Lãi suất liên ngân hàng là gì? Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất liên ngân hàng

Lãi suất liên ngân hàng hay còn gọi là lãi suất hối đoái liên ngân hàng. Đây là một khái niệm tài chính biểu thị tỷ giá hối đoái và được các ngân hàng chi trả khi thực hiện giao dịch tiền tệ với những ngân hàng khác. Liên ngân hàng chính là ngân hàng này theo đuổi hoạt động kinh doanh với một ngân hàng khác. Để hiểu rõ hơn về lãi suất liên ngân hàng, các bạn hãy cùng 3Gang theo dõi nội dung bài viết dưới đây nhé.

Lãi suất liên ngân hàng là gì?

Lãi suất liên ngân hàng (Lãi suất qua đêm – Interbank Offered Rate) được hiểu là lãi suất vay mượn giữa các ngân hàng với nhau khi ngân hàng bị thiếu tiền dự trữ. Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, mỗi ngân hàng thương mại cần phải duy trì một tỷ lệ tiền dự trữ bắt buộc nhằm đảm bảo tính thanh khoản trong hệ thống ngân hàng. 

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định hạ lãi suất cho vay

Mặc dù có một tỷ lệ tiền dự trữ bắt buộc nhưng trong ngày, lượng tiền mặt dự trữ của ngân hàng luôn có sự biến động. Sự biến động này là do các hoạt động khách hàng gửi, rút tiền, giải ngân, thu hồi nợ… diễn ra liên tục. Do đó, vào cuối ngày, một số ngân hàng có thể bị thiếu hụt nguồn tiền dự trữ. Trong trường hợp cần gấp nguồn tiền để bù vào, các ngân hàng sẽ vay mượn lẫn nhau và có tính lãi trên khoản vay. Lãi suất cho vay giữa các ngân hàng chính là lãi suất liên ngân hàng.

Lãi suất cho vay giữa các ngân hàng chính là lãi suất liên ngân hàng
Lãi suất cho vay giữa các ngân hàng chính là lãi suất liên ngân hàng

Thông thường, lãi suất liên ngân hàng sẽ cao hơn lãi suất của các khoản tiết kiệm mà ngân hàng huy động từ các cá nhân vì tiền vay liên ngân hàng được sử dụng rất gấp và chỉ trong thời gian ngắn. Nó có thể là vay qua đêm, vay trong một tuần hoặc một tháng… 

Mua vàng tiết kiệm nên mua loại nào? – Chia sẻ kinh nghiệm của các chuyên gia

Thuật ngữ lãi suất liên ngân hàng cũng đề cập đến phần lãi suất được tính khi các ngân hàng thực hiện giao dịch bán buôn có sử dụng đồng ngoại tệ với các ngân hàng ở những quốc gia khác.

  • Lãi suất liên ngân hàng chính là phần lãi suất được tính cho các khoản vay ngắn hạn giữa các tổ chức tài chính.
  • Thuật ngữ “tỷ giá liên ngân hàng” có thể đề cập đến tỷ giá hối đoái. Tỷ giá này được trả bởi các ngân hàng khi họ thực hiện giao dịch tiền tệ với các ngân hàng khác.

Trong cả hai trường hợp này, nó là những mức giá thấp nhất tại bất kỳ thời điểm cụ thể nào và chỉ dành riêng cho các tổ chức ngân hàng lớn nhất, uy tín nhất.

Cách thức hoạt động của lãi suất liên ngân hàng

Tỷ giá liên ngân hàng chính là tỷ giá hối đoái được thiết lập khi một ngân hàng quyết định tham gia hoạt động giao dịch tiền tệ với một ngân hàng khác. Tuy vậy, tỷ giá liên ngân hàng lại không giống như tỷ giá hối đoái thông thường.

Ví dụ như tỷ giá hối đoái từ đồng đô la Mỹ sang Việt Nam là 23.450,00 đồng. Điều đó có nghĩa là phải mất 1 USD để mua 23.450,00 VND. Tỷ giá này không phải là tỷ lệ tương tự được sử dụng trong thị trường liên ngân hàng.

