu tiết kiệm cho gia đình

Mục đích chính của hoạt động này là kiểm soát được các nguồn tài chính trong gia đình. Phân bổ rõ ràng những định mức cho từng nhu cầu cần sử dụng khác nhau trong gia đình.

>> Xem thêm: https://3gang.vn/5-cach-dau-tu-sinh-loi-cao-voi-so-tien-chi-tu-50-trieu/

Chúng ta có thể áp dụng nguyên tắc 50/20/30, trong đó mức chi tiêu dùng là 50% tổng số tiền có được cho nhu cầu của toàn gia đình, 30% là tổng số tiền có được cho những mong muốn của gia đình và 20% còn lại là của tổng số tiền có được dành để tiết kiệm.

Hoặc có thể áp dụng nguyên tắc 6 chiếc lọ cũng mang ý nghĩa tương tự. Chúng ta cần phân chia rõ ràng số tiền sử dụng trong gia đình cho các mục đích cụ thể. Trong đó bao gồm cả những mục đích tiết kiệm cụ thể:

  • Chiếc lọ thứ nhất: 55%  dành cho tổng thu nhập nhu cầu cần thiết của gia đình.
  • Chiếc lọ thứ hai: 10% dành cho tiết kiệm dài hạn. 
  • Chiếc lọ thứ ba: 10% dành cho đầu tư cho giáo dục cho mọi thành viên trong gia đình.
  • Chiếc lọ thứ tư: 10% dành cho các nhu cầu hưởng thụ của gia đình.
  • Chiếc lọ thứ năm: 10% dành cho nhu cầu quỹ đầu tư tài chính tự do.
  • Chiếc lọ thứ sáu: 5% dành cho quỹ từ thiện hoặc giúp đỡ cộng đồng.

1.2. Lên chi tiết danh sách những món đồ cần mua để chi tiêu tiết kiệm

Lên chi tiết danh sách những món đồ cần mua để chi tiêu tiết kiệm
Lên chi tiết danh sách những món đồ cần mua để chi tiêu tiết kiệm

Chắc hẳn đã có lúc bạn gặp trường hợp đi chợ hoặc đi siêu thị mua nhiều hơn những thứ mà mình dự định mua hay chưa? Đó là lý do chúng ta cần lập danh sách các món đồ cần mua. Danh sách này có thể lập trước khi đi chợ, đi siêu thị. Nhưng cũng có thể lập danh sách theo tháng, năm để bạn biết gia đình mình đang có nhu cầu cần mua những gì và chỉ nên mua theo danh sách đã được lập. 

>> Xem thêm: https://3gang.vn/muc-tieu-tai-chinh-ca-nhan/

1.3 Chi tiêu tiết kiệm một khoản cố định trong hàng tháng

Như những quy tắc để tiết kiệm tiền, thì bạn cần tiết kiệm một khoản cố định cho hàng tháng. Khoản tiết kiệm này cần được nghiêm túc thực hiện. Và quan trọng nhất là bạn không phải tạo sức ép cho bản thân khi đặt ra các con số tiết kiệm quá mức với tình hình tài chính của gia đình mình hiện tại. Miễn sao bạn có tích lũy một khoản tiết kiệm nhỏ còn hơn không có. 

1.4 Ưu tiên việc ăn tại nhà và thói quen mang cơm đi làm

Cùng nhau thực hiện việc chi tiêu tiết kiệm tiền hiệu quả cho gia đình đơn giản đó là ưu tiên việc ăn uống tại nhà. Nghĩa là chúng ta sẽ mua nguyên liệu và chế biến nấu ăn tại nhà. Việc này sẽ hạn chế tiết kiệm chi phí ăn ngoài, giúp gia đình chúng ta không những tiết kiệm tiền hiệu quả mà còn bảo vệ sức khoẻ tốt hơn cho từng thành viên.

