Cách thoát khỏi chi tiêu hoang phí để sống chất lượng hơn

Nhiều người vẫn cho rằng, việc sống tiết kiệm sẽ rất buồn chán, thiệt thòi vì số tiền mình kiếm được phải để dành và không dám tiêu vào những điều mình muốn. Thực sự thì, tiêu tiền không sai nhưng nếu tiêu tiền hoang phí, tiêu không đúng cách thì sẽ là sai. Vậy làm thế nào để tiêu tiền đúng cách, cùng 3Gang đi tìm câu trả lời trong bài viết ngày hôm nay nhé.

Tiêu tiền hoang phí là một thói quen của nhiều người

Bạn đã bao giờ thử ghi chép lại các khoản chi tiêu trong một tuần hoặc một tháng của mình chưa. Bạn có nhớ mình đã tiêu gì và tại sao tiền trong tài khoản cứ “bốc hơi” không. Bạn có phải là người có thói quen tiêu tiền vào các việc như:

  • Mua đồ ăn sáng, ăn trưa, thậm chí là ăn tối ở ngoài thay vì tự nấu ăn ở nhà hoặc mua café buổi sáng, trà sữa buổi chiều, mua đồ ăn vặt trong giờ giải lao,…
  • Mua sắm đồ hiệu, ăn uống ở những nhà hàng sang trọng, dùng điện thoại đắt tiền, đi xe đẹp… dù nó không phù hợp với khả năng tài chính của bản thân.
  • Mua những món đồ ngẫu hứng, thấy hàng rẻ là mua.  

Nếu bạn là người có những thói quen trên thì bạn đang tiêu tiền hoang phí đó. Đừng để những hành động này trở thành những thói quen khó bỏ vì nó sẽ khiến bạn tự lãng phí rất nhiều tiền của bản thân vào vào những thứ không cần thiết.

Cách tiết kiệm tiền hiệu quả cho gia đình xu hướng năm 2023

Tại sao bạn cần tiêu tiền đúng cách

Thay vì tiêu tiền hoang phí vào những việc không cần thiết, tiêu tiền đúng cách với phương châm “Chi vừa đủ – Chọn vừa đúng – Dùng vừa đều” sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho bạn, đó là:

– Giúp bạn giải quyết được vấn đề tài chính trong những tình huống cấp bách

Không ai có thể đoán biết trước được những bất trắc có thể xảy ra trong cuộc sống, ví dụ như đau ốm, thất nghiệp, bệnh tật, tai nạn bất ngờ… Chính vì vậy, việc có sẵn một nguồn tiền dự phòng sẽ giúp bạn chủ động hơn trong giải quyết ngay những biến cố này, thay vì phải nhờ vả người thân, bạn bè mà không chắc họ có giúp được ngay lúc đó không.

– Thực hiện được những dự định của bản thân

Tiêu tiền đúng cách sẽ giúp bạn sớm thực hiện được những dự định của bản thân
Tiêu tiền đúng cách sẽ giúp bạn sớm thực hiện được những dự định của bản thân

Mua nhà, mua xe, đi du lịch, làm đẹp,…. là mục tiêu của rất nhiều người. Và để hiện thực hóa chúng, bạn cần sử dụng tiền hợp lý để có thể lập ra một quỹ tiền tiết kiệm. Bởi lẽ, khi nguồn tài chính được cân đối hài hòa, chắc chắn bạn có thể dễ dàng tạo ra một khoản tiết kiệm để thực hiện được những kế hoạch của mình trong tương lai gần.

– Để dành một khoản lương hưu

Nếu bạn có một quỹ dự phòng tài chính thì cuộc sống hưu trí sẽ trở nên thoải mái, an nhàn, độc lập về tài chính và không phụ thuộc vào con cháu. Không chỉ vậy, nếu bạn biết tiết kiệm khi còn trẻ và có một số tiền ổn định, bạn còn có thể cho phép bản thân nghỉ hưu sớm hơn để an hưởng tuổi già bên gia đình, bạn bè, người thân.

– Nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm bớt gánh nặng tài chính

Tiêu tiền đúng cách và có quỹ dự phòng cho tương lai chính là bí quyết giúp bạn sống lạc quan, vui vẻ và yêu đời hơn bởi bạn có thể an tâm khi làm bất cứ điều gì, dù với mức thu nhập hiện tại là nhiều hay ít.

Một số giải pháp giúp tránh tiêu tiền hoang phí

1. Đặt mục tiêu tiết kiệm trước khi tiêu dùng

Đầu tiên, để tránh việc tiêu tiền hoang phí, bạn cần đặt mục tiêu tiết kiệm trước, tiêu dùng sau. Đồng thời phải luôn ghi nhớ nguyên tắc:

                          Tiêu dùng = Thu nhập – Tiết kiệm

Bằng cách này, bạn sẽ ép mình vào khuôn khổ của việc chi tiêu hợp lý, giúp loại bỏ tối đa các khoản chi vào những việc không cần thiết và tạo ra một khoản tiết kiệm mong muốn. Bên cạnh đó, bạn cũng nên cố gắng để tạo ra nguồn thu nhập thụ động bên ngoài công việc chính, tránh để bản thân mắc nợ.

2. Hãy cân nhắc kỹ trước mỗi quyết định tiêu tiền

Cân nhắc trước các quyết định mua sắm
Cân nhắc trước các quyết định mua sắm

Việc chi tiêu không suy tính cẩn thận không chỉ làm bạn tốn một khoản tiền lớn, mà còn có thể khiến bạn phải đi vay nợ ai đó để chi trả chúng. Chính vì vậy, bạn cần xác định rõ ràng rằng đâu là cái mình MUỐN, đâu là cái mình CẦN và nó có trong điều kiện tài chính bản thân cho phép hay không. Cụ thể là, những món đồ nào mình thực sự cần, những món đồ nào không cần thiết, có cũng được, không có cũng không sao.

Tích tiểu thành đại là gì?

Bên cạnh đó, bạn cũng không được tiêu tiền theo cảm tính, tùy hứng. Việc mua sắm, tiêu dùng của bản thân cần có kế hoạch bởi điều này sẽ giúp bạn dành được một khoản tiền dự phòng cho những tình huống xấu nhất.

Nói tóm lại, trước khi mua sắm bất cứ thứ gì, bạn nên cân nhắc thật kỹ. Bạn hãy nghĩ xem đó có phải là vật dụng cần thiết để sử dụng trong một khoảng thời gian dài không? Nếu không, thay vì mua mới, bạn có thể tìm nơi để thuê những món đồ đó? Hoặc tìm những thông tin về sản phẩm đó trên các trang mạng xã hội, webstie, sàn thương mại điện tử hoặc diễn đàn so sánh giá để tìm nơi bán hàng chất lượng mà giá cả lại phải chăng. Đây chính là cách sử dụng tiền hợp lý mà nhiều người đã áp dụng thành công.

3. Mua những sản phẩm có chất lượng

Thực tế là, không phải sản phẩm rẻ nào cũng tốt. Việc trả 500.000 đồng cho một chiếc quần jeans có chất vải tốt trong một cửa hàng thời trang sẽ tốt hơn là 300.000 đồng cho một chiếc quần jeans ngoài chợ, chất vải kém. Bởi lẽ, một chiếc quần tốt bạn sẽ có thể mặc được lâu hơn một chiếc quần kém chất lượng, từ đó, bạn sẽ bớt một khoản tiền để mua mới.

4. Cắt giảm lượng thức ăn dư thừa

Mua đủ lượng thức ăn cần thiết để tránh dư thừa
Mua đủ lượng thức ăn cần thiết để tránh dư thừa

Không phải ai cũng có thói quen sử dụng lại thức ăn dư thừa và tới 50% lượng thực phẩm không được ăn hết bị vứt đi. Để tránh lãng phí thức ăn, bạn hãy thay đổi thói quen mua sắm của mình. Thay vì cứ mua một cách tùy tiện, trước khi đi chợ, siêu thị, bạn hãy ghi ra một danh sách những thực phẩm cần mua. Bên cạnh đó, bạn cũng nên ghi lại số lượng thực phẩm dư thừa mà bạn đã bỏ đi mỗi tháng, từ đó có hướng cắt giảm sao cho thật phù hợp.

5. Sử dụng các loại mã giảm giá, khuyến mại

Thay vì phải mua một ly nước, một chiếc bánh, bộ quần áo, vé xem phim, vé máy bay,…nguyên giá, bạn nên sử dụng các mã khuyến mại, phiếu giảm giá nếu có. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm được một khoản chi phí và tăng thêm một khoản tiền tiết kiệm đó.

6. Sử dụng số tiền bạn “đang có” chứ không phải “sẽ có thể có”

Hãy cố gắng chi tiêu hợp lý, đúng cách trong phạm vi số tiền mình đang kiếm được mỗi tháng, trừ những trường hợp khẩn cấp. Điều này sẽ giúp bạn tránh được những khoản nợ không đáng có và xây dựng được quỹ dự phòng tài chính cho tương lai. Bạn có thể thực hiện việc này chỉ bằng một vài hành động đơn giản như:

  • Không sa đà vào các chương trình khuyến mãi, giảm giá: Nếu món đồ đang được sale không thực sự cần thiết với bạn thì dù đó có là sản phẩm của các thương hiệu lớn, bạn cũng không nên mua vì đó là sự lãng phí không đáng có.
  • Tự nấu ăn tại nhà thay vì ăn ngoài, đồng thời lập sẵn danh sách các món đồ cần mua trước khi mua sắm và chỉ mua theo danh sách.
  • Hạn chế việc gọi đồ uống bên ngoài, thay vào đó là sử dụng nước lọc hoặc tự làm nước ép trái cây. Cách này không chỉ giúp bạn tiết kiệm tiền mà còn bảo vệ sức khỏe của bạn tốt hơn.
  • Dành thời gian để tự tay dọn dẹp, sửa sang nhà cửa hoặc học cách sửa chữa các thiết bị, máy móc đơn giản thay vì đi thuê mướn quá nhiều.
  • Hạn chế việc vay mượn nếu không thực sự cần thiết. Nếu bắt buộc phải vay, bạn hãy lên kế hoạch trả nợ càng sớm càng tốt và lưu ý rằng, phải ưu tiên thanh toán khoản nợ có lãi suất cao trước để giảm tiền lãi hàng tháng.
  • Đi xem phim vào các ngày trong tuần hoặc xem suất chiếu muộn, hạn chế xem vào các ngày lễ tết vì giá vé sẽ cao hơn ngày thường.

7. Áp dụng quy tắc 50/20/30

Áp dụng quy tắc 50/20/30 để cân đối tài chính cá nhân
Áp dụng quy tắc 50/20/30 để cân đối tài chính cá nhân

Nếu bạn cảm thấy quá khó khăn trong việc cân đối tài chính và không biết bắt đầu từ đâu thì hãy . Đó là chia thu nhập của mình thành 3 phần, tỷ lệ tương ứng cho các phần lần lượt là 50%, 30% và 20%. Mỗi phần sẽ có mục đích sử dụng và chi tiêu khác nhau:

  • 50% thu nhập dành cho các khoản chi tiêu thiết yếu: Bao gồm có chi phí cố định hàng tháng như thuê nhà, đi lại, ăn uống và các loại hóa đơn điện, nước,…. Nếu biết cách chi tiêu hợp lý, bạn có thể giảm các khoản trong chi tiêu thiết yếu xuống mức thấp hơn 50%.
  • 20% thu nhập cho các mục tiêu tài chính: 2 mục tiêu tài chính mà bạn cần thực hiện cho phần thu nhập này chính là tiết kiệm và đầu tư. Việc sở hữu một quỹ khẩn cấp bằng khoản tiền tiết kiệm sẽ giúp bạn giảm thiểu các rủi ro bất ngờ có thể xảy ra trong cuộc sống. Cùng với việc tiết kiệm, nếu bạn biết cách đầu tư thông minh vào cổ phiếu, bất động sản… bạn có thể tăng sinh lợi nhuận trên nguồn vốn ban đầu một cách hiệu quả.
  • 30% thu nhập cho các khoản chi tiêu cá nhân: Đây là những khoản chi cho mục đích thỏa mãn những nhu cầu của bản thân, ví dụ như mua sắm, giải trí, du lịch, làm đẹp… hoặc dùng để phát triển bản thân như học thêm một ngôn ngữ mới, kỹ năng mới. Với khoản chi này, bạn chỉ nên dành tối đa 30% thu nhập và nên ghi chép lại mỗi khoản chi để kiểm soát dòng tiền tốt hơn, tránh tiêu dùng quá mức.

8. Cẩn thận khi sử dụng thẻ tín dụng trong mua sắm, tiêu dùng

Cẩn thận khi mua sắm bằng thẻ tín dụng
Cẩn thận khi mua sắm bằng thẻ tín dụng

Thẻ tín dụng đã trở nên quá quen thuộc trong cuộc sống hiện này và chúng ta không thể phủ nhận những tiện ích mà loại thẻ này mang lại, ví dụ dễ dàng thanh toán mà không cần tiền mặt, có thể giao dịch cả trong và ngoài nước, quản lý dễ dàng việc chi tiêu qua sao kê… Tuy nhiên, rất nhiều người xem thẻ tín dụng như một “kho” tiền không đáy và thoải mái tiêu xài dẫn đến ảnh hưởng tài chính cá nhân.

Để kiểm soát được việc chi tiêu khi sử dụng thẻ tín dụng, bạn cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Đăng ký hạn mức thẻ tối đa bằng 50% thu nhập một tháng: Việc này sẽ giúp bạn cân nhắc hơn trong việc sử dụng tiền, từ đó đảm bảo khả năng thanh toán nợ để tránh dồn nợ vào các tháng sau.
  • Tìm hiểu đầy đủ các thông tin về điều kiện mở thẻ, điều khoản sử dụng thẻ, các loại phí bắt buộc, thời hạn thanh toán, điều khoản thanh toán nợ trễ hạn và chương trình ưu đãi, tích điểm.
  • Thường xuyên theo dõi báo cáo tín dụng trong kỳ và kiểm tra số dư tín dụng. Điều này sẽ giúp bạn tránh được trường hợp xuất hiện những khoản chi “không tên” và có kế hoạch chi tiêu phù hợp hơn.
  • Chú ý đến số ngày trả nợ tín dụng để tránh việc trả vượt hạn mức. Hiện nay, một số ngân hàng tại Việt Nam đang cung cấp cho người dùng thẻ 45 – 55 ngày trước khi khách hàng bị tính phí vượt hạn mức.

Cuộc sống luôn có những biến cố bất ngờ mà bạn không thể lường trước được. Chính vì vậy, bạn cần chuẩn bị một tâm thế tốt để có thể thích nghi với mọi hoàn cảnh. Dừng ngay việc tiêu tiền hoang phí để thay vào đó là tiêu tiền thông minh, đúng cách để thành quả lao động của mình không bị lãng phí một cách vô ích nhé!