Lãi suất thả nổi là gì? Nên chọn lãi suất thả nổi hay cố định

Khi đi vay vốn hoặc gửi tiết kiệm ngân hàng, bạn sẽ được chọn một trong hai loại hình lãi suất, đó là lãi suất thả nổi và lãi suất cố định. Mỗi loại hình lãi suất đều có những ưu và nhược điểm nhất định. Trong bài viết ngày hôm nay, 3Gang sẽ giúp bạn có cái nhìn chi tiết, cụ thể hơn về lãi suất thả nổi là gì? những ưu và nhược điểm của lãi suất thả nổi, đồng thời giúp bạn phân biệt được sự khác nhau giữa lãi suất thả nổi với lãi suất cố định. 

Lãi suất thả nổi là gì?

Để hiểu rõ lãi suất thả nổi là gì, chúng ta sẽ cùng xem xét khái niệm này với 2 hình thức cụ thể, đó là hình thức vay vốn và hình thức gửi tiết kiệm:

1. Với hình thức vay vốn

Khi đi vay vốn ngân hàng, khách hàng sẽ chịu mức lãi suất được ghi cụ thể trong hợp đồng vay vốn. Mức lãi suất này có thể là lãi suất thả nổi hoặc lãi suất cố định.

Lãi suất thả nổi (floating interest rate) là lãi suất tiền vay không cố định, được điều chỉnh theo định kỳ và có thể thay đổi theo từng mốc thời gian cố định, có thể là 3 tháng, 6 tháng hoặc 12 tháng. Tổ chức ngân hàng sẽ thỏa thuận với khách hàng vay về thời gian điều chỉnh, mức điều chỉnh dựa trên chỉ số lạm phát và lãi suất tham chiếu. Tất cả những điều chỉnh phải đều được ghi rõ ràng ngay từ đầu trên hợp đồng vay vốn và hai bên phải đảm bảo tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật.

Thông thường, lãi suất thả nổi sẽ thấp hơn lãi suất cố định. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, lãi suất thả nổi sẽ cao hơn do sự điều chỉnh của ngân hàng cho vay.

Ví dụ như khách hàng A vay 30 triệu đồng từ ngân hàng X, kỳ hạn vay là 12 tháng. Trong hợp đồng vay vốn với ngân hàng sẽ quy định rõ lãi suất trong 3 tháng đầu là 1%/tháng, sau 3 tháng, lãi suất được điều chỉnh lên 1,25%/tháng. Như vậy, trong 3 tháng đầu và 9 tháng sau, số tiền lãi mà khách hàng phải đóng là khác nhau.

Lãi suất thả nổi là lãi suất tiền vay không cố định, được điều chỉnh theo định kỳ
Lãi suất thả nổi là lãi suất tiền vay không cố định, được điều chỉnh theo định kỳ

2. Với hình thức gửi tiết kiệm

Hiện nay, các ngân hàng cũng như nhiều tổ chức tài chính khác đưa ra khá nhiều gói gửi tiết kiệm với lãi suất hấp dẫn, cạnh tranh. Khách hàng có thể tùy chọn hình thức gửi tiền tiết kiệm có kỳ hạn hoặc không có kỳ hạn. Khi lựa chọn gửi gói tiết kiệm có kỳ hạn, khách hàng có thể chọn loại gửi tiết kiệm có lãi suất thả nổi.

Trong đó, lãi suất thả nổi áp dụng với hình thức gửi tiền tiết kiệm có kỳ hạn sẽ được ngân hàng điều chỉnh theo định kỳ hàng tháng để phù hợp với tình hình thực tế của thị trường. Gói gửi tiết kiệm này sẽ phù hợp với những khách hàng có tiền nhàn rỗi, quan tâm đến tình hình biến động của lãi suất, đặc biệt là có khả năng dự đoán sự thay đổi của lãi suất trong tương lai.

Cách tính lãi suất thả nổi

1. Công thức tính lãi suất thả nổi của ngân hàng

Với hình thức vay vốn ngân hàng, lãi suất thả nổi được tính như sau:

Lãi suất thả nổi = Lãi suất cơ sở (Lãi suất tham chiếu) + Biên độ lãi suất

Trong đó:

  • Lãi suất cơ sở hay còn gọi là lãi suất tham khảo/tham chiếu. Đây là lãi suất do Ngân hàng Trung ương quy định và nó thường được lấy theo lãi suất gửi tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng, 13 tháng hoặc 24 tháng, nhận lãi cuối kỳ.
  • Biên độ lãi suất là mức điều chỉnh của ngân hàng hoặc tổ chức tài chính dùng để điều chỉnh lãi suất theo tình hình hiện tại của thị trường tài chính. Biên độ này sẽ được quy định cụ thể trong hợp đồng vay tín dụng hoặc được tính bằng sự chênh lệch giữa lãi suất cho vay với lãi suất tiền gửi. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, biên độ lãi suất sẽ thay đổi theo biến động của thị trường.

