Tỷ suất giá trị thặng dư là gì?

Nếu chúng ta đã từng nghe đến những học thuyết có liên quan đến nền kinh tế thì chắc chắn sẽ biết đến học thuyết giá trị thặng dư là gì? Đối với chủ nghĩa tư bản, thì giá trị thặng dư chính là một điều kiện để có thể tồn tại và đồng thời cũng chính là cơ sở để phát triển của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. Vậy giá trị thặng dư là gì? Khái niệm tỷ suất giá trị thặng dư như thế nào? Nguồn gốc ra đời của giá trị thặng dư ra sao? Các hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư ngày nay? Hãy cùng 3Gang tìm hiểu trong bài dưới đây.

1. Giá trị thặng dư là gì?

Giá trị thặng dư chính là giá trị dôi ra hay nói cụ thể đó là số tiền dôi ra mà hàng hóa mang lại khi đã lấy mức thu của một đầu vào nhân tố và trừ đi phần giá trị cung của nó.

>> Gợi ý: https://3gang.vn/bo-tui-10-cach-tiet-kiem-chi-tieu-cho-gia-dinh/

Phần giá trị thặng dư này đã được C.Mác nghiên cứu ở dưới góc độ là sự hao phí lao động. Trong đó những người công nhân làm thuê sẽ phải sản xuất ra nhiều giá trị hơn so với mức chi phí mà họ phải trả. Đây cũng chính là một yếu tố được quy định bởi tiền lương tối thiểu đủ để họ sinh sống với bản chất là người lao động. Bên cạnh đó với C.Mác sự bóc lột lao động đó chỉ có thể được loại bỏ bằng cách các nhà tư bản cần phải trả cho họ tất cả những giá trị mới được tạo ra.

Và hiện nay có 2 phương pháp chủ yếu để thu được giá trị thặng dư đó là:

  • Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối.
  • Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối.

2. Khái niệm tỷ suất giá trị thặng dư là gì?

Khái niệm về tỷ suất giá trị thặng dư được hiểu đó chính là tỷ lệ phần trăm giữa tư bản khả biến và giá trị thặng dư. Hay theo một cách hiểu đơn giản khác thì, tỷ suất giá trị thặng dư thể hiện mức độ bóc lột của các nhà tư bản đối với những công nhân làm thuê. Tỷ suất giá trị thặng dư cũng nói lên trình độ bóc lột của những nhà tư bản đối với các công nhân làm thuê và nó cũng chưa nói rõ quy mô bóc lột. Áp dụng vào tại thời hiện đại như ngày nay thì mọi người hoàn toàn có thể dựa vào tỷ suất giá trị thặng dư để xem liệu mình có bị bóc lột sức lao động hay không, với mức lương nhận được liệu có tương xứng với sức lao động mà mình đã bỏ ra hay không.

3. Nguồn gốc và bản chất của giá trị thặng dư là gì?

  • Nguồn gốc của giá trị thặng dư

Để có thể tiến hành sản xuất, các nhà tư bản đã phải mua sức lao động và những tư liệu sản xuất. Do tư liệu sản xuất và sức lao động đều là nhà tư bản mua, vì vậy trong quá trình sản xuất, những người công nhân làm thuê đã tạo ra giá trị bằng chính giá trị sức lao động của chính mình.

>> Xem thêm: https://3gang.vn/kham-pha-cau-hoi-thuong-gap-khi-su-dung-bao-hiem-suc-khoe/

Sản xuất tư bản chủ nghĩa là quá trình nhằm tạo ra giá trị tăng thêm cho các nhà tư bản khi năng suất lao động đã đạt tới trình độ nhất định – chỉ cần một phần trong ngày lao động là người công nhân làm thuê đã có thể tạo ra giá trị bằng với giá trị sức lao động của chính mình.