1.5 Hạn chế việc thanh toán bằng thẻ tín dụng

Hiện nay nhiều người đăng ký thẻ tín dụng không còn quá khó khăn như trước đây. Do đó, dẫn đến việc nhiều người đã sử dụng thẻ tín dụng không đúng cách. Trường hợp lạm dụng sử dụng chúng ta sẽ nhanh chóng trở thành con nợ. Bên cạnh đó khi thanh toán nợ không đúng hạn, chúng ta sẽ bị phạt phí trả chậm và với lãi suất trả chậm của thẻ tín dụng là rất cao. Do vậy, hãy hạn chế tối đa việc sử dụng với “khoản tiền không phải của mình” này.

1.6 Tái sử dụng triệt để nhất có thể

Một cách chi tiêu tiết kiệm tiền hiệu quả cho gia đình đó là hãy tái sử dụng. Những đồ dùng vật, đồ dùng đã cũ, chưa hư hỏng mà có thể chế tạo lại để thay đổi công năng của nó, hoặc em nhỏ thì nên sử dụng quần áo, sách vở, balo của anh chị lớn, con cái hoàn toàn có thể sử dụng máy tính chung, hay như bàn làm việc của bố mẹ. Việc tái sử dụng và tăng giá trị góp phần tiết kiệm một khoản tài chính cho chính gia đình của chúng ta.

>> Xem thêm: https://3gang.vn/quan-ly-tai-chinh-ca-nhan-cho-nguoi-moi-di-lam/

1.7. Dạy trẻ cùng chúng ta chi tiêu tiết kiệm

Việc chi tiêu tiết kiệm là của cả gia đình, không phải của riêng một ai cả. Trẻ em đều có thể tiết kiệm bằng cách sử dụng mọi thứ với đúng đủ nhu cầu của mình cụ thể sử dụng điện, sử dụng nước hợp lý. Hoặc giảm bớt việc đòi mua sắm quá nhiều đồ chơi, hay đồ dùng mà chưa sử dụng hết.

1.8. Cắt giảm các chi phí cố định nhất khi có thể

Cắt giảm các chi phí cố định nhất khi có thể
Cắt giảm các chi phí cố định nhất khi có thể

Nhà bạn có bao nhiêu người sử dụng điện thoại có kết nối 3G? Và bạn có đang bắt thêm một đường truyền có Wifi riêng không? Hãy giảm bớt một trong hai kết nối này để tiết kiệm chi phí. Cách tiết kiệm tiền hiệu quả nhất cho gia đình này cũng rất là phổ biến.

1.9. Thanh lý những món đồ không sử dụng

Có câu nói “Cũ ta mới người” vì vậy những món đồ cũ vẫn còn sử dụng được hãy thanh lý thay vì vứt bỏ đi. Khoản tiền thanh lý có thể không cao và không giúp bạn mua được món đồ mới. Nhưng lại mang đến cho chúng ta một khoản phí để chi trả thêm các khoản khác trong gia đình mình.

1.10. Tận dụng tất cả các khuyến mãi mua hàng online

Thời buổi công nghệ bùng nổ mua hàng online vì không những có giá ưu đãi mà nó còn tiện lợi cho bạn. Có những đợt mua hàng giảm giá lớn giúp cho gia đình bạn tiết kiệm một khoản chi phí kha khá. Cách tiết kiệm tiền này hiệu quả cho gia đình hiện được nhiều gia đình trẻ lựa chọn để chi tiêu mua nhu yếu phẩm sử dụng hàng ngày cho gia đình.

1.11. Hạn chế vay mượn nhất có thể

Với các trường hợp bất khả kháng, thì là việc vay mượn một khoản nhỏ là rất cần thiết. Nhưng để vay cho nhu cầu mua xe mới, hay vay đi du lịch… thì chúng ta nên kỹ lưỡng cân nhắc lại. Có vay thì phải có trả, khoản tiền này nếu có phát sinh thêm lãi ảnh hưởng đến tài chính của gia đình thì là một gánh nặng và áp lực chi tiêu tiết kiệm cho gia đình.

1.12. Tìm kiếm thêm việc làm để tăng thu nhập

Nhiều người luôn tìm cách gia tăng nguồn thu nhập để nguồn thu luôn cao hơn nguồn chi là cách chi tiêu tiết kiệm tiền hiệu quả cho gia đình. Tuy nhiên, lời khuyên dành cho bạn là cần phải biết sắp xếp thời gian hợp lý để không ảnh hưởng đến sức khoẻ nữa. Bạn có thể lựa chọn đầu tư tài chính như chứng khoán, cổ phiếu,…để có thêm nguồn gia tăng thu nhập thụ động cho gia đình mà vẫn đảm bảo sức khỏe cho bản thân mình.

