Tác động, vai trò của đầu tư nước ngoài tới nền kinh tế

Đầu tư gián tiếp nước ngoài là một trong những hình thức sử dụng vốn để đầu tư hiện nay. Đây là hình thức đầu tư quốc tế mà ở đó, chủ đầu tư sẽ góp một số vốn tối đa thông qua thị trường tài chính dưới hình thức mua chứng khoán để thu lợi nhuận. Với hình thức đầu tư này, họ không được quyền tham gia điều hành trực tiếp đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư.

Để hiểu rõ hơn về khái niệm, vai trò và các hình thức đầu tư gián tiếp nước ngoài là gì, các bạn hãy cùng 3Gang tìm hiểu trong nội dung bài viết ngày hôm nay nhé.

>> Xem thêm: https://3gang.vn/50-trieu-dau-tu-the-nao/

Đầu tư gián tiếp nước ngoài là gì?

Đầu tư gián tiếp nước ngoài là gì
Đầu tư gián tiếp nước ngoài là gì

Đầu tư gián tiếp nước ngoài (Foreign Portfolio Investment – FPI) là hình thức nhà đầu tư sử dụng nguồn vốn tài chính của mình để thực hiện các hoạt động đầu tư sinh lời một cách gián tiếp ở ngoài phạm vi quốc gia. Với hình thức đầu tư này, nhà đầu tư không có quyền quản lý cũng như can thiệp vào các quyết định kinh doanh của đơn vị mà họ đầu tư vào.

Hiện nay, cùng với quá trình toàn cầu hóa và hội nhập, các nhà đầu tư gián tiếp nước ngoài đã có thể tham gia vào quản lý, điều hành công ty cũng như hỗ trợ kỹ thuật, chuyên môn…, góp phần thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp.

Vai trò của đầu tư gián tiếp nước ngoài 

Đầu tư gián tiếp nước ngoài được xem là một nguồn lực quan trọng đối với sự phát triển kinh tại nước sở tại. Cụ thể như sau:

– Với doanh nghiệp được nhận đầu tư

Đây là một nguồn lực tài chính và chi phí huy động cạnh tranh hữu ích cho doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp không chỉ được toàn quyền sử dụng nguồn vốn này mà còn giữ được quyền điều hành trong sản xuất kinh doanh. Dù không được chuyển giao về công nghệ, kỹ năng quản trị nhưng các doanh nghiệp vẫn có cơ hội tiếp cận với những chuẩn mực về quản lý công ty, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh và cạnh tranh… để tiếp tục thu hút nguồn vốn FPI này.

– Với quốc gia sở tại được nhận đầu tư

  • FPI cung cấp nguồn tài chính quan trọng cho các quốc gia đang thiếu vốn, giúp bù đắp phần ngân sách đang thiếu hụt giữa đầu tư – tiết kiệm và góp phần điều chỉnh lại cán cân thanh toán quốc tế.
  • Kích thích tiêu dùng và gia tăng thu nhập.
  • Góp phần nâng cao mức sống của người dân nước sở tại thông qua các hoạt động đầu tư theo giá và lãi suất của thị trường quốc tế.
  • Thị trường tài chính của quốc gia nhận vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài sẽ được hưởng lợi ích của việc các đối tượng trong nền kinh tế có những chuyển biến tích cực để đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư nước ngoài.
  • Xây dựng nền văn hóa đầu tư hiện đại và hấp dẫn nguồn vốn FPI bằng cách thực thi các chuẩn mực quốc tế như dịch vụ tư vấn, hỗ trợ tư pháp và kinh doanh, xác định hệ số tín nhiệm, kế toán, kiểm toán, bảo hiểm và thông tin thị trường,….
  • Nâng cao năng lực quản lý nhà nước: Để bắt kịp với xu thế hội nhập quốc tế, các cơ quan quản lý nhà nước phải có công cụ giám sát thị trường công khai, minh bạch, đồng thời đưa ra các yêu cầu về báo cáo tài chính sao cho các báo cáo này đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế nhằm thu hút nhà đầu tư trong và ngoài nước.
  • Thúc đẩy chương trình cổ phần hóa doanh nghiệp, từ đó đẩy mạnh hoạt động phát hành trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp.
  • Đặc tính lưu chuyển nhanh của vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài đã tạo ra cơ hội gia tăng dòng vốn một cách nhanh chóng, giúp bù đắp cho sự thiếu hụt vốn dài hạn mà hệ thống ngân hàng chưa thể đáp ứng cho các doanh nghiệp tư nhân.

