Để phục vụ cho nhu cầu chi tiêu cá nhân, rất nhiều người đã lựa chọn sử dụng dịch vụ vay tín dụng từ các ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính. Điều này đã kéo theo các khoản “nợ thẻ tín dụng”. Vậy nợ thẻ tín dụng là gì? Có các nhóm nợ thẻ tín dụng nào? Việc nợ thẻ tín dụng có ảnh hưởng như thế nào? Để làm rõ các vấn đề liên quan đến nợ thẻ tín dụng, 3Gang mời bạn đọc cùng tham khảo thông tin sau đây để giải đáp thắc mắc nhé!
>> Xem thêm: https://3gang.vn/dich-vu-rut-tien-the-tin-dung-la-gi/
Nợ thẻ tín dụng là gì?
Để hiểu rõ nợ thẻ tín dụng là gì, trước tiên bạn cần hiểu thẻ tín dụng là gì? Thẻ tín dụng – credit card là thẻ cho phép chủ thẻ được thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi hạn mức tín dụng đã được cấp theo thỏa thuận với tổ chức phát hành thẻ. Nói cách khác, khi mở thẻ tín dụng, ngân hàng phát hành sẽ cấp cho bạn một hạn mức nhất định, bạn sẽ được vay tiền trong hạn mức đó để sử dụng trước, sau đó bạn sẽ tiến hành thanh toán lại số tiền đã vay bằng hình thức trả góp hoặc thanh toán một lần.
Vậy nợ thẻ tín dụng là gì? Bạn có thể hình dung đơn giản như sau, nợ thẻ tín dụng là khoản mà ngân hàng và các tổ chức tài chính kê vào lịch sử tín dụng của bạn khi mà bạn thực hiện vay của những tổ chức này từ các nguồn như thẻ tín dụng, vay vốn hoặc vay tín chấp,…
Sau khi bạn thực hiện thanh toán dần dần các khoản nợ này thì phần nợ còn lại sẽ được gọi là dư nợ tín dụng. Cuối cùng, khi bạn thanh toán hết thì dư nợ tín dụng sẽ bằng 0. Dư nợ tín dụng được coi là căn cứ để các tổ chức tài chính có thể đánh giá mức độ uy tín của bạn.
>>Xem thêm: https://3gang.vn/huy-the-tin-dung-hsbc/
Phân loại các nhóm nợ thẻ tín dụng
Mọi thông tin vay nợ và thanh toán nợ của bạn sẽ được ghi nhận tại CIC – Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia. CIC sẽ tổng hợp toàn bộ quá trình vay – thanh toán của bạn và liệt kê thành một lịch sử tín dụng. Dựa vào lịch sử tín dụng thì CIC sẽ phân thành 5 loại nợ thẻ tín dụng như sau:
- Nhóm 1: Dư nợ đủ chuẩn
Trong nhóm này, các khoản nợ của bạn phải được thanh toán trong kỳ hạn. Nếu quá hạn thì bạn chỉ được chậm nợ dưới 10 ngày.
- Nhóm 2: Dư nợ cần chú ý
Nhóm này bao gồm các khoản nợ bị quá hạn từ 10 đến 90 ngày và các khoản nợ đã được điều chỉnh lại kỳ hạn thanh toán.
- Nhóm 3: Dư nợ dưới tiêu chuẩn
Nhóm này sẽ gồm những khoản nợ quá hạn từ 30 đến 90 ngày, các khoản nợ đã được điểu chỉnh lại kỳ hạn thanh toán nhưng nợ vẫn quá hạn dưới mức 30 ngày và các khoản nợ đã được giảm lãi hoặc miến lãi do người nợ không đủ khả năng chi trả.
- Nhóm 4: Nợ nghi ngờ mất vốn
Nhóm này gồm các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày, các khoản nợ đã được điều chỉnh kỳ hạn trả lãi nhưng thời hạn thanh toán vẫn quá 30 đến 90 ngày và các khoản nợ đã được điều chỉnh lại kỳ hạn thanh toán lần 2.
- Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn hay còn gọi là nợ xấu
Các khoản nợ được xếp vào nhóm này đã bị quá hạn hơn 180 ngày, các khoản nợ đã được điều chỉnh kỳ hạn thanh toán nhưng vẫn quá hạn trên 90 ngày, các khoản nợ được điều chỉnh lại kỳ hạn thanh toán lần 2 nhưng vẫn quá hạn và các khoản nợ đã được điều chỉnh lại kỳ hạn thanh toán lần 3 trở lên.
Dựa vào các thông tin trên, bạn sẽ tự biết được bản thân đang nằm trong nhóm nào. Nếu bạn đang ở trong nhóm 2 trở xuống thì hãy nhanh chóng cải thiện tình trạng ngay nhé!
>> Gợi ý: https://3gang.vn/cach-huy-the-tin-dung-techcombank-nhanh-chong/
Hậu quả khi “nợ thẻ tín dụng” quá hạn
Khi bạn các khoản nợ thẻ tín dụng của bạn bị quá hạn, các ngân hàng sẽ nhắc nhở bạn thông qua các khoản phí phạt trả chậm rơi vào khoảng 5 – 6% số tiền bạn nợ. Tuy nhiên, nếu bạn ngày càng tiếp diễn tình trạng nợ nhiều hoặc nợ quá hạn lâu và rơi vào nhóm 3 trở lên thì hậu quả mà bạn phải đối diện sẽ rất nghiêm trọng. Cụ thể như sau:
- Bạn sẽ không có cơ hội tiếp cận vốn hoặc phát sinh thêm bất kỳ khoản vay nào ở tất cả các ngân hàng hay các tổ chức tài chính hợp pháp, có uy tín.
- Bạn không được sử dụng thẻ tín dụng.
- Sau một thời gian dù bạn đã tiến hành thanh toán nợ nhưng khi muốn vay tín dụng lại cũng sẽ rất khó khăn để được các tổ chức tài chính duyệt hồ sơ. Lúc này, bạn sẽ mất khoảng thời gian dài mới có thể được gỡ bỏ được “nợ xấu”
- Bạn sẽ có nguy cơ bị mất tài sản đảm bảo như là tiền gửi tiết kiệm ở ngân hàng trong trường hợp bạn không chi trả đầy đủ khoản vay.
Hậu quả khi không thực hiện trả nợ thẻ tín dụng
1. Chịu phạt do quá hạn thanh toán
Khi sử dụng thẻ tín dụng thì chủ thẻ phải đảm bảo sử dụng tiền đúng mục đích và thực hiện thanh toán đầy đủ, đúng hạn cho tổ chức phát hành thẻ đối với các khoản tiền vay và lãi phát sinh theo hợp đồng mà chủ thẻ đã ký với tổ chức phát hành thẻ.
Hiện nay, các ngân hàng đang để thời gian miễn lãi suất kéo dài trong khoảng 45 ngày (tùy thuộc từng chính sách của các ngân hàng), gồm thời gian miễn lãi giữa hai chu kỳ thanh toán và thời gian được ân hạn. Ân hạn chính là khoảng thời gian mà ngân hàng gia hạn thêm để tạo điều kiện cho khách hàng thuận tiện thanh toán hết số tiền đã ứng của ngân hàng để sử dụng.
Nếu chủ thẻ không thanh toán toàn bộ khoản vay (trả góp) trong khoảng thời gian này thì chủ thẻ sẽ phải trả thêm tiền lãi cho ngân hàng.
2. Chủ thẻ phải chịu lịch sử nợ xấu ảnh hưởng đến các khoản vay sau này
Nợ xấu là khoản tín dụng do vay mượn từ ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng đã tới thời hạn trả nhưng chủ thẻ chưa trả hoặc không trả. Các khoản nợ xấu này sẽ được lưu trữ thông tin tại Trung tâm tín dụng Quốc gia CIC.
Sau đó, khi có nhu cầu vay vốn ngân hàng, vay tiêu dùng hoặc vay tín dụng… ngân hàng sẽ dựa theo thông tin tín dụng của khách hàng trên hệ thống CIC để xác định độ tín nhiệm rồi mới tiến hành cho vay.
3. Chủ thẻ bị ngân hàng làm phiền, đòi nợ
Nếu chủ thẻ không thanh toán nợ đúng hạn, ngân hàng sẽ thực hiện các biện pháp như nhắn tin, gọi điện hoặc gửi email để nhắc nhở khách hàng trả nợ. Khi gặp trường hợp này, khách hàng không nên bỏ qua mà nên đối mặt với ngân hàng để trả lời họ, lúc này ngân hàng sẽ tư vấn cho bạn phương án xử lý tốt nhất. Nếu không có sự trao đổi giữa hai bên thì sau một thời gian, ngân hàng sẽ khóa hoặc đóng tài khoản thẻ của bạn để tránh phát sinh những khoản chi tiêu mới. Trường hợp xấu nhất là khách hàng còn có thể bị ngân hàng khởi kiện để đòi lại số tiền đó.
Một số câu hỏi thường gặp khi tìm hiểu về nợ thẻ tín dụng
1. Không trả nợ thẻ tín dụng có phải đi tù không?
Như đã đề cập phía trên, nếu khách hàng không trả nợ và phía ngân hàng nhắc nhở nhiều lần thì lúc này ngân hàng phát hành thẻ tín dụng sẽ gửi đơn khởi kiện đến tòa án.
Trong trường hợp khách hàng thanh toán nợ thì bên ngân hàng có thể rút đơn kiện hoặc khách hàng có thể trực tiếp yêu cầu Tòa án xử lý theo thỏa thuận của hai bên. Và trong trường hợp hai bên không tự giải quyết, Tòa án sẽ xét xử và đưa ra bản án đối với chủ thẻ, đồng thời Tòa án cũng sẽ có những biện pháp cưỡng chế để chủ thẻ phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ.
Nếu chủ thẻ bị phát hiện có hành vi bỏ trốn hoặc có tiền nhưng lừa gạt cố tình không trả thì chủ thẻ có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Thể theo Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017, thì tùy vào mức độ vi phạm và số tiền vay mà người phạm tội có thể bị áp dụng các khung hình phạt dưới đây:
- Phạt cải tạo không giam giữ lên đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm nếu số tiền chiếm đoạt từ 04 đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 04 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc người đó đã bị kết án về các tội xâm phạm quyền sở hữu mà chưa được xóa án tích…
- Phạt tù từ 02 đến 07 năm nếu chiếm đoạt số tiền từ 50 đến dưới 200 triệu đồng;
- Phạt tù từ 05 đến 12 năm nếu chiếm đoạt số tiền từ 200 đến dưới 500 triệu đồng;
- Phạt tù từ 12 đến 20 năm nếu chiếm đoạt số tiền từ 500 triệu đồng trở lên.
Như vậy, việc trả nợ thẻ tín dụng là trách nhiệm dân sự. Người nợ thẻ tín dụng chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu họ có dấu hiệu bỏ trốn hay lừa dối để không trả nợ.
2. Không đủ khả năng trả nợ thẻ tín dụng thì phải làm sao?
Có rất nhiều trường hợp người dùng phải nợ thẻ tín dụng do họ không đủ khả năng tài chính. Nếu rơi vào trường hợp này thì tốt nhất bạn nên đến trực tiếp chi nhánh ngân hàng mà bạn đăng ký mở thẻ tín dụng để trao đổi với nhân viên ngân hàng để nhận được tư vấn và giúp đỡ tìm hướng giải quyết.
Thông thường, các ngân hàng sẽ có các chương trình hỗ trợ trả góp, miễn lãi suất và phí trả chậm để hỗ trợ cho người mở thẻ.
Bài viết vừa rồi, 3Gang đã cập nhật đầy đủ kiến thức liên quan đến nợ thẻ tín dụng, chúng tôi hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp ích được quý bạn đọc trong quá trình đầu tư. Xin chân thành cảm ơn quý bạn đọc đã dành thời gian tham khảo bài viết nợ thẻ tín dụng là gì!