Quản lý tài chính cá nhân cho người mới đi làm đơn giản, hiệu quả

Bắt tay lên một kế hoạch quản lý tài chính cá nhân thật bài bản chưa bao giờ là việc dễ dàng, đặc biệt với những người mới đi làm. Nếu bạn đang loay hoay với kế hoạch quản lý tài chính cá nhân của mình, hãy để 3Gang chỉ cho bạn các mẹo hữu ích sau nhé.

1. Cách làm chủ tài chính cho người mới đi làm

Bắt đầu đi làm là mở ra một con đường mới với rất nhiều cơ hội, trải nghiệm và thách thức. Trải nghiệm đầu tiên bạn nên tìm hiểu là quản lý tài chính cá nhân. Làm sao để mỗi đồng tiền luôn có một mục đích sử dụng? Làm thế nào để không chênh vênh giữa những khoản nợ ngổn ngang? Quản lý tài chính cá nhân không chỉ là kinh phí cho những ước vọng tương lai của bạn, mà còn là món đồ phòng thân cho bạn trên đường đời. Ít ra đây là cách để bạn không bị hết tiền ngay sau khi lương về ting ting mỗi tháng

Hãy cùng 3Gang điểm lại những sai lầm dễ mắc phải ở độ tuổi dễ đi làm nhé:

  • Chi tiêu quá đà: Cầm trên tay những đồng tiền được làm ra từ chính sức lực của mình đôi khi khiến ta quên mất những nguyên tắc chi tiêu đã đề ra. Cuối cùng chỉ còn lại những bữa cơm rau hoặc mì tôm cuối tháng. Vòng lặp này cứ tiếp tục mãi không có điểm dừng
  • Thiếu tự tin: Tâm lý của những bạn mới đi làm là hay tự ti vì chưa có kinh nghiệm làm việc. Vì vậy luôn ngại ngùng và dè dặt khi đề xuất với nhà tuyển dụng mức lương phù hợp. 
  • Nợ tín dụng: Những cuộc chi tiêu ăn chơi quá trớn sẽ dẫn đến hết tiền và nợ nần. Có nhiều bạn đã vay nợ tín dụng từ rất sớm. Vòng lặp trả lãi tín dụng cũng quay vòng không hồi kết, không biết thoát ra thế nào. 

Sau đây chúng tôi có vài lời khuyên về quản lý tài chính cho các bạn trẻ mới đi làm sau đây:

2. Luôn mạnh dạn thương thảo

Deal lương luôn là một câu chuyện khó nói, nhất là với những người mới đi làm. Tuy nhiên theo khảo sát gần đây của NerdWallet, hơn 75% nhà tuyển dụng nói rằng họ sẽ không loại ứng viên nếu như mức lương ứng viên đề xuất nằm trong ngưỡng giới hạn bằng với ứng viên đạt tiêu chuẩn. 

Ngoài ra đừng ngại hỏi ý kiến những người đã đi làm lâu năm về mức lương trung bình của nghề bạn đang muốn ứng tuyển cùng các chế độ đãi ngộ cần có trong công ty. Hãy khéo léo đi đến một thỏa thuận hợp lý và hòa bình nhất.

Hay tu tin deal luong de co mot thoa thuan hop ly va hoa binh
Hãy tự tin deal lương để có một thỏa thuận hợp lý và hòa bình

3. Lập bảng kế hoạch chi tiêu

Đừng nghĩ rằng quản lý tài chính cá nhân chỉ đơn giản là biết gói ghém chi tiêu cho vừa với tổng thu nhập của bạn. Bạn sẽ không lường trước được những tình huống bất ngờ trong cuộc sống đâu.

Vì vậy hãy tự vạch ra những hạn mức cho phép cho từng hạng mục chi tiêu, tiết kiệm. Sau đó sắp xếp chúng theo độ cần thiết để tiện lợi cho việc điều chỉnh và theo dõi. Nếu bạn chưa hình dung được phương pháp chi tiêu, tiết kiệm hiệu quả cho bản thân, hãy tham khảo mục tài chính cá nhân của 3Gang để đọc thêm các phương pháp nhé. 