>> Xem thêm: https://3gang.vn/dau-tu-gi-voi-100-trieu-tien-thuong-tet/

Đầu tư gián tiếp nước ngoài giúp bổ sung nguồn vốn quan trọng đối với sự phát triển kinh tại nước sở tại
Đầu tư gián tiếp nước ngoài giúp bổ sung nguồn vốn quan trọng đối với sự phát triển kinh tại nước sở tại

Tác động của đầu tư gián tiếp nước ngoài đến nền kinh tế

– Tác động tích cực

  • Quốc gia sở tại được đầu tư có thể chủ động trong việc sử dụng vốn để phân bổ cơ cấu đầu tư.
  • Vốn đầu tư được phân chia cho các chủ sở hữu trái phiếu, cổ phiếu và đưa tới những địa chỉ khác nhau. Điều này sẽ giúp nhà đầu tư phân tán được rủi ro trong kinh doanh.
  • Đa phần FPI là các khoản vốn ưu đãi và viện trợ nên chúng có thời gian sử dụng dài, khối lượng vốn lớn, đặc biệt là lãi suất rất thấp. Do đó, nguồn tài chính này thường được dùng cho các công trình cần nhiều vốn, thời gian hoàn vốn dài như xây dựng cơ sở hạ tầng cho các công trình công cộng…

– Tác động tiêu cực

    • Tỉ lệ góp vốn bị hạn chế kéo theo khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài cũng bị hạn chế. Để khắc phục nhược điểm này, xu hướng tự do hóa đầu tư đã được triển khai.
    • Hiệu quả sử dụng vốn thường không cao vì những nước nhận FPI thường là các nước kém phát triển, khả năng và kinh nghiệm sử dụng vốn để đầu tư còn hạn chế.
    • Quốc gia nhận vốn có thể gặp phải tình trạng nợ nước ngoài quá lớn, thậm chí một số nước còn không có khả năng trả nợ. Tình trạng “lãi mẹ đẻ lãi con” sẽ khiến món nợ ngày càng lớn lên trong khi chính phủ vẫn phải tiếp tục vay thêm để giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội đang tồn tại trong nước.
    • Hạn chế khả năng tiếp thu khoa học công nghệ và kinh nghiệm quản lý, kinh doanh của chủ đầu tư.
    • Chịu ảnh hưởng bởi tình hình chính trị của quốc gia đầu tư vì để nhận được vốn đầu tư, nước sở tại sẽ phải tuân thủ các điều kiện ràng buộc khá chặt chẽ.

Các hình thức đầu tư gián tiếp nước ngoài

1. Đầu tư gián tiếp nước ngoài vào cổ phiếu

Đầu tư gián tiếp nước ngoài vào cổ phiếu
Đầu tư gián tiếp nước ngoài vào cổ phiếu

Đây là hình thức đầu tư mà chủ đầu tư sử dụng vốn của mình để mua cổ phiếu của các công ty, tổ chức phát hành ở một nước khác nhằm thu lợi nhuận. Lượng mua sẽ bị giới hạn ở một mức nhất định và chủ đầu tư không có quyền kiểm soát trực tiếp đối với đơn vị phát hành cổ phiếu.

>> Gợi ý: https://3gang.vn/kiem-tien-online/

Đặc điểm của hình thước đầu tư gián tiếp qua cổ phiếu là:

  • Nhà đầu tư và người quản lý vốn không cùng một chủ thể, đồng thời quyền sở hữu và quyền sử dụng vốn cũng tách rời nhau.
  • Bên tiếp nhận nguồn vốn đầu tư được toàn quyền kiểm soát việc đầu tư kinh doanh.
  • Số lượng cổ phiếu mà nhà đầu tư nước ngoài được mua bị giới hạn ở một mức độ nhất định, tuỳ vào từng quốc gia.
  • Nhà đầu tư thường chọn những doanh nghiệp lớn mạnh, uy tín để đầu tư nên phạm vi đầu tư bị giới hạn.
  • Khoản lợi nhuận mà nhà đầu tư nước ngoài nhận được là khoản thu không cố định. Nó sẽ phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Khoản lợi nhuận họ nhận được sẽ ở dạng cổ tức. Cổ tức chính là phần lợi nhuận mà các công ty cổ phần sẽ chia cho cổ đông theo cổ phần nắm giữ.
  • Hình thức đầu tư gián tiếp qua cổ phiếu có ưu điểm là khi doanh nghiệp gặp phải rủi ro thì các chủ đầu tư nước ngoài sẽ ít bị thiệt hại hơn bởi vốn đầu tư đã được phân tán cho các chủ sở hữu cổ phiếu khác. Tuy nhiên, hình thức đầu tư này lại bị hạn chế về khả năng thu hút vốn, công nghệ và kỹ thuật của các chủ đầu tư nước ngoài. Chính bởi sự khống chế mức độ góp vốn tối đa và những hạn chế mà hiệu quả sử dụng vốn thường thấp.

2. Đầu tư gián tiếp nước ngoài vào trái phiếu

Đây là hình thức đầu tư mà chủ đầu tư sử dụng vốn của mình để mua trái phiếu nhằm kiếm lời. Trái phiếu là một chứng chỉ vay nợ với ý nghĩa là người vay đồng ý trả cho chủ sở hữu trái phiếu một khoản tiền nhất định. Tại một thời điểm cụ thể trong tương lai, đơn vị phát hành trái phiếu sẽ phải trả lại số tiền ban đầu đã vay (vốn gốc) và phần tiền lãi định kì cho người mua trái phiếu.