Nếu không thể chi tiêu ít đi, thì hãy tìm cách kiếm tiền nhiều hơn. Ngoài giờ hành chính, chúng ta có thể tìm một công việc làm thêm để tăng thu nhập hàng tháng phụ vào.

Hay như việc làm gia sư, bán hàng online, lái taxi,… là những công việc có giờ giấc khá là linh hoạt, thích hợp để làm thêm ngoài giờ. Chúng ta sẽ có một khoản tiền không nhỏ mỗi tháng nếu làm việc hiệu quả và tích lũy.

1.13. Theo dõi tình hình thu chi

Sau khi đã lập ngân sách, chúng ta cố gắng chi tiêu theo đúng hạn mức đã đề ra. Để quản lý tiền bạc tốt hơn, cần theo dõi chi tiết các khoản thu chi hàng tháng. Bạn sẽ biết được tiền của mình đang được sử dụng vào các khoản như thế nào. Từ đó có cách điều chỉnh phù hợp chi tiêu tiết kiệm.

Bên cạnh đó, hãy liệt kê toàn bộ những khoản chi tiêu của mình vào một cuốn sổ, tạo một file excel trên máy tính hoặc sử dụng các app thu chi theo dõi có trên điện thoại. Không nên bỏ qua bất kỳ khoản nào dù là nhỏ nhất. Sau mỗi tháng, chúng ta sẽ có cái nhìn cụ thể về thói quen chi tiêu hiện tại của bản thân cũng như của gia đình.

1.14. Không để chi phí ăn uống vượt quá hạn mức cho phép quy định

Nếu như chi phí ăn uống hàng tháng của gia đình đang vượt quá 20% tổng thu nhập, thì cần xem xét lại và có sự điều chỉnh sao cho phù hợp. Nó sẽ cho thấy bạn đang chi tiêu không có kế hoạch, thiếu đi sự khoa học.

Mỗi ngày, chúng ta đều bỏ đi một lượng thức ăn dư thừa đáng kể. Điều đó đồng nghĩa với việc chúng ta đang lãng phí thực phẩm. Đó là nguyên nhân khiến cho ngân sách sụt giảm nhanh chóng.

Hay những buổi tiệc tùng, liên hoan cùng bạn bè và đồng nghiệp hoặc thường xuyên ăn ngoài cũng tiêu tốn một khoản khá nhiều tiền bạc cho các khoản chi tiêu của chúng ta.

1.15. Đặc biệt không nên bị cuốn theo các chương trình khuyến mãi

Đặc biệt không nên bị cuốn theo các chương trình khuyến mãi
Đặc biệt không nên bị cuốn theo các chương trình khuyến mãi

Rất nhiều chương trình khuyến mãi luôn có sức hấp dẫn đặc biệt đối với mọi người. Giảm giá hay tặng quà, mua 1 tặng 1,… là cách mà đa số các nhãn hàng, siêu thị thu hút người tiêu dùng.

Tuy nhiên, đừng chỉ vì thấy rẻ và khuyến mại mà mua bừa. Cần phải suy nghĩ xem: Món đồ đó có công dụng gì và nó có thực sự phù hợp với mình hay không? Sau đó hãy quyết định mua hay không. Món đồ đó dù có rẻ nhưng nếu không sử dụng được, nó cũng sẽ trở thành một sự lãng phí.

1.16. Tạo một thói quen tiết kiệm khi sử dụng điện và nước

Đó là cách tốt nhất giúp bạn giảm bớt áp lực lên các hóa đơn điện, nước hàng tháng. Đồng thời, bảo vệ cho nguồn tài nguyên quốc gia.

Hãy bắt đầu ngay từ những thói quen nhỏ nhất như tắt đèn điện khi không sử dụng, không bật điều hòa ở nhiệt độ quá thấp như dưới 24 độ C, sử dụng các thiết bị có tính năng tiết kiệm điện,… Đối với việc sử dụng nước,thì  không để vòi chảy trong thời gian chờ, kiểm tra các đường ống để tránh rò rỉ,… Những thói quen này nên được duy trì thường xuyên bởi tất cả thành viên trong gia đình để đem lại được kết quả tốt nhất.

