Tiền pháp định là gì?

Tiền pháp định là gì?

Tiền pháp định do chính phủ của một quốc gia quy định, phát hành và đảm nhiệm quản lý. Tiền pháp định sẽ được sử dụng hợp pháp tại quốc gia đó và nó mang tính thương mại quốc tế khi được chấp nhận trên thị trường quốc tế. Bài viết này, 3Gang sẽ tập trung làm rõ tiền pháp định là gì? Ưu nhược điểm của đồng tiền này. Mời bạn đọc tham khảo bài viết để biết thêm thông tin!

1. Tiền pháp định là gì?

Tiền pháp định là gì?
Tiền pháp định là gì?

Tiền pháp định hay tiền định danh có tên gọi tiếng Anh là Fiat Money, đây là loại tiền tệ do chính phủ của một quốc gia phát hành, quy định và được công nhận hợp pháp trong quốc gia đó. 

Giá trị của tiền pháp định gắn liền với quyền lực chính phủ, nó bắt nguồn từ quan hệ cung – cầu và sự ổn định của chính phủ. 

Tiền pháp định được chấp nhận rộng rãi trên khắp thế giới và mọi người đều có thể sử dụng tiền pháp định để mua hàng hóa hay dịch vụ. Tiền pháp định bao gồm tiền giấy, tiền xu…

Ví dụ: Tiền pháp định của nước Việt Nam là Việt Nam đồng (VND), tiền pháp định của nước Mỹ là USD (đô la) hay của Anh chính là bảng Anh (GBP)….

2. Các loại tiền pháp định

Tiền pháp định tại mỗi quốc gia sẽ có quy định và phân loại riêng. Để hiểu hơn về các loại tiền pháp định, mời bạn tìm hiểu thông tin sau đây:

  • Tại Việt Nam: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chính là cơ quan duy nhất phát hành tiền pháp định để dùng làm phương tiện thanh toán không hạn chế trên lãnh thổ Việt Nam. Tại Việt Nam thì tiền giấy và tiền polymer được song song lưu hành.
  • Tại Mỹ: Tiền xu và tiền giấy (Gồm tiền giấy của Cục dự trữ liên bang và giấy bạc lưu thông của Ngân hàng dự trữ liên bang và các ngân hàng quốc gia) chính là tiền pháp định đối với mọi nghĩa vụ nợ nần, các khoản đóng góp công cộng, thuế và phí. 
  • Tại Vương quốc Anh: Tiền xu mệnh giá 1 Bảng và 2 Bảng là tiền pháp định với số lượng không hạn chế trên khắp lãnh thổ. Tiền giấy cũng được lưu hành trên khắp đất nước này.
  • Tại Thụy Sĩ: Đồng Franc Thụy Sĩ được coi là loại tiền pháp định duy nhất. Theo đó, các khoản thanh toán tối đa 100 đồng xu Thụy Sĩ sẽ được coi là tiền pháp định, còn giấy bạc ngân hàng là tiền pháp định với số lượng không hạn chế.
  • Khu vực Châu Âu (EU): Đồng xu và giấy bạc Euro được coi là tiền pháp định ở hầu hết các quốc gia của khu vực Châu Âu từ ngày 1/1/2002. 

3. Lịch sử tiền pháp định

Lịch sử tiền pháp định
Lịch sử tiền pháp định

Tiền pháp định có nguồn gốc từ nhiều thế kỷ trước ở Trung Quốc trong đó thì tỉnh Tứ Xuyên đã bắt đầu phát hành tiền giấy từ thế kỷ 11. Ban đầu, nó được dùng để trao đổi cho lụa, vàng hoặc bạc. Khi Kublai Khan lên nắm quyền thì ông đã thiết lập một hệ thống tiền pháp định trong thế kỷ 13. Các sử gia đã cho rằng đồng tiền này góp phần cho sự sụp đổ của Đế chế Mông Cổ do tình trạng chi tiêu quá mức và thời kỳ siêu lạm phát cũng bắt nguồn từ sự suy tàn của đế chế này.

Tiền pháp định cũng được sử dụng ở châu Âu trong thế kỷ 17 và được áp dụng bởi Tây Ban Nha, Thụy Điển và Hà Lan. Hệ thống này đã thất bại ở Thụy Điển và chính phủ này sau cùng đã hủy bỏ nó để dùng bản vị bạc. Trong hai thế kỷ tiếp theo thì New France ở Canada, các thuộc địa Mỹ và chính phủ liên bang Hoa Kỳ cũng đã thử nghiệm tiền pháp định với nhiều kết quả hỗn hợp đem lại.

Vào thế kỷ 20 thì Hoa Kỳ đã quay trở lại sử dụng tiền dựa trên hàng hóa ở mức hạn chế. Năm 1933, chính phủ Hoa Kỳ chấm dứt việc đổi tiền giấy lấy vàng. Năm 1972, dưới thời Tổng thống Nixon thì Hoa Kỳ hủy bỏ hoàn toàn bản vị vàng và đặt dấu chấm hết của nó trên quy mô quốc tế, sau đó chuyển sang hệ thống tiền pháp định. Điều này dẫn đến việc sử dụng tiền pháp định rộng rãi trên toàn cầu.