Những tổ chức lớn như chính phủ và các tập đoàn là những người vay lớn nhất trong thị trường trái phiếu quốc tế. Để huy động vốn, họ sẽ phát hành trái phiếu và bán ra trên thị trường chứng khoán cho ngân hàng và các nhà đầu tư quốc tế thay vì vay tiền của ngân hàng.

So với đầu tư qua cổ phiếu thì đầu tư FPI qua trái phiếu an toàn hơn vì:

  • Dù doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, thậm chí là phá sản thì nhà đầu tư vẫn được nhận tiền vốn và lãi. Điều này khác hoàn toàn so với cổ phiếu.
  • Nếu công ty bị phá sản, trái chủ sẽ nhận được tiền đầu tiên, trước cả cổ đông của công ty.
  • Đầu tư vào trái phiếu, nhất là trái phiếu của chính phủ được xem là khoản đầu tư tương đối an toàn. Bởi lẽ, trong trường hợp tồi tệ nhất, chính phủ vẫn có thể trả hết số trái phiếu đã phát hành thông qua đồng tiền quốc gia bằng cách in thêm tiền.
  • Một số loại trái phiếu như trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương sẽ được miễn thuế thu nhập. Do vậy, các trái chủ sẽ nhận được lợi khi mua loại trái phiếu này.

Tuy nhiên, đầu tư vào trái phiếu cũng có những điểm hạn chế hơn đầu tư vào cổ phiếu vì:

  • Có rất ít công ty có chương trình tái đầu tư tiền lãi trái phiếu, trong khi đó, có nhiều công ty lại có chương trình tái đầu tư cổ tức.
  • Nếu doanh nghiệp hoạt động tốt, sinh lời cao thì trái chủ cũng chỉ nhận được số tiền lãi nhất định, không được tăng thêm như các cổ đông.

3. Đầu tư FPI qua hoạt động của các quỹ đầu tư

Đầu tư FPI qua hoạt động của các quỹ đầu tư
Đầu tư FPI qua hoạt động của các quỹ đầu tư

Đây là hình thức đầu tư gián tiếp nước ngoài mà nhiều nhà đầu tư quốc tế lựa chọn bên cạnh việc đầu tư qua cổ phiếu và trái phiếu. Hạn chế của hình thức đầu tư này là khi dùng quỹ đầu tư, đơn vị chủ quản sẽ bị phụ thuộc vào dòng vốn.

>> Xem thêm: https://3gang.vn/top-8-app-dau-tu-tich-luy/

So sánh điểm khác biệt của đầu tư gián tiếp nước ngoài và đầu tư trực tiếp

Tiêu chí Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI Đầu tư gián tiếp nước ngoài FPI
Khoản đầu tư Là khoản vốn đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài thông qua các doanh nghiệp ở quốc gia nhận đầu tư Là khoản vốn đầu tư cổ phần thụ động của một doanh nghiệp thông qua các tài sản tài chính
Vai trò của nhà đầu tư Các nhà đầu tư được tham gia vào quản lý công ty được đầu tư Các nhà đầu tư không được tham gia vào hoạt động kinh doanh của công ty nhận đầu tư
Mức độ kiểm soát Nhà đầu tư được nắm quyền sở hữu và quản lý thông qua đầu tư với mức độ kiểm soát tương đối cao Nhà đầu tư chỉ có quyền sở hữu nên mức độ kiểm soát ít
Mức độ rủi ro Phụ thuộc vào tỷ lệ vốn góp Ít rủi ro và bên nhận đầu tư sẽ phải chịu rủi ro
Thời gian đầu tư Dài hạn Ngắn hạn
Hiệu quả quản lý dự án của nhà đầu tư Các dự án đầu tư trực tiếp được quản lý với hiệu quả cao hơn Các dự án đầu tư gián tiếp nước ngoài được quản lý kém hiệu quả hơn
Tốc độ luân chuyển vốn Chậm hơn FPI Nhanh hơn FDI
Tài sản đầu tư Đầu tư vào tài sản thực là các tài sản tài chính và phi tài chính Chỉ đầu tư vào tài sản tài chính
Nhập cảnh đầu tư và chấm dứt đầu tư Nhà đầu tư khó bán cổ phần của mình vì nó có cả tài sản phi tài chính Các nhà đầu tư có thể dễ dàng lưu chuyển tài sản tài chính
Chuyển giao Chuyển giao vốn tài chính, công nghệ và các nguồn lực khác Chuyển giao vốn tài chính

Trên đây là một số thông tin quan trọng về hình thức đầu tư gián tiếp nước ngoài mà 3Gang muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng những thông tin này sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích. Truy cập website 3Gang để có thêm nhiều kiến thức về đầu tư tài chính bạn nhé!