ROA là gì? Mối quan hệ giữa chỉ số ROA và ROE

ROA là gì? Cách tính chỉ số của ROA như thế nào? Mối liên hệ giữa ROA và ROE. Đây là những kiến thức mà các nhà đầu tư cần phải biết. Chính vì vậy, nếu bạn muốn tham gia vào thị trường chứng khoán thì hãy giành ít phút để tìm hiểu bài viết này của 3Gang nhé.

ROA là gì?

ROA là gì?
ROA là gì?

ROA là một thuật ngữ không xa lạ đối với các nhà đầu tư, doanh nghiệp. ROA – viết tắt của cụm từ Return on Assets là tỷ số để tính mức độ lợi nhuận của doanh nghiệp so với số tài sản bao gồm tất cả các nguồn lực mà công ty đó kiểm soát và sở hữu để phát triển kinh doanh.  

Cách tính chỉ số ROA

Công thức tính chỉ số ROA như sau:

ROA = LỢI NHUẬN SAU THUẾ / TỔNG TÀI SẢN x 100% 

Trong đó:

  • Lợi nhuận sau thuế là lợi nhuận còn lại của doanh nghiệp sau khi trừ các khoản chi phí và thuế cần nộp.
  • Tổng tài sản là tổng tất cả các giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp nhằm sử dụng chúng để mang lại lợi nhuận cao nhất. Đó có thể là vốn của chủ sở hữu, nợ phải trả, các khoản tiền mặt, đầu tư bất động sản, tài sản cố định ngắn dài hạn, các thiết bị vật tư, nguyên vật liệu… 
  •  ROA được tính bằng đơn vị %

Ý nghĩa của ROA là gì?

ROA có ý nghĩa rất quan trọng với doanh nghiệp
ROA có ý nghĩa rất quan trọng với doanh nghiệp

ROA có ý nghĩa rất quan trọng vì dựa vào nó, các nhà doanh nghiệp có thể biết được nguồn vốn phải bỏ ra là bao nhiêu để có thể thu lại lợi nhuận ròng với mức cao nhất. Chỉ ROA lớn sẽ cho thấy cách sử dụng vốn của doanh nghiệp là hợp lý, qua đó họ có thể dễ dàng biết được mục tiêu hướng đi kinh doanh của mình có chính xác hay không.

Bên cạnh việc giúp các doanh nghiệp đánh giá lợi nhuận thì ROA còn giúp cho các nhà đầu tư xem xét, định giá, phân tích giá trị của cổ phiếu một hiệu quả hơn. Việc đánh giá đó sẽ cho họ biết được khả năng phát triển sự thành công của doanh nghiệp trong tương lai. 

Tuy nhiên ROA không phải chính xác hoàn toàn mà nó chỉ có thể cho ta thấy một phần mức hoạt động kinh tế của doanh nghiệp cũng như không thể cho ta thấy được tổng giá trị kinh tế mang lại. Chính vì vậy, trong lĩnh vực về chứng khoán tài chính thì các nhà đầu tư phải thật sáng suốt trong việc tính đúng cũng như chính xác chỉ số ROA. Vì lợi nhuận không chỉ mãi luôn thể hiện ở một con số mà chúng thường xuyên có những biến động thay đổi, nên ta không thể sử dụng ROA trong một khoảng thời gian ngắn mà cần phải sử dụng nó trong thời gian lâu dài để có thể mang lại hiệu quả cao nhất.

So sánh ROA và ROE

Mối quan hệ giữa ROA và ROE
Mối quan hệ giữa ROA và ROE

ROE ở đây được hiểu là Return On Equity. Nó cũng là một tỷ số đánh giá mức độ lợi nhuận được thể hiện trên vốn của chủ sở hữu và cho thấy được mức sử dụng vốn một cách hợp lý hay không mang lại lợi ích cho doanh nghiệp.

Công thức tính chỉ số ROE:

ROE = LỢI NHUẬN SAU THUẾ / VỐN CHỦ ĐẦU TƯ

Trong đó:

  • Lợi nhuận sau thuế là lợi nhuận còn lại của doanh nghiệp sau khi trừ đi thuế cần nộp các chi phí hoạt động kinh doanh
  • Vốn chủ đầu tư là nguồn vốn, chi phí bỏ ra của chủ sở hữu.

Và chúng ta thường thấy ROA và ROE là hai tỷ số thường đi chung với nhau, vậy mối liên kết và sự khác giữa ROA và ROE là như nào?

ROA và ROE là hai chỉ số vô cùng cần thiết và quan trọng mà các chủ sở hữu, nhà đầu tư cần hiểu rõ để có thể tổng hợp được mức độ sử dụng hiệu quả nguồn vốn để có cách nhìn đúng đắn và chân thật nhất về nguồn tài chính của công ty. Bên cạnh đó có cái nhìn tổng thể về hoạt động kinh doanh hiệu quả và việc sử dụng cổ phiếu chứng khoán thật khôn khéo.

ROA và ROE giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng thể về hoạt động kinh doanh
ROA và ROE giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng thể về hoạt động kinh doanh

Thông qua cách tính toán ta biết được ROA là lợi nhuận sau thuế thu được dựa trên tổng tài sản, ROE là lợi nhuận sau thuế có được trên tổng vốn của nhà đầu tư. Nhưng vì là lợi nhuận dựa trên vốn của chủ đầu tư nên ROE cho thấy hiệu quả sử dụng vốn ở cùng một mức độ có rủi ro thấp hơn ROA do đó ROA sẽ mang đến nợ cho công ty. Với việc sử dụng thêm các biện pháp khác nhằm mục đích mang lại lợi nhuận thì nó cũng sẽ một phần nào đó tăng nợ cho chỉ số ROE mà chủ đầu tư không biết.

Sự liên hệ gần gũi nhất giữa ROA và ROE là con số nợ, nếu nợ càng nhỏ thì càng tốt. Tuy nhiên, nợ cũng chính là điểm khác biệt to lớn nhất, bởi không một doanh nghiệp nào hoạt động mà không có nợ. Nếu không có nợ thì tổng nguồn vốn và vốn chủ đầu tư sẽ ngẫu nhiên mà bằng nhau và điều này sẽ khiến cho chỉ số ROE lớn hơn ROA. Nếu ROA cao hơn thì nợ lại vẫn ở một khía cạnh nào đó được chủ sở hữu nắm trong tay và giải quyết. Còn nếu ROA quá cao thì ngoài việc thấy được hiệu suất hoạt động kinh doanh phát triển, ROA cũng có thể gây ra cho doanh nghiệp một khoản nợ không ai ngờ đến. Lúc này, chỉ số ROE là không đáng kể .

Kết luận

Qua đây là những chia sẻ của chúng tôi về ROA là gì, cách tính ROA cũng như mức quan trọng của nó trong đầu tư kinh doanh. Hy vọng những kiến thức trong bài viết này sẽ giúp các bạn đọc hiểu rõ và có cái nhìn đúng đắn trước khi đưa ra những quyết định chọn lựa đầu tư nào đó.