Tích lũy chứng khoán là gì? Các lưu ý quan trọng khi xác định vùng tích lũy

Tích lũy chứng khoán trong phân tích kỹ thuật có thể hiểu là sự dồn nén hàng ngày của khối lượng chứng khoán trong một giai đoạn nhất định trước khi bùng nổ về giá. Để hiểu rõ hơn về tích lũy chứng khoán là gì, các bạn hãy cùng 3 Gang theo dõi nội dung bài viết ngày hôm nay nhé.

>> Xem thêm: https://3gang.vn/chung-chi-tien-gui-co-phai-la-chung-khoan-khong/

Tích lũy chứng khoán là gì?

Tích lũy chứng khoán là gì?
Tích lũy chứng khoán là gì?

Tích lũy chứng khoán là một trong 4 giai đoạn của thị trường chứng khoán, bao gồm Tích lũy – Tăng tốc – Phân phối – Sụt giảm. Cụ thể thì tích lũy chứng khoán là giai đoạn xuất hiện ngay sau giai đoạn chứng khoán giảm giá mạnh. Đây là giai đoạn mà chứng khoán bị thị trường lãng quên khi giá chứng khoán đi ngang.

Khi giai đoạn tích lũy xảy ra, những nhà đầu tư có tầm nhìn xa thường mua gom các mã chứng khoán có tiềm năng tăng giá trong tương lai. Tuy nhiên, các nhà đầu tư cần phải cẩn thận và khéo léo khi mua để tránh gây ra các biến động lớn về giá.

Vùng tích lũy chứng khoán là gì?

Vùng tích lũy chứng khoán trong phân tích kỹ thuật được hiểu là giai đoạn giá đi ngang, giao động với biên độ hẹp và thường dẫn đến sự bứt phá sau đó của giá chứng khóa. Theo phân tích kỹ thuật, nhà đầu tư sẽ chỉ mua cổ phiếu, trái phiếu,… khi giá đã thoát khỏi vùng tích lũy theo xu hướng tăng giá, còn khi giá giảm xuống khỏi vùng phân phối với xu hướng đi xuống, họ sẽ bán đi để thu về hạn chế rủi ro.

Vùng tích lũy chứng khoán trên biểu đồ giá và khối lượng được thể hiện bởi sự chuyển động đi ngang của giá. Các nhà phân tích kỹ thuật và các nhà đầu tư coi đây là vùng mà những nhà đầu tư lớn đang tích lũy một số lượng lớn chứng khoán. Điều này hoàn toàn trái ngược với vùng phân phối, nơi mà các nhà đầu tư đang bắt đầu bán tháo ra.

>> Gợi ý: https://3gang.vn/co-nen-dau-tu-chung-khoan/

Nguyên nhân hình thành vùng tích lũy chứng khoán

Nguyên nhân hình thành vùng tích lũy chứng khoán
Nguyên nhân hình thành vùng tích lũy chứng khoán

Vùng tích lũy chứng khoán chủ yếu được gây ra bởi những nhà đầu từ chuyên nghiệp khi họ chốt lời. Hành động chốt lời này đã ngăn cản sự di chuyển tiếp tục của xu hướng vì đã dùng hết những lệnh mới được mở theo xu hướng của các nhà đầu tư nhỏ lẻ – những người thường tham gia vào thị trường giao dịch khi chúng đạt đỉnh hoặc đáy.

Việc chốt lời của các nhà đầu tư chuyên nghiệp cũng tạo ra những cú PullBack sâu, đánh dấu giai đoạn đầu tiên của vùng tích lũy. PullBack được hiểu là giai đoạn giá đi ngược với xu hướng chính (có thể là giảm hoặc tăng) đã được thiết lập từ trước nhằm điều chỉnh lại giá trong một khoảng thời gian ngắn, trước khi giá quay trở lại và đi theo xu hướng cũ.

Khi cấu trúc xu hướng giá bị phá vỡ với cú pullback này, nhà đầu tư nên đánh dấu mức giá đáy (đối với xu hướng tăng) hoặc đỉnh (đối với xu hướng giảm) vừa được tạo ra như một mức hỗ trợ hoặc kháng cự tiềm năng.

Đặc điểm của vùng tích lũy chứng khoán là gì?

Việc xác định vùng phân phối và vùng tích lũy rất quan trọng nhưng nhiều người thường khó phân biệt được 2 vùng này. Vì vậy, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu đặc điểm của vùng tích lũy để xác định xem giá chứng khoán có phải đang ở giai đoạn này không?

>> Xem thêm: https://3gang.vn/chung-khoan-luu-ky-la-gi/

Vùng tích lũy được xem là giai đoạn mở đầu trong một chu kỳ của thị trường. Nó xảy ra khi thị trường con gấu đã kiệt sức, mức cung cân bằng với mức cầu. Thị trường con gấu là thị trường trải qua sự sụt giảm trong một thời gian dài và nó xảy ra khi giá chứng khoán của thị trường chung giảm hơn 20% so với mức đỉnh. Trong thị trường này, cổ phiếu giảm trung bình khoảng 36% và các nhà đầu tư cảm thấy bi quan và tiêu cực.