4. Cách thức hoạt động của tiền pháp định

Đối với tiền pháp định thì chính phủ có thể trực tiếp tác động đến giá trị của tiền và gắn tiền pháp định vào với các điều kiện kinh tế. Giá trị của tiền pháp định chỉ tồn tại khi chính phủ duy trì được giá trị đó hoặc là do hai bên trong giao dịch đồng ý về giá trị của nó. 

Tại một quốc gia, chính phủ và ngân hàng trung ương nắm quyền kiểm soát hệ thống tiền tệ và đưa ra các chính sách tiền tệ hoặc nắm quyền sử dụng các công cụ liên quan khi các sự kiện tài chính hay khủng hoảng xảy ra. 

Tiền pháp định của một quốc gia hoàn toàn có nguy cơ bị mất giá nếu xảy ra lạm phát hoặc trở nên vô giá trị nếu như tình trạng siêu lạm phát xảy ra tại quốc gia đó bởi thực tế thì tiền pháp định không dựa vào dự trữ vật chất như dự trữ vàng hoặc bạc quốc gia.

Khi người dân của một quốc gia mất niềm tin vào tiền tệ thì tiền pháp định của quốc gia này sẽ không còn giữ được giá trị nữa. Đây chính là điều khác biệt rõ rệt giữa tiền pháp định và tiền tệ bản vị vàng. 

  • Tiền pháp định có thể sẽ không được chuyển đổi, thay đổi hay quy đổi sang bất kỳ thứ gì khác. Chính phủ sẽ tác động trực tiếp tới giá trị của tiền và quản lý hệ thống tiền tệ để ứng phó nếu như khủng hoảng tài chính xảy ra như áp dụng chính sách tiền tệ ( Có thể là nới lỏng hoặc thắt chặt tiền tệ)…
  • Bản vị vàng cho phép chuyển đổi tiền giấy thành vàng. Theo đó thì tất cả tiền giấy sẽ được bảo đảm bằng một lượng vàng nhất định do chính phủ nắm giữ. Khi hệ thống tiền dựa trên hàng hóa thì chính phủ và ngân hàng chỉ có thể đưa thêm tiền vào nền kinh tế nếu như họ nắm giữ thêm một lượng vàng dự trữ. Cho nên hệ thống tiền tệ bản vị vàng sẽ làm hạn chế khả năng in tiền, quản lý giá trị tiền tệ của chính phủ. 

5. Ưu điểm của tiền pháp định

  • Tiền pháp định không phải là nguồn tài nguyên khan hiếm hay cố định như vàng nên ngân hàng trung ương có thể kiểm soát tốt nguồn cung tiền. 
  • Tiền pháp định giúp chính phủ và ngân hàng trung ương quản lý tốt các yếu tố kinh tế như cung tín dụng, lãi suất, thanh khoản… để từ đó ứng phó linh hoạt trước các sự kiện tài chính hoặc khủng hoảng kinh tế.
  • Tiền pháp định có tính thương mại quốc tế bởi nó được sử dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới.
  • Tiền pháp định rất thuận tiện và không bị phụ thuộc vào dự trữ vàng. 

6. Nhược điểm của tiền pháp định

Tiền pháp định không có giá trị nội tại và có nguồn cung không giới hạn, vậy nên chính phủ và ngân hàng trung ương có thể in tiền tùy ý và thậm chí là có thể thao túng giá trị tiền pháp định. Điều này có thể dẫn đến các sự kiện tài chính ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế như lạm phát. 

Thực tế lịch sử đã chứng minh vào đầu những năm 2000, ngân hàng Trung ương Zimbabwe (một quốc gia của châu Phi) đã in tiền với tốc độ cao để đối phó với các vấn đề kinh tế nghiêm trọng của đất nước này. Sự kiện này đã đẩy Zimbabwe rơi vào cuộc siêu lạm phát rất nặng nề trong năm 2008. 

Lạm phát đã khiến giá cả tăng nhanh và người tiêu dùng của Zimbabwe đã phải chi tiêu trong tình trạng mua những mặt hàng thiết yếu mà phải tiêu cả túi tiền. Đỉnh điểm của đợt khủng hoảng do lạm phát là 1 nghìn tỷ đô la Zimbabwe chỉ có trị giá khoảng 40 xu đô la Mỹ.

Minh chứng này cho thấy tiền pháp định cũng có những rủi ro nhất định. Nếu chính phủ và ngân hàng trung ương có sự tác động và thao túng nó thì sẽ phải chịu những hệ lụy về kinh tế vô cùng nghiêm trọng

7. So sánh tiền pháp định với bản vị vàng

Bản vị vàng sẽ cho phép chuyển đổi tiền giấy thành vàng. Trong hệ thống tiền pháp định thì tiền có thể không được chuyển đổi sang bất kỳ thứ gì khác. Những người ủng hộ chế độ bản vị vàng đã cho rằng hệ thống tiền dựa trên hàng hóa sẽ ổn định hơn bởi vì nó được bảo đảm bởi vật chất có giá trị. Những người ủng hộ hệ thống tiền pháp định lại phản đối điều đó vì tính bất ổn của giá vàng. Trong bối cảnh của chế độ bản vị vàng thì giá trị của tiền dựa trên hàng hóa và tiền pháp định có thể biến động. Nhưng với một hệ thống tiền pháp định thì chính phủ có sự linh hoạt hơn để đối phó các trường hợp kinh tế khẩn cấp.