Ví dụ: Giả sử lãi suất cơ bản của ngân hàng X là 5%, mức điều chỉnh là 2% thì lãi suất thả nổi cho khoản vay của khách hàng sẽ là 7%.

Hiện nay, các ngân hàng thương mại đang quyết định mức biên độ dựa vào điểm xếp hạng tín dụng của khách hàng. Do đó, nếu khách hàng bị xếp hạng điểm tín dụng thấp thì lãi suất vay vốn và biên độ lãi suất sẽ cao.

2. Công thức tính tiền lãi trả hàng tháng theo lãi suất thả nổi

Tính tiền lãi phải trả hàng tháng cho ngân hàng theo lãi suất thả nổi
Tính tiền lãi phải trả hàng tháng cho ngân hàng theo lãi suất thả nổi

Trong thời gian đầu, số tiền lãi phải trả hàng tháng sẽ tính theo lãi suất cố định ghi trong hợp đồng tín dụng. Công thức tính số tiền lãi hàng tháng sẽ là:

Tiền lãi phải trả hàng tháng = Số tiền vay vốn x Lãi suất cố định theo tháng

Sau khi kết thúc thời gian ưu đãi, ngân hàng áp dụng lãi suất thả nổi theo biến động của thị trường để tính lãi. Lãi suất cho vay sẽ được tính theo lãi suất huy động cộng với biên độ lãi suất do ngân hàng ấn định. Lúc này, công thức tính tiền lãi sẽ là:

Tiền lãi phải trả hàng tháng = Số tiền vay vốn x Lãi suất thả nổi

Ví dụ 1: Khách hàng A vay thế chấp ngân hàng với số tiền là 200 triệu đồng, kỳ hạn 24 tháng. Trong thời gian 6 tháng đầu, lãi suất cố định là 0.75%/ tháng. Đến tháng thứ 7, lãi suất sẽ tăng lên 1%/ tháng.

Như vậy, số tiền lãi hàng tháng mà khách hàng phải trả trong 6 tháng đầu sẽ là 200.000.000 x 0,75% = 1.500.000 VND. Từ tháng thứ 7 trở đi, số tiền lãi hàng tháng khách phải trả sẽ là 200.000.000 x 1% = 2.000.000 VND.

Ví dụ 2: Khách hàng B vay thế chấp ngân hàng số tiền 300.000.000 đồng, kỳ hạn 1 năm. Lãi suất thay đổi có thể được điều chỉnh 3 tháng một lần và lãi suất sẽ là 0,4%/1 tháng. 

  • Trong tháng 1 đến tháng 3, lãi suất vay là 0,8%. Số tiền lãi phải trả hàng tháng sẽ là: 300.000.000 x 0,8% = 2.400.000 đồng 
  • Trong tháng 4 đến tháng 6, lãi suất cơ sở là 0,7%/tháng. Lúc này, lãi suất thả nổi sẽ là 0,7+ 0,4 = 1,1%/tháng. Số tiền lãi phải trả một tháng trong giai đoạn này là 300.000.000 x 1,1% = 3.300.000 đồng.
  • Trong tháng 7 đến tháng 9, lãi suất tham chiếu là 0,5%/tháng, đồng nghĩa với việc lãi suất thả nổi nổi sẽ là 0,5 + 0,4 = 0,9 %/tháng. Số tiền lãi phải trả hàng tháng trong thời gian này sẽ là 300.000.000 x 0,9% = 2.700.000 đồng.
  • Từ tháng 10 đến tháng 12, lãi suất tham chiếu là 1%/tháng. Lúc này, lãi suất thả nổi sẽ là 1 + 0,4 = 1,4 %/ tháng. Số tiền lãi phải trả hàng tháng trong thời gian này sẽ là 300.000.000 x 1.4% = 4.200.000 VND.

Các ưu và nhược điểm của lãi suất thả nổi

Với cả hình thức vay vốn và gửi tiết kiệm thì lãi suất thả nổi đều có những ưu và nhược điểm nhất định đối với khách hàng.

1. Với hình thức vay vốn 

– Ưu điểm

Ưu điểm của lãi suất thả nổi với hình thức vay vốn
Ưu điểm của lãi suất thả nổi với hình thức vay vốn

Lãi suất thả nổi sẽ phù hợp trong điều kiện kinh tế thị trường có nhiều biến động, bất ổn. Bởi khi ấy, lãi suất mà bạn phải thanh toán sẽ thấp hơn

  • Tính linh hoạt: Lãi suất thả nổi sẽ thay đổi theo những biến động của thị trường tài chính. Nhờ đó mà người đi vay có thể sử dụng các sản phẩm tài chính một cách linh hoạt để tối ưu hóa lợi ích cá nhân. Trong trường hợp lãi suất giảm, người đi vay sẽ được hưởng lợi khi được trả lãi với mức lãi suất thấp hơn. Ngược lại, nếu lãi suất tăng, người đi vay sẽ phải trả số lãi cao hơn. Tuy nhiên, người đi vay cũng có thể lựa chọn việc chuyển sang sản phẩm tài chính khác với lãi suất thấp hơn.
  • Có thể tiết kiệm chi phí: Lãi suất thả nổi thường có mức lãi suất cơ sở thấp hơn lãi suất cố định. Chính vì vậy mà người đi vay có thể tiết kiệm chi phí trả lãi.
  • Tính minh bạch: Lãi suất thả nổi thường được tính theo lãi suất cơ sở và biên độ lãi suất được quy định trong hợp đồng vay tín dụng. Nhờ đó, người đi vay có thể dễ dàng hiểu và đánh giá được chi phí của khoản tiền vay.
  • Thích hợp với những người có nhu cầu vay vốn trong ngắn hạn: Lãi suất thả nổi thường được áp dụng cho những khoản vay ngắn hạn vì nó giúp người vay giảm được chi phí trả tiền lãi và linh hoạt trong hơn việc sử dụng các sản phẩm tài chính.
  • Giúp tăng khả năng vay vốn: Chính vì lãi suất thả nổi thường có mức lãi suất cơ sở thấp hơn lãi suất cố định mà người đi vay có thể gia tăng khả năng vay được tiền.

– Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm kể trên thì lãi suất thả nổi cũng có một vài nhược điểm, đó là:

  • Lãi suất thả nổi phụ thuộc vào biến động của thị trường nên nó giống như con dao hai lưỡi. Nếu trong thời gian vay vốn, lãi suất thị trường tăng cao thời điểm vay thì người vay sẽ phải thanh toán tiền vay nhiều hơn do phải chịu mức điều chỉnh cao hơn. Trong trường hợp lãi suất tăng quá cao, người đi vay sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc chủ động về mặt tài chính, dễ gây ra rủi ro tài chính, nợ xấu. 
  • Thông thường, người đi vay chỉ có thể dự đoán được mức lãi suất trong thời kỳ đầu. Với thời kỳ sau, việc chủ động về mặt tài chính sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều.
  • So với các khoản vay áp dụng lãi suất cố định thì việc tính toán và quản lý các khoản vay áp dụng lãi suất thả nổi có thể phức tạp hơn nhiều. 

Lãi suất thả nổi tuy áp dụng theo biên độ nhưng các ngân hàng sẽ ấn định mức lãi suất cao nhất mà khách hàng phải trả.

2. Với hình thức gửi tiết kiệm

Lãi suất thả nổi với hình thức gửi tiết kiệm
Lãi suất thả nổi với hình thức gửi tiết kiệm

Lãi suất thả nổi sẽ được tự điều chỉnh để phù hợp với tình hình lãi suất của thị trường chung. Thông thường, các ngân hàng sẽ tiến hành điều chỉnh lãi suất với tần suất 1 lần/tháng. Khách hàng có thể thực hiện giao dịch gửi tiền tiết kiệm trực tiếp tại các phòng giao dịch, chi nhánh ngân hàng hoặc giao dịch online nếu ngân hàng hỗ trợ mở tài khoản tiết kiệm theo hình thức online. Với hình thức gửi tiết kiêm theo lãi suất thả nổi, khách hàng sẽ nhận được nhiều lợi ích như:

  • Hiện nay, hầu hết các ngân hàng đều có hỗ trợ khách hàng gửi tiền tiết kiệm online. Một số ngân hàng áp dụng kỳ hạn gửi tiết kiệm 12 tháng đến 36 tháng, trong đó, cứ 3 tháng sẽ điều chỉnh lãi suất gửi một lần nhưng đảm bảo không được thấp hơn mức lúc bắt đầu gửi. Đây cũng chính là một trong những ưu điểm của hình thức gửi tiết kiệm có kỳ hạn với hình thức lãi suất thả nổi.
  • Khi lựa chọn gửi lãi tiết kiệm theo lãi suất thả nổi, khách hàng có thể lựa chọn hình thức nhận tiền lãi theo tháng, quý hoặc năm, tùy theo nhu cầu.