1.17 Tự làm thay vì đi thuê 

Thay vì bỏ một khoản tiền để thuê người dọn dẹp nhà cửa, tại sao bạn không cố gắng dành thời gian cuối tuần để tự mình làm mọi việc. Mọi thành viên trong gia đình nên cùng nhau chia sẻ việc nhà để giảm bớt những gánh nặng và đồng thời tạo được sự gắn kết giữa bố mẹ và con cái. Ngoài ra nếu có thể, hãy học cách tự sửa chữa các thiết bị điện đơn giản. Nó sẽ giúp chúng ta tiết kiệm được một khoản tiền không nhỏ thay vì phải đi thuê thợ.

1.18 Thanh lý các đồ dùng cũ

Hãy kiểm tra và thu dọn toàn bộ các món đồ mà bạn ít dùng hoặc không dùng tới nhưng vẫn còn sử dụng được như quần áo, giày dép, đồ điện cũ,… Sau đó đăng bán với giá rẻ qua nhiều trang mạng xã hội. Việc này không chỉ giúp chúng ta tối đa hóa diện tích sử dụng trong ngôi nhà, mà còn có thể thu về một khoản tiền để phục vụ những khoản chi tiêu cần thiết khác. Đây cũng là cách để chi tiêu tiết kiệm, hạn chế lãng phí tiền bạc. Đồng thời góp phần vào việc bảo vệ môi trường.

2. TOP 10 cách chi tiêu tiết kiệm tiền cho học sinh, sinh viên

TOP 10 cách chi tiêu tiết kiệm tiền cho học sinh, sinh viên hiệu quả nhất
TOP 10 cách chi tiêu tiết kiệm tiền cho học sinh, sinh viên hiệu quả nhất

Hiện nay, đối với hầu hết các bạn trẻ ở Việt Nam, khi còn là học sinh, sinh viên thì đều sẽ được bố mẹ chu cấp hỗ trợ chi phí để học tập và sinh hoạt hằng ngày. Tuy nhiên, trong nhiều năm gần đây, chúng ta thấy ngạc nhiên với thế hệ gen Z về khả năng tự chủ động kiếm tiền cũng như vấn đề độc lập tài chính. Vậy làm cách nào để chi tiêu tiết kiệm tiền khi còn là học sinh, sinh viên? Sau đây 3Gang sẽ đưa ra 10 cách chi tiêu tiết kiệm tiền cho học sinh, sinh viên hiệu quả nhất cụ thể:

2.1 Tại sao học sinh, sinh viên cần phải tạo lập thói quen tiết kiệm tiền từ sớm?

Trong cuộc sống hiện nay, có rất nhiều khoản phải chi tiêu. Đặc biệt, là các bạn trẻ thường chưa biết cách chi tiêu hợp lý. Điều đó đôi khi sẽ dẫn đến nhiều thói quen xấu cũng như việc quá phụ thuộc vào bố mẹ, không có kỷ luật bản thân trong tương lai.

Việc quản lý tiền bạc là một thói quen tốt giúp các bạn trẻ có cái nhìn tích cực hơn về đồng tiền. Khi biết cách chi tiêu tiết kiệm, thì đa số các bạn học sinh, sinh viên sẽ hiểu được giá trị của chính công sức lao động. Từ đó, có thể phụ thêm giúp bố mẹ trong việc san sẻ gánh nặng về vấn đề tài chính.

Bên cạnh đó, việc chi tiêu tiết kiệm hiệu quả cũng sẽ giúp các bạn học sinh, sinh viên có một khoản tài chính riêng. Điều đó giúp các bạn dễ dàng thực hiện được những ước mơ trong tương lai mà không cần phải phụ thuộc vào người khác.