Thị trường con gấu là thị trường trải qua sự sụt giảm trong một thời gian dài
Thị trường con gấu là thị trường trải qua sự sụt giảm trong một thời gian dài

Khi kết thúc một đợt giảm giá kéo dài và trong một phạm vi được xác định, giá có xu hướng quay trở lại ổn định và đi ngang. Thời điểm này chính là lúc những nhà giao dịch lớn bắt đầu tích lũy lại vị thế của họ một cách từ từ để ngăn những sự biến động lớn của giá. Các nhà đầu tư lớn thường âm thầm mua chứng khoán với khối lượng nhỏ khiến giá kết thúc xu hướng giảm trong khi các nhà đầu tư nhỏ lẻ vẫn cho rằng giá vẫn giảm và tiếp tục bán ra.

Trên biểu đồ nến, vùng tích lũy thường được thể hiện khá rõ ràng. Những biến động giá với biên độ rộng và khối lượng lớn biểu hiện cho việc dòng tiền lớn đang hấp thụ dần lực bán. Khi áp lực bán giảm đi, nhịp giảm sẽ xuất hiện vì lúc này, các nhà đầu tư bán chứng khoán ra để mua lại mã có giá thấp với đặc trưng là khối lượng giảm và biên giá hẹp.

>> Kiếm tiền: https://3gang.vn/tich-luy/

Những nhà tạo lập sẽ cố gắng hấp thụ phần lớn lượng Cung chứng khoán đang trôi nổi trên thị trường. Khi đã đi vào phạm vi tích lũy, biến động giá chứng khoán cũng được thu hẹp dần cho đến thời điểm cung nhỏ hơn cầu (cạn cung). Lúc này, giá sẽ phá vỡ đường biên trên để thoát khỏi vùng tích lũy và bước vào giai đoạn tăng giá. Thời điểm mà giá thoát ra khỏi vùng tích lũy chứng khoán chính là lúc mà giá tăng đi kèm với khối lượng lớn.

Ví dụ như sau một chu kỳ giá giảm, giá cổ phiếu có dấu hiệu gặp cao trào bán với khối lượng lớn. Sự giảm giá có dấu hiệu chững lại với thân nến Doji ngắn. Thân nến này cũng ngắn hơn thân nến của phiên giao dịch trước đó. Lúc này các nhà đầu tư nhỏ lẻ đã thoát hết cổ phiếu và lực giảm giá cũng dừng lại do cung trên thị trường so với giai đoạn trước đã giảm.

Với những phiên giao dịch tiếp theo, giá cổ phiếu giao động trong một phạm vi nhỏ và hẹp với khối lượng giảm dần cho đến khi cung thấp hơn cầu (cạn cung). Ở thời điểm này, chỉ cần một tác động nhỏ là giá sẽ phá vỡ biên trên cùng với khối lượng lớn và kết thúc giai đoạn tích lũy để bước vào giai đoạn tăng giá.

>> Xem thêm: https://3gang.vn/dau-tu/

Một tác động nhỏ cũng khiến giá sẽ phá vỡ biên trên cùng với khối lượng lớn
Một tác động nhỏ cũng khiến giá sẽ phá vỡ biên trên cùng với khối lượng lớn

Các lưu ý quan trọng khi xác định vùng tích lũy

– Với những nhà đầu tư nhỏ lẻ, ít kinh nghiệm, vùng tích lũy và vùng phân phối là 2 khái niệm rất dễ bị nhầm lẫn. Chìa khóa ở đây chính là sự biến động giá cổ phiếu và khối lượng giao dịch ở 2 giai đoạn này không giống nhau. Vùng tích lũy sẽ có sự biến động giá cổ phiếu nhỏ với khối lượng giảm dần còn vùng phân phối có biến động giá cổ phiếu lớn với khối lượng lớn.

– Trong giai đoạn tích lũy, các bẫy giảm giá có thể xuất hiện để loại bỏ những nhà đầu tư nhỏ lẻ. Khi đó, khối lượng thấp đồng nghĩa với việc cổ phiếu có thể sẵn sàng để đánh lên. Đây chính là lúc mà nhà đầu tư nên mua vào để lấy vị thế.

– Việc nhà đầu tư nắm được các biến động của giá và khối lượng trong vùng tích lũy chứng khoán không phải lúc nào cũng mang lại kết quả như mong muốn. Các sự kiện kinh tế lớn có thể làm xu hướng của biểu đồ bị thay đổi, ví dụ như dịch bệnh, chiến tranh… làm đứt gãy chuỗi cung ứng và gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế toàn cầu khi các chỉ số liên tục giảm điểm, nhiều cổ phiếu liên tục rớt giá xuống sàn và phá vỡ mọi chỉ báo kỹ thuật. Do đó, việc theo dõi nền kinh tế vĩ mô cũng rất quan trọng khi xác định các giai đoạn của cổ phiếu.

– Tùy vào đặc thù của từng cổ phiếu mà vùng tích lũy có thể kéo dài từ 1 đến 2 tháng hoặc nhiều hơn.

Hy vọng rằng những thông tin về tích lũy chứng khoán mà chúng tôi đưa ra ở trên đã giúp các bạn có thêm những hiểu biết rõ ràng hơn về vùng tích lũy là gì và phân biệt được nó với vùng phân phối. Chúc các bạn đầu tư chứng khoán thành công và đừng quên ghé thăm website 3Gang mỗi ngày nhé.