Các ngân hàng sẽ phải giữ đủ tiền mặt dự trữ để đáp ứng các khoản rút tiền hàng ngày của khách hàng theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước. Các nhu cầu về thanh khoản này thường được quản lý bằng cách đi vay để bù đắp những khoản thiếu hụt và cho vay để kiếm lãi đối với khoản tiền nhàn rỗi, dư thừa. Lãi suất tiền gửi và tiền cho vay của ngân hàng sẽ tuân theo quy định mà Ngân hàng Trung ương công bố hàng ngày.

Tỷ giá liên ngân hàng hoặc tỷ giá qua đêm thực chất sẽ do các ngân hàng tự ấn định. Tỷ lệ thấp sẽ khuyến khích các ngân hàng vay tự do còn tỷ lệ cao hơn sẽ khiến các ngân hàng hạn chế hoạt động này. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc khách hàng cá nhân có thể trực tiếp tận dụng mức giá gần như bằng không bới tỷ giá liên ngân hàng chỉ áp dụng cho các tổ chức tài chính lớn nhất, uy tín. Khách hàng cá nhân sẽ không bao giờ được tính theo lãi suất liên ngân hàng cho một khoản vay.

Tỷ giá liên ngân hàng hoặc tỷ giá qua đêm thực chất sẽ do các ngân hàng tự ấn định
Tỷ giá liên ngân hàng hoặc tỷ giá qua đêm thực chất sẽ do các ngân hàng tự ấn định

Cơ cấu của thị trường liên ngân hàng hiện nay

Các thành phần chính trong cơ cấu thị trường liên ngân hàng tại Việt Nam hiện nay có:

  • Ngân hàng Nhà nước: Đây là nhà phân phối, tổ chức điều tiết thị trường.
  • Ngân hàng lớn: Nắm giữ vị trí là đại lý lớn. Đây là những ngân hàng có nguồn tiền dự trữ dồi dào và thị phần lớn, có tên tuổi và đáng tin cậy.
  • Ngân hàng nhỏ: Đóng vai trò là khách hàng, có tỷ lệ tiền dự trữ thấp, thị phần kém và thường xuyên phải huy động tiền gửi.

Ba chủ thể này tạo nên cơ cấu thị trường liên ngân hàng với mối quan hệ gắn kết chặt chẽ, giúp đảm bảo sự ổn định của thị trường ngân hàng. Nếu thiếu bất kỳ chủ thể nào thì lãi suất liên ngân hàng cũng không thể hình thành được.

Tầm quan trọng của việc cho vay liên ngân hàng 

Cho vay liên ngân hàng giúp các ngân hàng thiếu tiền dự trữ có thể nhanh chóng bổ sung lượng vốn thiếu hụt. Từ đó duy trì tỷ lệ thanh khoản an toàn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đồng thời có nguồn tiền tức thì để duy trì các hoạt động kinh doanh ổn định.

Đối với các ngân hàng cho vay thì việc cho vay liên ngân hàng sẽ giúp họ thu lợi nhuận cao trên nguồn tiền dự trữ nhàn rỗi. Hơn nữa, ngân hàng cho vay cũng không phải tốn nhân lực và thời gian để tìm kiếm khách hàng vay. Đặc biệt, việc cho vay liên ngân hàng được xem là cách cho vay tương đối nhanh chóng và an toàn.

Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất liên ngân hàng

Lãi suất liên ngân hàng ra sao sẽ phụ thuộc vào các nhân tố là điều kiện thị trường, tốc độ tăng trường kinh tế, phí kinh doanh, lạm phát và chính sách tiền tệ. Cụ thể thì ảnh hưởng của các nhân tố này sẽ như sau:

1. Điều kiện thị trường

Cũng như thị trường chứng khoán, việc mua bán ngoại tệ gây ảnh hưởng trực tiếp đến mức giá của một đơn vị tiền tệ. Ví dụ như ngân hàng HSBC cho rằng giá của đồng đô la Mỹ có thể tăng, họ sẽ cố gắng mua một số lượng lớn đô la Mỹ từ một ngân hàng khác, do đó đẩy giá đồng USD tăng lên do nhu cầu cao.

2. Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Nếu nền kinh tế tăng trưởng quá mạnh và tăng trưởng tín dụng chạm mức giới hạn thì nhiều rủi ro có thể xảy ra. Lúc này, lãi suất liên ngân hàng tăng sẽ khiến các ngân hàng hạn chế hoạt động tín dụng, kéo theo tính thanh khoản trên thị trường giảm xuống. Kết quả là nền kinh tế bị tăng trưởng chậm lại. 

3. Phí kinh doanh

Trong phần lớn các trường hợp thì lãi suất liên ngân hàng thường cao hơn là do chi phí kinh doanh. Ví dụ như một ngân hàng có thể tính phí cho hoạt động kinh doanh trong quá trình trao đổi ngoại tệ bởi họ nắm giữ nguồn cung hạn chế cho một loại tiền cụ thể.

4. Lạm phát

Lạm phát là yếu tố ảnh hưởng tới lãi suất liên ngân hàng
Lạm phát là yếu tố ảnh hưởng tới lãi suất liên ngân hàng

Lạm phát cũng được xem là một nhân tố có tác động đáng kể đến lãi suất ngân hàng nói chung và lãi suất liên ngân hàng nói riêng. Khi lạm phát tăng cao, Ngân hàng Nhà nước có thể sẽ đưa ra điều chỉnh là tăng lãi suất liên ngân hàng. 

Để bù đắp phần lãi suất liên ngân hàng cao, một số ngân hàng phải tăng lãi suất cho vay đối với khách hàng. Điều này sẽ làm giảm lưu thông tiền tệ trong nền kinh tế, giúp ngăn chặn lạm phát. Tuy ngăn chặn được lạm phát nhưng nó cũng cản trở các hoạt động kinh doanh.

5. Chính sách tiền tệ 

Chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ cũng gây ảnh hưởng đến việc điều chỉnh lãi suất cho vay liên ngân hàng. Ví dụ như khi chính sách tiền tệ mở rộng, lãi suất liên ngân hàng thường thấp. Tức là các ngân hàng có thể vay mượn vốn giá rẻ và giảm lãi suất vay cho khách hàng cũng như hỗ trợ các khoản vay cho doanh nghiệp cá nhân. Điều này sẽ giúp hoạt động tín dụng được mở rộng và tăng lưu thông tiền tệ. Ngược lại, khi chính sách tiền tệ bị thu hẹp, lãi suất liên ngân hàng thường cao. Các ngân hàng sẽ tăng lãi suất cho vay khiến cho hoạt động tín dụng bị thu hẹp, lưu thông tiền tệ cũng chậm lại.

Lãi suất liên ngân hàng trong thị trường ngoại hối

Lãi suất liên ngân hàng ngoại hối là định nghĩa thay thế lãi suất liên ngân hàng có liên quan đến thị trường toàn cầu,  được các tổ chức tài chính sử dụng để mua và bán ngoại tệ. Trong trường hợp này, tỷ giá liên ngân hàng hay tỷ giá hối đoái liên ngân hàng chính là giá trị hiện tại của loại tiền tệ này so loại tiền tệ khác. Tỷ giá sẽ dao động liên tục theo phân số khi thị trường mở cửa.

Mặc dù các ngân hàng cũng giao dịch thay mặt cho một số khách hàng tổ chức lớn nhưng phần lớn các giao dịch này được thực hiện bởi các ngân hàng nhằm quản lý rủi ro tỷ giá hối đoái và lãi suất của chính họ.

Tỷ giá liên ngân hàng là tỷ giá bạn nhìn thấy khi so sánh hai loại tiền tệ bất kỳ trên thị trường tiền tệ trực tuyến. Với lãi suất liên ngân hàng, khách hàng sẽ không nhận được tỷ giá hối đoái liên ngân hàng khi họ đổi tiền. Khách hàng sẽ phải nhận tỷ giá liên ngân hàng, cộng với phí bảo hiểm của công ty trao đổi tiền.