Bằng lao động cụ thể của mình, những người công nhân đã sử dụng các tư liệu sản xuất và chuyển giá trị của nó vào sản phẩm và bằng với lao động trừu tượng, các công nhân tạo ra giá trị mới lớn hơn so với giá trị sức lao động và phần lớn hơn đó được gọi là giá trị thặng dư. Như vậy, lao động sống chính là nguồn gốc hình thành và tạo ra giá trị thặng dư.

  • Bản chất của giá trị thặng dư là gì?

Bản chất của giá trị thặng dư nó chính là những người sở hữu tư liệu sản xuất bóc lột công sức của những người lao động sở hữu hàng hoá sức lao động nhằm mục đích để tạo ra nhiều thặng dư hơn cho mình. Hay nói cách khác, thì bản chất giá trị thặng dư là một mối quan hệ bóc lột giữa những nhà tư bản và người làm thuê. Việc các nhà tư bản bóc lột công nhân là những người lao động, càng nhiều thì nó đồng nghĩa với giá trị thặng dư được tạo ra sẽ càng cao. Chính vì thế mà người nghèo sẽ cứ nghèo mãi còn người giàu thì sẽ cứ giàu mãi.

  • Một ví dụ minh họa về giá trị thặng dư

Để giúp bạn đọc có thể hình dung và mường tượng rõ hơn về khái niệm của giá trị thặng dư là gì. 3Gang mang đến 1 ví dụ để cùng tham khảo dưới đây:

Với một công nhân lao động làm việc trong một giờ thì sẽ tạo ra được giá trị của sản phẩm tương đương mức giá cả là 2.000 đồng. Nhưng khi đến giờ lao động thứ hai trở đi thì dựa theo cơ sở sức lao động lần thứ nhất đã bỏ ra, thì người công nhân sẽ làm ra được giá trị tương đương với giá là 3.000 đồng. Tổng số tiền chênh lệch là 2.000 nghìn đồng đó sẽ là giá trị thặng dư sức lao động.

4. Công thức tính tỷ suất giá trị thặng dư

Tỷ suất giá trị thặng dư chính là tỷ số tính theo phần trăm giữa giá trị thặng dư và tư bản khả biến tương ứng để nhằm sản xuất ra giá trị thặng dư đó.

Nếu chúng ta ký hiệu m’ là tỷ suất giá trị thặng dư, thì m’ sẽ được xác định theo công thức: 

Tỷ suất giá trị thặng dư có chỉ rõ rằng trong tổng số giá trị mới do sức lao động đã tạo ra, thì những công nhân được hưởng bao nhiêu, các nhà tư bản sẽ chiếm đoạt bao nhiêu. Tỷ suất giá trị thặng dư còn nêu rõ trong một ngày lao động, thì phần thời gian lao động thặng dư mà những người công dân làm cho các nhà tư bản chiếm bao nhiêu phần trăm so với thời gian lao động tất yếu đã làm cho mình. Do vậy, chúng ta có thể biểu thị tỷ suất giá trị thặng dư theo một công thức khác nữa như sau: 

  • Tỷ suất thặng dư đã nói lên trình độ bóc lột của các nhà tư bản đối với những công nhân làm thuê, dù nó chưa nói rõ quy mô của sự bóc lột. Và để có thể phản ánh quy mô bóc lột, thì C.Mác đã sử dụng phạm trù khối lượng giá trị thặng dư. 
  • Tỷ suất giá trị thặng dư phản ánh trình độ sự khai thác, sự bóc lột của các nhà tư bản đối với những người công nhân làm thuê. 