8. So sánh tiền pháp định với tiền điện tử

Tiền pháp định và tiền điện tử có một điểm chung là cả hai không được bảo đảm bằng vật chất nào. Trong khi tiền pháp định được kiểm soát bởi chính phủ và ngân hàng trung ương thì tiền điện tử về cơ bản là phi tập trung và chủ yếu là do kỹ thuật số phân tán.

Một sự khác biệt rõ ràng giữa hai hệ thống tiền này là cách thức tạo ra. Hầu hết các tiền điện tử đều có nguồn cung được kiểm soát và hạn chế. Trái ngược lại, tiền pháp định có thể được các ngân hàng tạo tùy theo phán đoán của họ về nhu cầu kinh tế của quốc gia.

Là một dạng tiền kỹ thuật số nên tiền điện tử không có đặc điểm vật lý và không biên giới, vì vậy mà chúng ít hạn chế hơn đối với các giao dịch trên toàn thế giới. Tính chất của tiền điện tử lại làm cho việc lần vết giao dịch khó khăn hơn so với hệ thống tiền pháp định.

Đáng chú ý hơn là thị trường tiền điện tử có quy mô nhỏ hơn nhiều, và nó dễ bay hơi hơn so với thị trường truyền thống. Đó cũng là một trong những lý do tiền điện tử vẫn chưa được chấp nhận rộng rãi.

  1. So sánh tiền pháp định với tiền mã hóa

Tiền pháp định và tiền mã hóa là hai hệ thống tiền tệ đang rất được quan tâm hiện nay. Giữa tiền pháp định và tiền mã hóa có những điểm giống và khác nhau, để hiểu rõ hơn thì 3Gang mời bạn tham khảo bảng sau:

Tiêu chí so sánh Tiền pháp định Tiền mã hóa
Giống nhau Đều không được bảo đảm bởi một mặt hàng vật lý
Khác nhau
Cơ quan quản lý và phát hành Chính phủ và ngân hàng trung ương của một quốc gia phát hành Không chịu sự kiểm soát từ bất kỳ cơ quan trung ương nào
Nguồn cung Không giới hạn Hạn chế
Phân cấp Mang tính tập trung Được phân cấp
Giao dịch Giao dịch thực hiện bằng tiền pháp định có thể sẽ không thành công Các giao dịch tiền mã hóa sẽ không thể dễ dàng đảo ngược
Quy mô Quy mô rộng và mang tính thương mại quốc tế Quy mô nhỏ, ít được giao dịch trên thế giới và chưa được chấp nhận
Dạng tiền Tiền giấy, tiền xu và có đặc tính vật lý Dạng tiền kỹ thuật số và không có đặc điểm vật lý

9. Một số câu hỏi thường gặp về tiền pháp định

Một số câu hỏi thường gặp về tiền pháp định
Một số câu hỏi thường gặp về tiền pháp định

Chế độ tiền pháp định là gì?

Hiểu đơn giản thì đây là chế độ tiền mà chính phủ của một quốc gia tuyên bố là hợp pháp.

Tiền điện tử pháp định là gì?

Tiền điện tử pháp định của ngân hàng trung ương là tiền pháp định dưới dạng kỹ thuật số. Nó được phát hành, kiểm soát và được đảm bảo bởi ngân hàng trung ương của một quốc gia.

Tiền điện tử pháp định ra đời với mục tiêu số hóa tiền mặt và nâng cao hiệu quả điều hành tiền tệ cũng như thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tiền điện tử pháp định có giá trị ngang bằng với tiền pháp định thông thường.

Công nghệ để tạo ra tiền điện tử pháp định ở mỗi quốc gia là khác nhau. Một số quốc gia sẽ sử dụng blockchain hoặc sổ cái phân tán,…Tính tới hiện tại thì tiền điện tử pháp định mới đang trong quá trình thử nghiệm tại một số quốc gia và nó chưa chính thức được đưa vào sử dụng.

Trên đây là toàn bộ thông tin mà 3Gang đã tổng hợp để gửi đến bạn đọc về chủ đề tiền pháp định. Tiền pháp định đã có lịch sử lâu đời và đã có chỗ đứng tuyệt đối. Trong tương lai, khi mà các nước đã hoàn tất thử nghiệm tiền điện tử pháp định thì sẽ tạo ra những thay đổi lớn trong hệ thống tiền tệ thế giới. 3Gang hy vọng quý bạn đọc đã tìm được những thông tin cần thiết về tiền pháp định trong bài viết của chúng tôi!