Khi nhắc đến đầu tư, tích lũy sinh lời, chắc hẳn bạn sẽ nghĩ ngay đến gửi tiết kiệm, mua bảo hiểm nhân thọ hoặc là đầu tư chứng khoán. Thực tế thì bạn vẫn còn một sự lựa chọn khác để kiếm lời từ khoản tiền nhàn rỗi của mình, đó là đầu tư vào chứng chỉ tiền gửi. Bạn đang thắc mắc chứng chỉ tiền gửi là gì? Chứng chỉ tiền gửi có gì khác so với sổ tiết kiệm? Hãy cùng 3Gang tìm hiểu ngay trong bài viết này bạn nhé!
Mời bạn xem chi tiết cách tải App và tích lũy 3Gang Chi tiết hơn Tại đây
1. Chứng chỉ tiền gửi là gì?
Chứng chỉ tiền gửi trong tiếng Anh có tên là Certificate of Deposit. Đây là một loại giấy tờ có giá, do các ngân hàng phát hành với mục đích huy động vốn từ các tổ chức hoặc cá nhân. Trên thực tế thì loại giấy tờ này có giá trị tương đương một quyển sổ tiết kiệm, nó thể hiện bạn đang có một khoản tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàng đó.
Loại hình chứng chỉ này xuất hiện lần đầu tại Mỹ năm 1961 và sau đó nó được lưu hành rộng rãi hơn ở Anh. Lúc đó, chứng chỉ tiền gửi được xem là một loại trái phiếu và người sở hữu có thể chuyển nhượng hoặc tặng cho người khác.
Khi sở hữu chứng chỉ tiền gửi này, bạn vẫn sẽ được hưởng lãi suất định kỳ theo quy định của ngân hàng. Vậy nên bạn có thể an tâm hơn về độ an toàn và minh bạch của nó.
2. Các nội dung của chứng chỉ tiền gửi
Trên chứng chỉ tiền gửi sẽ bao gồm các nội dung chính như sau:
- Tên ngân hàng phát hành;
- Tên giấy tờ (chứng chỉ tiền gửi);
- Mệnh giá, thời gian có hiệu lực, ngày phát hành, ngày đáo hạn;
- % lãi suất, phương thức trả lãi, thời hạn trả lãi, địa điểm thanh toán gốc và lãi;
- Thể hiện rõ loại chứng chỉ tiền gửi ghi danh hoặc chứng chỉ tiền gửi vô danh;
- Tên tổ chức, số giấy phép thành lập hoặc là giấy phép đăng ký kinh doanh, địa chỉ tổ chức mua giấy tờ có giá (nếu người mua là tổ chức) cần phải được ghi rõ;
- Họ và tên, số căn cước công dân hoặc hộ chiếu, địa chỉ của người mua chứng chỉ tiền gửi (nếu người mua là cá nhân);
- Ký hiệu và số seri phát hành của chứng chỉ tiền gửi;
- Phiếu trả lãi đi kèm các chi tiết liên quan đến giấy tờ có giá (số seri, mệnh giá), lãi suất, số tiền lãi nhận được, kỳ hạn nhận lãi;
- Chữ ký của người đại diện cho tổ chức tín dụng theo pháp luật, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành hoặc là người được ủy quyền theo quy định pháp luật và các chữ ký khác do tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định;
- Các nội dung khác có liên quan hoặc là bổ sung thông tin cho chứng chỉ tiền gửi.
- Các thiết kế, in ấn của chứng chỉ tiền gửi phải đảm bảo khả năng chống làm giả.
3. Có mấy loại chứng chỉ tiền gửi?
Hiện nay, có 3 loại chứng chỉ tiền gửi sau:
- Chứng chỉ tiền gửi ghi danh: Đây là giấy tờ có giá phát hành dưới hình thức chứng chỉ hoặc ghi sổ có tên người sở hữu.
- Chứng chỉ tiền gửi vô danh: Đây là giấy tờ có giá phát hành dưới hình thức chứng chỉ hoặc ghi sổ không mang tên người sở hữu. Và quyền sở hữu chứng chỉ sẽ thuộc về người nắm giữ.
- Chứng chỉ tiền gửi ghi sổ: Đây là loại chứng chỉ không được quyền chuyển nhượng, thường sẽ bán theo mệnh giá và lĩnh lãi vào ngày đáo hạn.
4. Chứng chỉ tiền gửi có ưu nhược điểm như thế nào?
4.1 Ưu điểm
- Cả gốc và lãi của chứng chỉ tiền gửi đều được bảo đảm trong toàn bộ thời gian gửi tiền như một hình thức gửi tiết kiệm với rủi ro thấp.
- Chứng chỉ tiền gửi thường có lãi suất cao hơn các tài khoản tiết kiệm thông thường có cùng kỳ hạn.
- Người mua có thể cầm cố và chuyển nhượng linh hoạt.
4.2 Nhược điểm
- Người mua bắt buộc không được thanh toán chứng chỉ tiền gửi trước hạn.
- Tính thanh khoản của chứng chỉ tiền gửi không cao.
- Lãi suất của chứng chỉ tiền gửi thấp nếu đầu tư dài hạn.
5. Chứng chỉ tiền gửi có ưu điểm và nhược điểm như thế nào?
Sau đây, 3Gang sẽ chia sẻ thêm cho bạn về ưu và nhược điểm của loại hình tiết kiệm này nhé.
Ưu điểm | Nhược điểm |
– Là loại hình đầu tư không rủi ro, được đảm bảo bởi các tổ chức tài chính lớn.
– Tương tự như gửi tiết kiệm, gốc và lãi sẽ được đảm bảo trong suốt thời hạn chứng chỉ. – Trong cùng một kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi thường sẽ có lãi suất cao hơn tiết kiệm. – Dễ dàng chuyển nhượng, bán hoặc tặng, được dùng cho nhiều mục đích khác nhau. |
– Không được phép tất toán chứng chỉ tiền gửi trước hạn.
– Tính thanh khoản khá thấp. – Lãi suất dài hạn chưa được cao. |
Như vậy, mặc dù là lãi suất của loại chứng chỉ này cao hơn so với gửi tiết kiệm nhưng tính thanh khoản lại không cao. Vì thế trước khi mua, bạn cần cân nhắc trước các rủi ro tài chính đột xuất để không phải khó khăn khi không lấy được tiền mặt.
6. Chứng chỉ tiền gửi và sổ tiết kiệm khác nhau như thế nào?
Ngoài ra, 3Gang cũng sẽ giới thiệu thêm cho bạn một vài thông tin để bạn có thể dễ dàng hiểu hơn về sự khác biệt của gửi tiết kiệm và chứng chỉ tiền gửi là gì nhé!
Đặc điểm | Chứng chỉ tiền gửi | Sổ tiết kiệm |
Lãi suất | Lãi suất cao và ổn định hơn, tùy vào dài hạn hay trung hạn. | Mỗi ngân hàng sẽ có mức lãi suất khác nhau, tùy kỳ hạn. |
Kỳ hạn | Kỳ hạn dài, tùy theo từng đợt và ngân hàng. | Các kỳ hạn ngắn từ 1, 2, 3 tháng; trung hạn từ 6, 9 tháng và dài hạn là 12, 24, 36 tháng,… |
Tính thanh khoản | Không được rút/ tất toán trước hạn, hoặc tối thiểu phải qua nửa kỳ hạn (tùy quy định ngân hàng). | – Có thể thực hiện rút tiền dễ dàng khi đến hạn.
– Có thể rút trước hạn nhưng phải chịu mức lãi suất không kỳ hạn tương đối thấp 0,1-0,2%/năm. |
7. Điều kiện để có thể mua chứng chỉ tiền gửi là gì?
Để mua được chứng chỉ tiền gửi, thông thường bạn phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Là công dân Việt Nam hoặc có thể là người nước ngoài đang sinh sống và làm việc hợp pháp tại Việt Nam;
- Là người đủ 18 tuổi trở lên;
- Có đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết để chứng minh nhân thân;
- Đã có giao dịch tại ngân hàng mua chứng chỉ tiền gửi.
Ngoài các điều kiện trên thì các ngân hàng có thể đặt ra các yêu cầu khác.
Qua bài viết mà 3Gang chia sẻ bên trên, hẳn bạn cũng có cái nhìn rõ hơn về chứng chỉ tiền gửi là gì cũng như nắm được những ưu, nhược điểm mà loại hình này mang lại. Vì thế, bạn cũng sẽ có thêm lựa chọn cho nhu cầu đầu tư tài chính và tích lũy của mình để đảm bảo an toàn hơn. 3Gang chân thành cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết của chúng tôi!
Mọi thắc mắc về 3Gang, Quý khách vui lòng liên hệ:
- Hotline: 1900 3492
- Zalo hỗ trợ: 097 853 6835
- Chat trực tiếp tại Fanpage 3Gang Tại đây