2.2 TOP 10 cách chi tiêu và tiết kiệm tiền hợp lý dành cho học sinh

TOP 10 cách chi tiêu và tiết kiệm tiền hợp lý dành cho học sinh
TOP 10 cách chi tiêu và tiết kiệm tiền hợp lý dành cho học sinh
  • Bỏ tiền tiết kiệm vào ống heo

Bỏ tiền tiết kiệm vào ống heo là một trong những cách tiết kiệm tiền phổ biến đối với học sinh hiệu quả nhất. Có thể nói rằng đây là phương pháp dễ làm, dễ thực hiện và lại vô cùng đơn giản. Mỗi ngày, hãy kỷ luật bản thân, hãy trích một khoản tiền nhỏ vào ống heo, như vậy, chúng ta đã hình thành cho mình một thói quen tiết kiệm tốt rồi.

  • Tái sử dụng lại đồ dùng học tập

Khi còn đang là học sinh, việc sử dụng đồ dùng học tập là việc rất cần thiết. Tuy nhiên, đồ dùng học tập có những thứ mua với chi phí quá rẻ khiến nhiều bạn học sinh không hay như chưa thật sự trân trọng và thường xuyên làm mất hoặc bỏ cái cũ đi mua đồ dùng mới thay thế. Việc tái sử dụng đồ dùng học tập cũng là một trong những cách chi tiêu tiết kiệm cho học sinh cấp 2, cấp 3. Chúng ta có thể sử dụng các bộ sách giáo khoa cũ của các anh chị mình thay vì mua một bộ sách mới.

  • Hạn chế việc ăn vặt

Trong các hoạt động giải trí, thì việc ăn uống là sở thích của rất nhiều bạn học sinh. Tuy vậy, nếu hoạt động này xảy ra với tần suất lớn, bạn sẽ lãng phí một khoản chi phí lớn và kéo dài. Và để việc vui chơi giải trí lành mạnh, thì các bạn học sinh có thể cắt giảm chi tiêu vào những việc ăn, chơi. Thay vì ngày nào cũng rủ nhau ăn vặt, thì nên tụ tập bạn bè của mình 1 lần một tuần, số tiền còn lại hãy bỏ ống heo để tiết kiệm. Cách này rất hiệu quả sẽ giúp tiết kiệm tiền cho học sinh cấp 2, cấp 3.

  • Sử dụng các phương tiện công cộng

Khi còn là học sinh cấp 2, cấp 3 việc kiếm ra thu nhập vẫn còn là một hạn chế, do vậy hãy sử dụng những phương tiện công cộng hoặc đi xe đạp để di chuyển. Hơn nữa, khi đi xe bus, sẽ có thể tránh được trời nắng, trời mưa, không phải chen lấn tắc đường. Khi đi bus, có thể ngồi ngắm cảnh, đọc sách hoặc nghe nhạc. Điều đó giúp bạn tiết kiệm tiền bạc cũng như hình thành thêm được nhiều thói quen tốt khác.

  • Làm thêm trong kỳ nghỉ hè

Đối với phần lớn các bạn học sinh, sức lực và kinh nghiệm còn ít ỏi hạn chế, vì vậy hãy chọn một công việc làm thêm nhẹ nhàng trong kỳ nghỉ hè của mình. Bạn có thể kiếm tiền làm thêm tại nhà như Affiliate cho các sàn thương mại điện tử như Shopee, Tik Tok shop, Tiki, Lazada,… hoặc việc viết Blog, đan len thêu thùa làm đồ handmade,…để có thêm thu nhập.

  • Dùng tài khoản ngân hàng không mất phí

Hầu hết thì các bạn sinh viên hiện nay đều đã có thẻ ngân hàng bởi vì nó tiện lợi, dễ sử dụng để thanh toán nhanh. Tuy nhiên, thì các thẻ ngân hàng ngày nay có rất nhiều loại phí dịch vụ khác như phí mở tài khoản, phí thường niên hay như phí chuyển tiền,v.v tưởng chừng đây là một số tiền nhỏ nhưng nếu chúng ta tích lũy nhiều lần, bạn sẽ thấy bất ngờ đó. Do đó, hãy tìm hiểu và sử dụng tài khoản ngân hàng không phải tốn phí cũng là một cách tiết kiệm thông minh đấy nhé.

  • Tận dụng mọi lợi ích của thẻ sinh viên

Trong việc chi tiêu sinh hoạt, việc sử dụng thẻ sinh viên sẽ giúp rất nhiều, nhận được nhiều ưu đãi từ các rạp chiếu phim, quán ăn hay tại các quán nước hoặc các dịch vụ xe bus, thẻ điện thoại,… Vậy nên hãy tận dụng tối đa lợi ích của thẻ sinh viên để tiết kiệm mọi chi phí sinh hoạt hằng ngày nhé.

  • Thường xuyên tự nấu ăn tại nhà

Khi xa nhà, thì mọi chi phí ăn uống, sinh hoạt đều rất tốn kém, đặc biệt là các chi phí thức ăn, đồ uống lại rất đắt đỏ. Vậy nên, các bạn sinh viên hãy tự học cách nấu ăn tại nhà, tránh đi ăn ngoài quán. Các bạn hoàn toàn có thể tự lên thực đơn các món ăn mà mình thích. Điều đó vừa đảm bảo túi tiền lại vừa nâng cao an toàn sức khỏe bản thân.

  • Cố gắng qua tất các các môn và giành học bổng

Khi còn đi học, thì nhiều môn học ở đại học thường rất khó và phải tự học nhiều. Tuy nhiên, nhiều bạn trẻ hiện nay ở một mình vẫn chưa biết cách rèn luyện tự học hiệu quả, dẫn đến việc thi không qua môn. Việc thi lại môn sẽ cần một khoản tiền lớn để học lại, đây là khoản tốn kém nhất mà không ai mong muốn.

Vì vậy, để chi tiêu tiết kiệm và kiếm thêm thu nhập, hãy cố gắng học thật giỏi để giành lấy được học bổng. Hiện nay ở đại học có rất nhiều học bổng cũng như học bổng từ các nhà tài trợ để có thể giúp sinh viên tự trang trải cuộc sống của chính mình.

  • Lựa chọn một công việc để đi làm thêm

Khi làm sinh viên, hãy tích cực trải nghiệm cuộc sống bằng các công việc làm thêm khác nhau, đa dạng. Chọn những công việc vừa sức để vừa có được thêm thu nhập, vừa đảm bảo cho việc học hành trên lớp. Sinh viên có thể chọn nhiều công việc như gia sư, phát tờ rơi, PG, hay cộng tác viên viết bài, phục vụ quán cà phê, v.v

3. Các mẹo chi tiêu tiết kiệm cho sinh viên

Các mẹo chi tiêu tiết kiệm cho sinh viên
Các mẹo chi tiêu tiết kiệm cho sinh viên

Như đã chia sẻ ở phần trên, khi bắt đầu cuộc sống tự lập, không phải ai cũng có thể làm chủ được túi tiền của mình đặc biệt là sinh viên. Hãy học và tập làm quen với những cách chi tiêu hợp lý nhé sau đâu là các mẹo chi tiêu tiết kiệm dành cho sinh viên.

3.1 Mượn hoặc xin giáo trình của các khóa trước

Đặc thù của học Đại học đó là có những môn chỉ học 1 kỳ và sau đó thì tuyệt nhiên không cần dùng lại nữa. Vì thế việc mua những cuốn giáo trình và chỉ dùng trong thời gian ngắn thì thực sự rất tốn kém và gây lãng phí so với túi tiền của sinh viên. Do vậy hãy tận dụng nguồn sách của thư viện nhà trường. Hầu hết thư viện thì trường nào cũng cho mượn giáo trình cùng rất nhiều các tài liệu tham khảo. Hoặc cũng có thể xin sách của các tiền bối khóa đi trước. Mỗi kỳ có thể tiết kiệm được vài trăm nghìn cho khoản này.

3.2 Phải phân biệt giữa việc “Cần” và “Thích”

Thích thì vô cùng còn thật sự Cần chỉ có hạn. Ví dụ, sinh viên Thích một chiếc iPhone nhưng thực tế thì bạn chỉ Cần một chiếc điện thoại để nghe gọi và lướt web, giá bằng 1/2 chiếc Iphone đó. Vì vậy hãy hiểu rõ cái mà các bạn là sinh viên thật sự Cần chứ không phải cái các bạn Thích và luôn nhớ mình là sinh viên, chi tiêu cần giới hạn và tiết kiệm.