Để bảo vệ tài sản tiền gửi cho khách hàng, nhiều ngân hàng hiện nay đã cung cấp dịch vụ bảo hiểm tiền gửi. Điều này sẽ giúp khách hàng đảm bảo được sự an toàn cho số tiền của mình.

Tìm hiểu về lãi suất cố định

Như đã đề cập ở đầu bài viết, các ngân hàng hiện nay đều đưa ra cho khách hàng hai sự lựa chọn về lãi suất, đó là lãi suất thả nổi và lãi suất cố định. Để có thể đưa ra lựa chọn phù hợp cho bản thân, ngoài việc tìm hiểu về lãi suất thả nổi, các bạn cũng cần nắm được các thông tin quan trọng về lãi suất cố định.

Trước tiên, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem, lãi suất cố định là gì?

1. Lãi suất cố định là gì?

1.1. Với hình thức vay vốn

Lãi suất cố định được hiểu là mức lãi suất được xác định cụ thể, cố định trong suốt khoảng thời gian vay vốn và theo quy định của hợp đồng vay vốn ngân hàng. Mức lãi suất này sẽ không chịu ảnh hưởng bởi mức lãi suất chung của thị trường, đồng thời cam kết không thay đổi trong thời gian quy định.

Hiện nay, lãi suất cố định được áp dụng trong cả hình thức vay vốn và gửi tiết kiệm.

Ví dụ: Khách hàng A đi vay thế chấp ngân hàng với số tiền 120 triệu đồng và trả góp trong vòng 2 năm. Lãi suất cố định là 12%/năm. Như vậy, mỗi tháng, khách hàng A sẽ phải đóng số tiền gốc và lãi cố định là: 120.000.000 đồng/24 tháng + 120.000.000 đồng x 1% = 6.200.000 đồng/tháng.

Số tiền 6.200.000 đồng này sẽ được đóng hàng tháng cho đến khi trả hết trong vòng 2 năm.

1.2. Với hình thức gửi tiết kiệm

Lãi suất cố định với hình thức gửi tiết kiệm là lãi suất tiền gửi mà các ngân hàng cam kết sẽ trả cho khách hàng và lãi suất này sẽ không thay đổi trong suốt thời hạn gửi của hợp đồng.

Ví dụ như ngân hàng có các gói tiết kiệm là tiết kiệm 3 tháng – lãi suất cố định 4.5%/năm, tiết kiệm 6 tháng – lãi suất cố định 5%/năm, tiết kiệm 9 tháng – lãi suất cố định 8.5%/năm,…

2. Cách tính lãi suất cố định

Cách tính lãi suất cố định
Cách tính lãi suất cố định

Để tính được lãi suất cố định, ngân hàng sẽ dựa vào số tiền vay vốn ban đầu, cụ thể là:

Lãi suất hàng tháng = Số tiền vay × Lãi suất cố định/12 tháng. 

3. Các ưu và nhược điểm của lãi suất cố định

– Ưu điểm

  • Lãi suất cố định giúp khách vay ước tính chính xác được số tiền lãi phải trả cho ngân hàng trong thời gian vay. Điều này sẽ giúp khách hàng thuận lợi hơn trong việc lập kế hoạch quản lý và cân đối tài chính. 
  • Lãi suất cố định không chịu ảnh hưởng bởi biến động của lãi suất thị trường. Nếu lãi suất thị trường tăng cao hơn thời điểm vay, khách hàng sẽ được lợi hơn. Nguyên nhân là vì khách hàng chỉ phải trả số tiền lãi theo lãi suất cũ.

– Nhược điểm

Nếu lãi suất thị trường biến động và thấp hơn mức lãi suất tại thời điểm vay, khách hàng sẽ chịu thiệt vì phải trả số tiền lãi cao hơn lãi suất thị trường khi đó.