>> Xem thêm: https://3gang.vn/tich-luy/

5. Tỷ suất giá trị thặng dư phản ánh điều gì?

  • Tỷ suất giá trị thặng dư nêu rõ là trong tổng số giá trị do sức lao động đã tạo ra thì người công nhân được hưởng bao nhiêu, thì nhà tư bản sẽ chiếm đoạt bấy nhiêu.
  • Tỷ suất giá trị thặng dư còn chỉ rõ ràng, trong một ngày lao động, thì phần thời gian lao động thặng dư mà những người công nhân làm cho phía nhà tư bản chiếm bao nhiêu phần trăm so với khoảng thời gian lao động tất yếu làm cho mình.
  • Bên cạnh đó thì tỷ suất giá trị thặng dư còn nói lên khả năng và trình độ bóc lột của các nhà tư bản đối với những công nhân làm thuê, nó chưa nói rõ ràng quy mô của sự bóc lột. Và để phản ánh quy mô bóc lột đó thì, C.Mác đã sử dụng phạm trù khối lượng giá trị thặng dư.
  • Về ý nghĩa của tỷ suất giá trị thặng dư thì tỷ suất này hiện được cho là sẽ chỉ rõ các nhà tư bản chiếm đoạt được bao nhiêu và người công nhân được hưởng là bao nhiêu. Ngoài ra, nó cũng cho biết được là, so với khoảng thời gian lao động tất yếu cho chính bản thân họ thì phần thời gian lao động thặng dư có trong một ngày mà người công nhân đã làm cho các nhà tư bản sẽ chiếm là bao nhiêu %. Hay có thể nói dễ hiểu hơn rằng tỷ suất giá trị thặng dư sẽ thể hiện lên trình độ bóc lột cũng như quy mô của sự bóc lột từ các nhà tư bản đối với người công nhân làm thuê cho họ.

6. Những hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư?

Những hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường hiện nay bao gồm: 

  • Lợi nhuận
  • Lợi tức
  • Địa tô tư bản chủ nghĩa.

>> Xem thêm: https://3gang.vn/dau-tu/

6.1 Lợi nhuận

Để có thể làm rõ bản chất của lợi nhuận, thì C.Mác đã bắt đầu phân tích làm rõ những chi phí sản xuất.

  • Khái niệm chi phí sản xuất: 

Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa được hiểu đó là phần giá trị của hàng hỏa, bù lại giá cả của các tư liệu sản xuất đã tiêu dùng và mức giá ra của sức lao động mà đã được sử dụng để áp dụng vào sản xuất ra hàng hóa đó.

  • Chi phí sản xuất có vai trò quan trọng

Chi phí sản xuất có vai trò bù đắp tư bản về giá trị và cả hiện vật, đặc biệt đảm bảo điều kiện cho việc tái sản xuất trong kinh tế thị trường để tạo cơ sở cho sự cạnh tranh, đó chính là căn cứ quan trọng cho sự cạnh tranh về giá cả bán hàng giữa nhiều nhà tư bản.

  • Bản chất lợi nhuận

Trong thực tế thì sản xuất kinh doanh hiện nay, giữa giá trị hàng hóa với mức chi phí sản xuất luôn có một khoảng chênh lệch. Chính vì vậy nên sau khi bán hàng hóa (là bán ngang giá), thì nhiều nhà tư bản không những cần bù đắp đủ số chi phí đã ứng ra mà còn phải thu được số chênh lệch bằng với giá trị thặng dư. Số chênh lệch này thì C.Mác gọi là lợi nhuận.

6.2 Lợi tức

Trong nền kinh tế thị trường, luôn luôn xuất hiện hiện tượng có chủ thể thì sẽ có lượng tiền nhàn rỗi, trong khi đó thì lại có các chủ thổ khác lại cần tiền nhằm mục đích để mở rộng sản xuất kinh doanh. Với tình hình đó sẽ thúc đẩy hình thành quan hệ giữa cho vay và đi vay. Người cho vay lúc này sẽ thu được mức lợi tức. Còn người đi vay sẽ cần phải trả lợi tức cho người cho vay. Vậy thì lợi tức đó đến từ đâu?.

Người đi vay sẽ thu được lợi nhuận bình quân, do cần phải đi vay tiền của nhiều người khác chính vì thế mà người đi vay sẽ phải khấu trừ một phần của lợi nhuận bình quân thu được để chi trả cho người cho vay này.

