Quay vòng vốn là gì? Cách quản lý vòng quay vốn hiệu quả

Quay vòng vốn là gì? Cách tính vòng quay vốn lưu động ra sao? Quản lý vòng quay vốn lưu động như thế nào để hiệu quả? Đây là câu hỏi của rất nhiều bạn đọc gửi về cho 3Gang trong thời gian vừa qua. Chính vì vậy mà trong bài viết ngày hôm nay, 3Gang sẽ giúp bạn giải đáp những câu hỏi này. Cùng tìm hiểu ngay nhé.

Quay vòng vốn là gì

Vốn lưu động (tài sản lưu động) là tài sản có giá trị ngắn hạn như tiền lương, tiền đầu tư mua máy móc, trang thiết bị, hàng tồn kho, … Trong doanh nghiệp, vốn lưu động được xem là thước đo tiền mặt hiện có để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Vốn lưu động càng nhiều thì doanh nghiệp càng nhiều cơ hội sản xuất để sinh lợi nhuận cao. Nếu như một doanh nghiệp không dự trữ đủ vốn lưu động thì khó có thể kinh doanh hiệu quả, gây hậu quả như chậm lương, không có chi phí để nhập hàng về kho hoặc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh…

Quay vòng vốn chính là thu hồi lại số vốn đã bỏ ra cho hoạt động sản xuất kinh doanh để duy trì hoạt động của doanh nghiệp.

Vòng quay vốn lưu động là gì?

Vòng quay vốn lưu động là gì?
Vòng quay vốn lưu động là gì?

Vòng quay vốn lưu động là số ngày hoàn thành một chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Ví dụ như một doanh nghiệp tạo ra một sản phẩm mới, sau đó bán ra và thu tiền về để tiếp tục quá trình sản xuất. Một quá trình như vậy chính là một chu kỳ kinh doanh hay chính là vòng quay vốn lưu động.

Chỉ số vòng quay vốn lưu động lớn cho biết tình hình hoạt động của doanh nghiệp là có hiệu quả hay không:

  • Chỉ tiêu vòng quay vốn lưu động càng lớn thì càng cho ta thấy rõ được doanh nghiệp đang hoạt động ổn định và sử dụng vốn hiệu quả cao. Tức là doanh thu thuần đang tăng trưởng và hiệu suất sử dụng vốn lưu động cao. Sự luân chuyển vốn lưu động cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh nhanh hơn, giúp doanh nghiệp có doanh thu tốt hơn, nhiều tiền hơn.
  • Chỉ tiêu vòng quay vốn lưu động càng thấp càng chứng tỏ doanh thu thuần của doanh nghiệp đang bị giảm hoặc hiệu suất sử dụng vốn lưu động đang bị thấp, tức là sự luân chuyển vốn lưu động cần thiết để phục vụ hoạt động sản bị chậm. Điều này cũng đồng nghĩa với việc doanh thu không tăng trưởng, lợi nhuận ít đi và doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả.

Những sản phẩm có vòng quay vốn lưu động thấp sẽ không hiệu quả và nếu thị trường có biến động mạnh thì nó sẽ không có tính linh hoạt để kịp thay đổi hoặc chuyển hướng sang sản phẩm khác.

Tùy vào từng lĩnh vực hoạt động mà vòng quay vốn lưu động sẽ khác nhau. Thông thường, vòng quay vốn lưu động của doanh nghiệp kinh doanh sẽ cao hơn doanh nghiệp sản xuất. Để ứng dụng được hệ số này một cách hiệu quả, các nhà quản lý nên so sánh với các công ty trong cùng lĩnh vực hoạt động hoặc so sánh với hệ số ngành, từ đó mới đưa ra được nhận định là doanh nghiệp của mình có đang có thế mạnh về vòng quay vốn lưu động hay không

Cách tính vốn lưu động và vòng quay vốn lưu động

Để tính được vốn lưu động và vòng quay vốn lưu động, bạn áp dụng công thức sau:

Vốn lưu động = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn

Trong đó: 

  • Tài sản ngắn hạn: Là những tài sản như tiền tệ, hàng hoá,…thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp có thời gian luân chuyển ngắn và được sử dụng để quy đổi ra tiền mặt trong thời gian 12 tháng.
  • Nợ ngắn hạn: Là tất cả những khoản chi phí như nợ, chi phí ngắn hạn,….mà doanh nghiệp cần phải thanh toán trong vòng 12 tháng

Vốn lưu động bình quân = Tổng vốn lưu động trong một năm/ 12

Trong đó, vốn lưu động trong một năm chính được tính bằng tổng vốn của tháng 1 đến tháng 12 cộng lại

Vòng quay vốn lưu động = Doanh thu thuần/ Vốn lưu động bình quân

Trong đó, doanh thu thuần là doanh thu còn lại sau bán hàng hóa hay chính là tổng doanh thu của doanh nghiệp sau khi đã trừ đi toàn bộ chi phí giảm, thuế, chiết khấu, hàng bị trả lại…

Cách quản lý vòng quay vốn lưu động hiệu quả cho doanh nghiệp

Cách quản lý vòng quay vốn lưu động hiệu quả
Cách quản lý vòng quay vốn lưu động hiệu quả

Để thúc đẩy sự tăng trưởng của doanh nghiệp, các nhà quản lý cần phải tự mình làm chủ được nguồn vốn lưu động. Dưới đây là một số cách để doanh nghiệp quản lý tốt vòng quay vốn lưu động.

1. Quản lý tiền mặt

Bạn cần xác định được chính xác số tiền mặt hiện có của doanh nghiệp là bao nhiêu. Trong khoản tiền này, bạn đang sử dụng tất cả hay chỉ một phần để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Nắm được tình hình nguồn tiền mặt sẽ giúp bạn kiểm soát và có kế hoạch sử dụng tiền một cách hiệu quả.

2. Quản lý hàng tồn kho

Hàng tồn kho càng nhiều thì việc thu hồi vốn càng chậm. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như quản lý vốn lưu động của doanh nghiệp. Để giải quyết vấn đề này, bạn cần nắm được nhu cầu hàng hoá của thị trường, tránh sản xuất tràn lan để tránh bị tồn kho quá nhiều.

3. Quản lý nợ tồn đọng

Bộ phận công nợ của công ty sẽ chịu trách nhiệm trong việc quản lý nợ tồn đọng và khoản nợ này có ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình quản lý vốn lưu động. Việc thu hồi công nợ tốt sẽ giúp doanh nghiệp có nhiều tiền mặt hơn để bổ sung vào nguồn vốn kinh doanh hiện có.

4. Xây dựng vòng đệm vốn vào ngân sách

Doanh nghiệp càng phát triển thì yêu cầu về vốn lưu động càng tăng. Do đó, bạn cần phải bỏ ra một khoản vốn lớn hơn để duy trì và mở rộng hoạt động của doanh nghiệp. Vậy nên, bạn hãy chia nhỏ nguồn vốn của doanh nghiệp thành các mục riêng trong tài khoản ngân hàng để có thể quản lý dòng tiền hợp lý hơn. Đây chính là cách xây dựng vòng đệm vốn. Các quỹ nhỏ này thường tồn tại dưới hình thức nợ mạo hiểm dài hạn hoặc tăng vốn cổ phần. 

5. Bao thanh toán các khoản phải thu

Bao thanh toán các khoản phải thu tức là bán các khoản phải thu của doanh nghiệp cho ngân hàng hoặc các nhà cung cấp dịch vụ tài chính khác. Cách này được sử dụng với mục đích là tăng dòng tiền cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, phí của việc bao thanh toán sẽ thêm khoảng 2% mỗi tháng cộng với phí. Do đó, bạn nên cân nhắc trước khi sử dụng dịch vụ này.

Đảm bảo hạn mức tín dụng: Với hạn mức tín dụng, các doanh nghiệp sẽ có một vùng đệm vốn để đảm bảo vòng quay vốn lưu động. Bạn có thể rút vốn để thanh toán cho các hoạt động kinh doanh thông thường khi cần và chỉ thanh toán vốn khi bạn muốn. Đây là một giải pháp tài chính giá cả phải chăng, linh hoạt.

Vòng quay vốn lưu động bao nhiêu thì hợp lý

Vòng quay vốn lưu động tỷ lệ bao nhiêu là tốt
Vòng quay vốn lưu động tỷ lệ bao nhiêu là tốt

Theo công thức tính vòng quay vốn lưu động thì:

  • Tỷ lệ vòng quay vốn nhỏ hơn 1, doanh thu ròng sẽ nhỏ hơn vốn lưu động bình quân. Đây chính là dấu hiệu cảnh báo hoạt động sử dụng vốn của doanh nghiệp đang không hiệu quả.
  • Tỷ lệ vòng quay vốn dao động từ 1.5 đến 2 có nghĩa là doanh nghiệp hoạt động đang tốt và có nền tảng tài chính vững chắc.
  • Tỷ lệ vòng quay vốn vượt mức 2 chưa chắc đã là tốt. Vòng quay vốn lưu động càng cao càng chứng tỏ công ty chưa sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư đang có để sinh lời. 

Qua những chia sẻ về quay vòng vốn là gì và cách quản lý vòng quay vốn lưu động hiệu quả ở trên, 3Gang hy vọng bạn đã có được những thông tin hữu ích cho doanh nghiệp của mình. Chúc các bạn duy trì được hoạt động của doanh nghiệp mình một cách tốt nhất và ngày càng thành công. Đừng quên thường xuyên ghé thăm website của 3Gang để cập nhật thêm những kiến thức hữu ích khác nữa nhé.