Ngoại hối giữa hai ngân hàng được thực hiện trên thị trường liên ngân hàng và hiện nay, có nhiều loại ngân hàng đa quốc gia đã dùng nền tảng giao dịch liên ngân hàng để thực hiện hoạt động kinh doanh với các đối tác liên ngân hàng tương ứng của họ trên thị trường.

Một số ngân hàng đa quốc gia lớn nhất còn sử dụng nền tảng giao dịch này để đàm phán tỷ giá liên ngân hàng trên cơ sở hàng ngày. Ví dụ điển hình là ngân hàng:

  • Ngân hàng Citicorp ( trụ sở tại Hoa Kỳ)
  • Ngân hàng JP Morgan Chase (trụ sở tại Hoa Kỳ)
  • Ngân hàng HSBC (trụ sở tại Châu Á)
  • Ngân hàng Deutsche Bank (trụ sở tại Đức)

Với sự lớn mạnh của mình, các ngân hàng đa quốc gia ở trên có thể thực hiện các giao dịch liên ngân hàng lên tới 100 triệu đô la chỉ trong vài giây.

Một số câu hỏi về lãi suất liên ngân hàng

Một số câu hỏi về lãi suất liên ngân hàng
Một số câu hỏi về lãi suất liên ngân hàng

1. Lãi suất liên ngân hàng có cố định không?

Lãi suất liên ngân hàng không cố định và nó sẽ biến động, thay đổi theo thời gian, tuỳ từng thời điểm và được Ngân hàng Trung ương công bố từng ngày. Ngân hàng Trung ương chính là đơn vị thông báo lãi suất liên ngân hàng dựa trên các con số mà các ngân hàng thương mại, cổ phần đã cung cấp, sau đó họ tổng hợp lại và đưa ra con số trung bình.

2. Cách tính lãi suất liên ngân hàng

Lãi suất liên ngân hàng sẽ được Ngân hàng Nhà nước tính toán và thông báo căn cứ vào nhiều yếu tố khác nhau. Mức lãi suất này sẽ không tác động cũng như không gây ảnh hưởng đến lãi suất vay vốn ngân hàng của các cá nhân và doanh nghiệp. Do đó, các khách hàng cũng không cần quan tâm nhiều đến mức lãi suất liên ngân hàng nếu đang có nhu cầu vay vốn tài chính.

3. Cách tra cứu lãi suất liên ngân hàng hiện nay

Hiện nay, lãi suất liên ngân hàng được công bố trực tuyến bởi Ngân hàng Nhà nước và được cập nhật hàng ngày. Mức lãi suất này có thể thay đổi tùy vào biến động của của nền kinh tế và hệ thống ngân hàng. Bạn có thể dễ dàng tra cứu lãi suất liên ngân hàng theo các bước sau:

Bước 1: Truy cập website chính thức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: https://www.sbv.gov.vn/

Bước 2: Nhấn chọn vào mục Lãi suất ở khung phía bên phải. Tại đây, bạn có thể dễ dàng tra cứu lãi suất liên ngân hàng tại nhiều thời điểm khác nhau, ví dụ như: 1 tuần, 2 tuần hoặc qua đêm,……

Chọn vào mục Lãi suất ở khung phía bên phải
Chọn vào mục Lãi suất ở khung phía bên phải

Ví dụ như lãi suất liên ngân hàng ngày 1/2/2022 là:

Thời hạn Lãi suất BQ liên Ngân hàng (% năm) Doanh số (Tỷ đồng)
Qua đêm 6,26 219.291,0
01 tuần 6,64 21.823,0
02 tuần 6,00 4.921,0
01 tháng 7,81 2.460,0
03 tháng 8,11 3.003,0
06 tháng 11,62 40,0
09 tháng 9,61(*) 120,0(*)

Ghi chú: (*) Tham chiếu ngày 26/12/2022

Với những thông tin mà 3Gang đã chia sẻ ở trên, chắc hẳn các bạn đã nắm được lãi suất liên ngân hàng là gì và cách tra cứu lãi suất liên ngân hàng. Cảm ơn sự quan tâm theo dõi của các bạn với bài viết này.