Phân biệt lãi suất thả nổi và lãi suất cố định

Để có cái nhìn tổng quan hơn trong việc so sánh lãi suất thả nổi và lãi suất cố định, các bạn hãy theo dõi bảng phân biệt dưới đây:

Chỉ tiêu so sánh Lãi suất thả nổi Lãi suất cố định
Khái niệm Lãi suất không cố định và được điều chỉnh định kỳ theo tình hình thị trường tài chính Lãi suất được xác định tại thời điểm cho vay vốn và sẽ giữ nguyên trong suốt thời hạn vay
Quy định trong hợp đồng Mức điều chỉnh lãi suất và biên độ lãi suất thay đổi Lãi suất cố định với một con số cụ thể
Thời hạn Ngắn hạn, từ 1 – 5 năm Dài hạn, từ 1 – 30 năm
Dự toán chi phí Không thể dự tính chi phí vay vì lãi suất thay đổi Dễ dàng dự tính chi phí vì lãi suất là cố định
Sự ảnh hưởng

 

Có thể chịu ảnh hưởng bởi những biến động của thị trường tài chính Ổn định, không bị ảnh hưởng bởi những biến động của thị trường tài chính
Đối tượng phù hợp Thích hợp với những khách hàng có khả năng tài chính linh hoạt và muốn tận dụng tối đa lợi ích của lãi suất thị trường Thích hợp với những người muốn đầu tư trong ngắn hạn
Khi lãi suất thị trường tăng Lãi suất thả nổi tăng theo và khách hàng sẽ phải trả số tiền lãi hàng tháng nhiều hơn Khách hàng sẽ được lợi vì số tiền phải trả sẽ ít hơn so với thị trường tăng lãi suất
Khi lãi suất thị trường giảm Lãi suất thả nổi sẽ giảm theo và khách hàng sẽ được lợi từ sự giảm lãi suất đó Khách hàng sẽ không được hưởng lợi từ sự giảm lãi suất

Nên chọn lãi suất thả nổi hay lãi suất cố định

Chọn lãi suất thả nổi hay lãi suất cố định sẽ tốt hơn
Chọn lãi suất thả nổi hay lãi suất cố định sẽ tốt hơn

1. Với hình thức vay vốn

Cả lãi suất cố định và lãi suất thả nổi đều có cách tính và những ưu, nhược điểm riêng. Tùy vào từng điều kiện vay vốn và tình hình tài chính của mình mà khách hàng sẽ chọn lựa hình thức phù hợp cho chính mình.

Hiện nay, trong đa số các trường hợp vay vốn trả góp theo lãi suất cố định, tổng lãi suất sẽ cao hơn khi so với lãi suất thả nổi. Ví dụ như khi vay vốn mua nhà theo lãi suất cố định thì về lâu dài, khi lãi suất cố định cao hơn, chi phí lãi vay cũng cao hơn. Tuy nhiên, việc lựa chọn lãi suất cố định sẽ giúp khách hàng tính toán được số tiền lãi phải trả, từ đó xây dựng được kế hoạch tài chính hợp lý để trả nợ đúng hạn. Điều này sẽ có lợi cho khách hàng vay.

Tuy nhiên, với những khách hàng hiểu và đánh giá đúng đươc sự biến động của lãi suất thị trường, thấy được các giai đoạn điều chỉnh, từ đó phân tích được các quy luật lên xuống của lãi suất thị trường thì lãi suất thả nổi sẽ là một lựa chọn cực kỳ khôn ngoan. Bởi lẽ, khi tính toán được thời điểm thay đổi tỷ giá sao cho tương ứng với thời điểm lãi suất thị trường thấp, khách hàng sẽ được lợi.

Việc quyết định lựa loại hình lãi suất nào phải dựa trên sự đánh giá, cân nhắc về tình hình kinh tế, hoàn cảnh cũng như mức độ tín nhiệm của mỗi người.

2. Với hình thức gửi tiết kiệm

Nhìn chung, việc gửi tiền tiết kiệm với lãi suất thả nổi hay lãi suất cố định đều có những ưu và nhược điểm nhất định. Nếu bạn có đủ căn cứ và có niềm tin vào sự gia tăng của lãi suất trong tương lai thì có thể lựa chọn lãi suất thả nổi còn nếu bạn không có thời gian theo dõi, phân tích xu hướng lãi suất thị trường và không đủ căn cứ để dự đoán sự biến động của thị trường lãi suất trong tương lai lãi suất cố định sẽ là giải pháp an toàn nhất. Hy vọng những gì 3Gang cung cấp trong bài viết trên sẽ giúp các bạn đưa ra được sự lựa chọn phù hợp cho mình khi đi vay vốn hoặc gửi tiết kiệm ngân hàng để tối ưu hóa chi phí, lợi nhuận.