3.3 Mua trước đồ thiết yếu khi đi chơi

Sinh viên đây là giai đoạn khá dư dả thời gian và đồng thời cũng rất “máu me” cho việc đi chơi. Để chi tiêu tiết kiệm chi phí trong mỗi chuyến đi chơi, các bạn hãy chuẩn bị trước những đồ dùng thiết yếu nhất có thể.

3.4 Chia sẻ phòng trọ và chia nhau sắm đồ

Việc chi phí thuê phòng chiếm khá lớn đến 50% trong chi tiêu hàng tháng. Vậy nên các bạn sinh viên nên ở ghép với một hoặc một vài bạn khác. Các đồ gia dụng các bạn cũng nên chia ra mỗi người mua một loại để tránh gây lãng phí như: người sắm nồi cơm điện, người mua bếp ga, người mua tủ lạnh… Căn phòng của các bạn sinh viên sẽ đầy đủ vật dụng mà chi phí vẫn được san sẻ cho nhau. Điều này cũng tiện nếu sau này có chuyển ra ở riêng hoặc không sống cùng nhau nữa thì bạn hoàn toàn có thể mang theo đồ đạc thuộc quyền sở hữu của mình.

3.5 Luôn ghi lại tất cả các khoản chi tiêu

Bạn hãy tập cho mình thói quen ghi lại mọi khoản chi tiêu hàng ngày dù lớn hay nhỏ. Từ đó bạn sẽ biết được lý do tại sao tháng này lại chi tiêu nhiều tiền, tháng kia bạn tiêu ít tiền hơn. Từ đó bạn sẽ rút ra được kinh nghiệm để có thể cân bằng chi tiêu hàng tháng.

3.6 Làm công việc bán thời gian

Làm công việc bán thời gian
Làm công việc bán thời gian

Sinh viên khá là có nhiều thời gian nên có thể kiếm thêm tiền để trang trải cuộc sống bằng cách làm một công việc bán thời gian ngoài thời gian học. Hiện nay có nhiều công việc dành cho sinh viên, và trong các dịp lễ, tết thì công việc thời vụ luôn chào đón các bạn sinh viên. Hãy làm việc một cách chăm chỉ nhưng cố gắng đừng để việc làm thêm ảnh hưởng đến việc học của mình.

3.7 Không nên chi tiêu quá nhiều trong những buổi hẹn hò

Việc chi tiêu quá nhiều chi phí trong những buổi hẹn hò của các bạn sinh viên đang ngày càng phổ biến. Hãy nên có với nhau những buổi hẹn hò đơn giản mà vẫn tràn ngập tình yêu thương của bạn bè.

3.8 Ăn uống lành mạnh và hạn chế ăn vặt

Ngoài ra nên ăn uống lành mạnh và tính toán dựa trên một khoản chi phí nhất định. Thói quen ăn uống không lành mạnh sẽ dẫn đến bệnh tật và sẽ cần phải chi tiêu nhiều hơn. Do đó các bạn sinh viên nên hạn chế ăn vặt nhất là vào những bữa ăn đêm.

3.9 Tiết kiệm chi phí đi lại

Tương tự như ở trên cách các gia đình chi tiêu tiết kiệm thì các bạn sinh viên cũng nên chi tiêu tiết kiệm về chi phí đi lại. Nếu ở gần trường học thì có thể đi bộ hoặc đi xe đạp. Nếu ở xa, thì có thể đi xe buýt với sự hỗ trợ của nhà nước. Khi giá xăng đang tăng vọt, việc đi xe máy không phải là một quyết định khôn ngoan bên cạnh đó chi phí sẽ tốn kém một khoản.

4. Các cách chi tiêu tiết kiệm cho người có thu nhập thấp

Các cách chi tiêu tiết kiệm cho người có thu nhập thấp
Các cách chi tiêu tiết kiệm cho người có thu nhập thấp

Khi tiêu chuẩn cuộc sống ngày nay đang tăng cao, thì chi phí dành cho những nhu cầu bình thường cũng trở nên đắt đỏ. Đối với những người có mức thu nhập trung bình hoặc thấp thì việc tiết kiệm tiền sẽ khó khăn hơn rất nhiều, do hầu như số tiền họ kiếm được phải dùng để chi trả cho nhu cầu cuộc sống hằng ngày. Tuy nhiên nếu áp dụng, với 10 cách chi tiêu tiết kiệm dưới đây, thì những người có thu nhập thấp hoàn toàn có thể tiết kiệm cho kế hoạch mua nhà, mua xe,… hiệu quả.

4.1 Thu nhập thấp có tiết kiệm được không?

Câu trả lời là Có. Thu nhập thấp vẫn hoàn toàn có thể tiết kiệm được tiền nếu bạn biết cách chi tiêu hợp lý, không hoang phí. Không phải ai trong cuộc đời này cũng giàu có và dư giả, chúng ta đều phải dùng chính sức lao động để kiếm tiền. Sau đó sẽ dùng tiền để mua sắm, chi trả,… cho mọi nhu cầu phát sinh trong cuộc sống.

Đối với những người có thu nhập thấp, thì tiền kiếm được trong một tháng đôi khi có thể không đủ để trả tiền phòng, tiền ăn. Những người có gia đình, con cái còn phải chịu các khoản phí khác như tiền học cho con, tiền lãi vay. Vậy làm gì và như thế nào để có tiền dư để tiết kiệm? 

Thực tế thì rất nhiều trường hợp thu nhập chỉ tầm 4 đến 5 triệu một tháng vẫn đủ sống tại các thành phố lớn như Sài Gòn, Hà Nội, sau đó còn có thể tiết kiệm được một khoản tiền không hề nhỏ. 

Tuy nhiên làm được điều này, bạn cần biết cách quản lý chi tiêu tài chính cá nhân hiệu quả và xây dựng được một kế hoạch tiết kiệm đúng đắn. Vậy nếu thu nhập không cao, chúng ta có thể tiết kiệm tiền bằng cách nào?

4.2 Cách chi tiêu tiết kiệm hiệu quả cho người có thu nhập thấp

Cách chi tiêu tiết kiệm hiệu quả cho người có thu nhập thấp
Cách chi tiêu tiết kiệm hiệu quả cho người có thu nhập thấp

Sau đây sẽ là 10 cách chi tiêu tiết kiệm cho người thu nhập thấp không quá khó, mọi người có thể tham khảo và từ đó đến gần hơn với dự định sở hữu ngôi nhà mơ ước, hay có thể mua sắm xe sang hoặc đơn giản như là nâng cao chất lượng cuộc sống cụ thể dưới đây:

  • Học cách chi tiêu tiết kiệm qua việc lập ngân sách
  • Học cách chi tiêu tiết kiệm tiền lương bằng cách phân chia hợp lý
  • Lập danh sách những món đồ cần mua sắm
  • Học cách tái sử dụng đồ vật cũ
  • Cắt giảm mọi chi phí cố định khi cần thiết
  • Tận dụng các cơ hội khuyến mại mua sắm, chi tiêu
  • Theo dõi thu chi hằng tháng của cá nhân, gia đình
  • Tự thực hiện và chủ động làm mọi việc thay vì thuê người khác
  • Hạn chế việc vay mượn nhất có thể

Kết luận

Trên đây là 10 cách chi tiêu tiết kiệm 3Gang tin rằng bất kỳ các cá nhân, gia đình, những người có thu nhập thấp hay sinh viên hoàn toàn có thể tiết kiệm tiền hiệu quả để thực hiện cho những dự định tương lai. Điều quan trọng nhất là chúng ta cần kiên nhẫn và không ngừng cố gắng mỗi ngày. Và không nên tạo áp lực cho bản thân, đôi khi chỉ với một vài cách làm tưởng chừng đơn giản ấy, bạn cũng đã có thể tiết kiệm một khoản tiền không hề nhỏ với mỗi tháng. Bên cạnh đó, hãy luôn nỗ lực, chăm chỉ để có thể gia tăng càng nhiều nguồn thu nhập cho bản thân và gia đình càng tốt.

Bài nổi bật “Lãi suất kép – kỳ quan thứ 8 của Thế giới