Thực tế yếu tố tâm lý ảnh hưởng tới thói quen chi tiêu của mỗi người rất nhiều. Nhiều người mới đi làm đã tiêu hết số tiền lương của bản thân vào những khoản chi tiêu giải quyết cảm giác yêu thích tức thời như ăn uống sang trọng, mua sắm,…

Thuc te yeu to tam ly anh huong toi thoi quen chi tieu cua moi nguoi rat nhieu
Thực tế yếu tố tâm lý ảnh hưởng tới thói quen chi tiêu của mỗi người rất nhiều

Một phần lý do cho hành vi này là giải tỏa những lo lắng và căng thẳng trong công việc và cuộc sống. Thế nhưng nếu bạn không học được cách giảm bớt các khoản chi tiêu không cần thiết và sửa lại tính cách chi tiêu theo cảm xúc, thì sẽ rất dễ rơi vào khủng hoảng tài chính đấy.

4. Nhanh chóng giải quyết nợ

Nếu bạn chưa có khoản nợ nào kể từ khi bắt đầu đi làm tới giờ, hãy cảm thấy may mắn. Nếu bạn đã có được một khoản tích lũy nhỏ ngay khi mới đi làm, bạn vẫn đang rất may mắn. Nhưng có nhiều người mới đi làm đã rơi vào vòng xoáy chi tiêu, nợ nần, vay tiền trả nợ, tiêu tiền như lạc vào mê cung không thể thoát ra. 

Nếu bạn đang vướng vào các khoản nợ có lãi suất cao, thì việc này càng khiến các bạn hoang mang hơn. Hãy xác định số tiền cần trả nợ mỗi tháng và lên kế hoạch trả nợ chi tiết từng khoản rồi tập trung trả nợ nhé.

Hay xac dinh so tien can tra no moi thang va len ke hoach tra no chi tiet
Hãy xác định số tiền cần trả nợ mỗi tháng và lên kế hoạch trả nợ chi tiết

5. Kiếm thêm thu nhập

Để có một cuộc sống ổn định và dư dả thì bạn không thể chỉ có thu nhập từ một nguồn lương cố định được. Nhất là với người mới ra trường, mức lương thường không cao. Hãy kiếm thêm thu nhập từ nhiều nguồn khác nhau, cả nguồn thu nhập chủ động và bị động. Thu nhập chủ động có thể làm là các công việc freelancer, hay công việc ngoài giờ. Thu nhập chủ động có thể đến từ việc đầu tư hoặc tiết kiệm sinh lãi. 

Bạn có thể tham khảo các gói tích lũy của 3Gang với lãi suất sinh lời vượt trội từ 6%-10%/năm. Hoặc tập đầu tư với sản phẩm chứng chỉ quỹ trên 3Gang nhé. 

Các công việc này cần bạn hi sinh thời gian, công sức nhiều hơn. Nhưng khi bạn đã có một nguồn dự phòng ổn định và tự tin độc lập về tài chính, bạn sẽ thấy việc đó bình thường. Hưởng thụ quá sớm khi còn trẻ mới là điều bạn nên tránh. 

 Hay kiem them thu nhap tu nhieu nguon khac nhau, ca nguon thu nhap chu dong va bi dong
Hãy kiếm thêm thu nhập từ nhiều nguồn khác nhau, cả nguồn thu nhập chủ động và bị động

6. Thanh toán cho bản thân trước tiên

“Thanh toán cho bản thân trước” là một thuật ngữ trong tài chính cá nhân, tiếng Anh là Pay yourself first. Bình thường mọi người hay có tư tưởng nghĩ tới bản thân cuối cùng, sau cả những hóa đơn giải trí và mua sắm. Việc tạo một khoản tiết kiệm cho bản thân cũng đk nghĩ sau cùng, sau những khoản chi tiêu không giới hạn. 

Đây là tâm lý “sợ không đủ” của những người mới đi làm. Các bạn trẻ luôn chi tiêu trước, sau đó chừa lại bao nhiêu thì mới gửi tiết kiệm hoặc tích lũy. Và với số lương ít ỏi cùng kỷ luật kém, đương nhiên sẽ chẳng có khoản thừa nào cả. 

Các bạn cũng không có khoản dự phòng rủi ro nào cho bản thân luôn. Hãy ưu tiên việc tích lũy lên trước sau đó rồi mới chi tiêu bạn nhé. Theo các chuyên gia, mỗi tháng bạn có thể trích ra 10%-20% lương, thu nhập cho việc tích lũy. Việc này để bạn nhắc nhở mình rằng bản thân bạn luôn quan trọng hơn bất kỳ điều gì. 

 Theo cac chuyen gia, moi thang ban co the trich ra 10%-20% luong, thu nhap cho viec tich luy
Theo các chuyên gia, mỗi tháng bạn có thể trích ra 10%-20% lương, thu nhập cho việc tích lũy

7. Làm quen với đầu tư

Lời khuyên giới trẻ hãy luôn tự trang bị cho bản thân những khoản “giắt túi” phòng thân là điều luôn được các thế hệ trước truyền lại. Tuy nhiên ở thời đại lạm phát phi mã như hiện nay, nếu tiết kiệm không đúng cách, tiền của bạn sẽ trở thành “tiền chết”.

Theo các chuyên gia, một là học cách tiết kiệm cho đúng, hai là tìm hiểu về đầu tư là hai con đường giúp đồng tiền của bạn sinh lời tốt nhất. Công nghệ phát triển, gửi tiết kiệm không còn là sân chơi của chỉ riêng ngân hàng. Hiện tại có rất nhiều đơn vị, công ty tài chính uy tín có thể gửi tiết kiệm với mức lãi suất cạnh tranh và thời hạn linh hoạt. 

Mot la hoc cach tiet kiem cho dung, hai la tim hieu ve dau tu la hai con duong giup dong tien cua ban sinh loi tot nhat
Một là học cách tiết kiệm cho đúng, hai là tìm hiểu về đầu tư là hai con đường giúp đồng tiền của bạn sinh lời tốt nhất

Điển hình là 3Gang với các gói tích lũy trả lãi linh hoạt như gói Không kỳ hạn, gói Nhận lãi hàng tháng, gói Nhận lãi cuối kỳ, sản phẩm gửi góp,… Mức lãi suất của 3Gang rất hấp dẫn từ 6%-10%/năm tùy kỳ hạn, cạnh tranh hơn so với tầm lãi suất của ngân hàng (5%/năm). Ngoài ra website 3Gang cũng cung cấp cho người dùng những tip hữu ích về tài chính, các lộ trình tích lũy bạn có thể tham khảo.

Muc lai suat cua 3Gang rat hap dan tu 6%-10%/nam tuy ky han
Mức lãi suất của 3Gang rất hấp dẫn từ 6%-10%/năm tùy kỳ hạn

Nếu bắt đầu với đầu tư như một con đường dài tăng thu nhập bền vững cho bản thân, hãy học về đầu tư và thử nghiệm những loại hình đầu tư đơn giản trước. Bạn có thể tham khảo sản phẩm Chứng chỉ quỹ trên 3Gang để trải nghiệm thử việc đầu tư. Bắt đầu với số vốn rất ít, chỉ 30.000đ, bạn có thể lựa chọn tích lũy hoặc đầu tư trên 3Gang với những lợi ích khác biệt. Sau khi đã quen với thị trường và có kiến thức đầu tư vững chắc, bạn có thể tự tìm kiếm các cơ hội đầu tư ổn định hơn. 

Để quản lý tài chính cá nhân cho người mới đi làm thật hiệu quả, đôi khi bạn phải trải qua vài lần vấp ngã. Nhưng chỉ cần bạn nhận ra tầm quan trọng của việc quản lý tài chính, bạn sẽ ngày càng tiến gần hơn tới việc tự chủ tài chính, tự do tài chính.