Tóm lại thì lợi tức là một phần của lợi nhuận bình quân mà những người đi vay cần phải trả cho người cho vay do đã sử dụng lượng tiền nhàn rỗi của người cho vay này. Đây chính là mối quan hệ kinh tế phản ánh mối quan hệ lợi ích giữa những người đi vay với những người cho vay. Nhưng về thực chất, thì lợi tức đó là một phần của giá trị thặng dư mà những người đi vay đã thu được thông qua việc sử dụng tiền vay đó.

6.3 Địa tô tư bản chủ nghĩa

Định nghĩa tư bản kinh doanh nông nghiệp là một bộ phận tư bản xã hội đầu tư vào lĩnh vực nền nông nghiệp.

Cũng tương tự các nhà tư bản kinh doanh trên nhiều lĩnh vực khác, thì nhà tư bản kinh doanh trên lĩnh vực nông nghiệp cũng sẽ thu được khoản lợi nhuận bình quân.

Khác với nhiều chủ thể kinh doanh khác, các nhà tư bản kinh doanh về lĩnh vực nông nghiệp sẽ phải trả một lượng tiền cho chính địa chủ vì đã thuê đất của họ.

Để có tiền đem trả cho địa chủ, thì ngoài số lợi nhuận bình quân thu được giống với kinh doanh trên nhiều lĩnh vực khác, thì nhà tư bản kinh doanh trên lĩnh vực nông nghiệp còn sẽ thu thêm được một phần giá trị thặng dư dôi ra bên ngoài lợi nhuận bình quân nữa, có nghĩa là lợi nhuận siêu ngạch, lợi nhuận siêu ngạch này sẽ phải trả cho địa chủ dưới dạng địa tô.

C.Mác khái quát rằng, địa tô chính là phần giá trị thặng dư còn sót lại sau khi đã khấu trừ đi phần lợi nhuận bình quân mà nhiều nhà tư bản kinh doanh trên lĩnh vực nông nghiệp đã phải trả cho địa chủ.

Theo C.Mác, có nhiều hình thức địa tô như:

  • Địa tô chênh lệch. Là địa tô mà cá địa chủ thu được do chỗ cho thuê ruộng đất sử dụng tốt và độ màu mỡ rất cao, điều kiện tự nhiên lại vô cùng thuận lợi. Địa tô chênh lệch là địa tô mà những địa chủ thu được từ chỗ cho thuê mảnh đất đã được đầu tư, thâm canh và sẽ làm tăng độ màu mỡ của đất.
  • Địa tô tuyệt đối: Là địa tô mà địa chủ khi thu được trên mảnh đất mang cho thuê, không kề có độ màu mỡ tự nhiên thuận lợi hay có thể do thâm canh. Đó chính là phần lợi nhuận siêu ngạch đã dôi ra ngoài khoản lợi nhuận bình quân đã được tính bằng vớ số chênh lệch giữa những giá trị nông sản và giá cả sản xuất chung của nông sản.

Với lý luận địa tô tư bản chủ nghĩa của C.Mác thì không những chỉ rõ được bản chất quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp mà còn chính là cơ sở khoa học để xây dựng nên những chính sách kinh tế liên quan đến thuế, đến sự điều tiết nhiều loại địa tô, đến giải quyết những quan hệ đất đai… nhằm mục đích kết hợp hài hoà các lợi ích, khuyến khích thâm canh, việc sử dụng đất đai tiết kiệm, nhằm phát triển một nền nông nghiệp hàng hoá bền vững mỗi ngày.

Kết luận

Trên đây 3Gang chúng tôi đã đề cập đến chủ đề về tỷ suất giá trị thặng dư là gì? Giá trị thặng dư là gì và các vấn đề liên quan. Chúng tôi hy vọng rằng bài viết đã đưa đến cho quý bạn đọc nhiều thông tin hữu ích nhất để quý vị có thể hiểu rõ hơn về tỷ suất giá trị thặng dư. Nếu quý bạn đọc còn có bất cứ những thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này, thì đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay với 3Gang chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất.