Sổ tiết kiệm là gì? Chia sẻ kinh nghiệm để sinh lời nhiều nhất

https://3gang.vn/so-tiet-kiem-la-gi-chia-se-kinh-nghiem-de-sinh-loi-nhieu-nhat/

Sổ tiết kiệm được coi là một kênh khá an toàn, được nhiều người tin dùng. Đặc biệt, trong bối cảnh nhiều ngân hàng đồng loạt tăng mức lãi suất, khách hàng mở sổ càng nhận được nhiều lợi hơn. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về quy trình mở sổ và có nhiều kinh nghiệm trong gửi sổ tiết kiệm. Đừng lo lắng, hãy cùng 3Gang tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

1. Sổ tiết kiệm là gì?

Sổ tiết kiệm được hiểu là sổ giữ tiền trong ngân hàng. Khi chúng ta gửi tiết kiệm tại ngân hàng, sẽ được cấp cho một cuốn sổ gọi là sổ tiết kiệm. Cuốn sổ là căn cứ để chứng minh khoản tiền chúng ta đã gửi tại ngân hàng, mức lãi suất được áp dụng và tiền lãi được hưởng.

2. Ưu điểm, nhược điểm của sổ tiết kiệm

so-tiet-kiem
Ưu, nhược điểm của sổ tiết kiệm

Để có thể sử dụng sổ ngân hàng một cách hiệu quả nhất. Chúng ta cùng đi sâu tìm hiểu những ưu, nhược điểm của sổ tiết kiệm ngay dưới đây.

2.1. Ưu điểm của sổ tiết kiệm

Một kênh đầu tư an toàn: 

Gửi tiết kiệm tại các ngân hàng được coi là một kênh đầu tư tài chính lâu đời với độ rủi ro rất thấp. Do có sự đảm bảo của Ngân hàng Nhà nước.

Tạo cơ hội tăng lợi nhuận khi có vốn nhàn rỗi:

Hiện nay, để tăng khả năng cạnh tranh, các ngân hàng thường đưa ra mức lãi suất rất hấp dẫn. Cùng điểm qua mức lãi suất trong tháng 11 này của một số ngân hàng như sau: Vietinbank ( 6 – 7,4%), ABBank (3,65 – 6,3%),  AgriBank (4,9 – 7,4%), VIB (6 – 7,1%), TPBank (5.8 – 7,4%).

Đa dạng lựa chọn:

Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng tốt hơn, các ngân hàng hiện nay tung ra rất nhiều gói tiết kiệm khác nhau, có kỳ hạn, không kỳ hạn, một tuần, 1 tháng,…giúp đáp ứng tối đa nhu cầu của các khách hàng.

Bài xem nhiều Vay thế chấp sổ tiết kiệm

2.2. Nhược điểm của sổ tiết kiệm

Tuy sổ tiết kiệm mang nhiều lợi ích vượt trội, và được coi là kênh đầu tư truyền thống của rất nhiều người. Nhưng cũng có những nhược điểm nhất định, chúng ta cần nắm rõ để sử dụng sổ tiết kiệm thông minh hơn.

Dễ thất lạc:

Vì sổ tiết kiệm chỉ là một cuốn sổ nhỏ bằng giấy nên rất dễ bị thất lạc, rách nát khi không bảo quản kỹ lưỡng. Và có thể bị cháy nếu không may xảy ra sự cố cháy nổ. 

Chức năng bị hạn chế: 

Trong trường hợp xấu nhất, chủ sở hữu sổ tiết kiệm có chuyện không may xảy ra. Thì gia đình và người thân sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong xác minh, cũng như thực hiện các giao dịch với sổ tiết kiệm.

Lãi suất: 

Mức độ canh tranh khi đầu tư vô sổ tiết kiệm truyền thống có phần kém hơn so với các hình thức gửi tiết kiệm online hiện nay.

3. Thủ tục mở sổ tiết kiệm

so-tiet-kiem
Thủ tục mở sổ tiết kiệm

Hiện nay, có hai hình thức để mở sổ tiết kiệm phổ biến được các ngân hàng cung cấp cho khách hàng là mở sổ trực tiếp tại quầy và mở sổ online thông qua ứng dụng của ngân hàng.

3.1 Mở sổ trực tiếp tại ngân hàng

Bước 1: Khách hàng cần mang theo CMND/CCCD/Hộ chiếu tới ngân hàng.

Bước 2: Khách hàng sẽ được các nhân viên tại ngân hàng hướng dẫn điền vào form đăng ký.

Bước 3: Nhân viên sẽ nhận số tiền khách hàng muốn gửi tiết kiệm và tiến hành in sổ, đóng dấu.

Bước 4: Nhân viên bàn giao sổ tiết kiệm cho khách hàng giữ 

3.2 Mở sổ online qua ứng dụng Internet Banking của ngân hàng

Bước 1: Mở tài khoản thanh toán và đăng ký dịch vụ Internet Banking của ngân hàng.

Bước 2: Đăng nhập vào tài khoản Internet Banking.

Bước 3: Chọn mục Sổ tiết kiệm> Nhập số tiền gửi>Chọn kỳ hạn> Chọn thời hạn gửi

Bước 4: Nhập mã kiểm tra và chọn xác nhận

Bước 5: Nhập mã OTP được gửi về điện thoại

Bước 6: Giao dịch thành công, kết thúc giao dịch.

4. Lưu ý khi mở sổ tiết kiệm

4.1 Cần chuẩn bị bao nhiêu tiền khi mở sổ tiết kiệm?

Mỗi ngân hàng sẽ quy định một số tiền gửi tiết kiệm khác nhau. Vì vậy, trước khi tiến hành gửi tiết kiệm, hãy tìm hiểu kỹ ngân hàng bạn muốn gửi yêu cầu số tiền gửi tối thiểu ở mức nào. Cùng tham khảo mức gửi tối thiểu của một số ngân hàng ngay bên dưới đây:

Mức  tiền gửi tối thiểu để mở sổ tiết kiệm tại một số ngân hàng như sau: BIDV và Vietcombank là 500.000 VND; ACB, Techcombank và VIB là 1.000.000 VND; Timo là 100.000 đồng. 

4.2 Cách để gửi thêm tiền vào sổ tiết kiệm

Đối với sổ tiết kiệm thông thường: Khi muốn nạp thêm tiền vào sổ tiết kiệm. Cần mang theo CMND/CCCD đến trực tiếp chi nhánh/phòng giao dịch của ngân hàng. Yêu cầu nạp thêm tiền vào sổ và làm theo hướng dẫn của nhân viên ngân hàng.

Đối với sổ tiết kiệm online: Khi muốn nạp thêm tiền vào sổ, cần đăng nhập vào Internet Banking Sau đó thực hiện chuyển khoản số tiền cần nạp từ tài khoản thanh toán của bạn sang sổ tiết kiệm online.

4.3 Cách tính lãi suất tiền gửi tiết kiệm 2022

Có 2 cách tính lãi suất tương tự nhau:

  1. Tiền lãi = Số tiền gửi x Lãi suất (% năm) x (Số ngày gửi/360)
  2. Tiền lãi = Số tiền gửi x Lãi suất (% năm)/12 x Số tháng gửi

4.4 Ngày đáo hạn và tất toán sổ tiết kiệm là gì?

  • Mỗi tài khoản tiết kiệm đều có ngày đáo hạn hay dễ hiểu hơn là ngày hết hạn cố định được quy định. Đến ngày này, bạn có thể đến ngân hàng thực hiện tất toán để nhận lại toàn bộ cả tiền gốc và lãi. Ngày đáo hạn là ngày cuối cùng của tài khoản tiết kiệm được tính kể từ ngày bắt đầu làm sổ tiết kiệm tại ngân hàng.
  • Tất toán chính là hình thức ngân hàng cho phép bạn có thể rút tiền từ sổ tiết kiệm. Thông thường nếu bạn gửi tiết kiệm không kỳ hạn thì bạn có thể tất toán bất kỳ thời điểm nào mà bạn có nhu cầu. 

5. Kinh nghiệm gửi tiết kiệm để sinh lời nhiều, hiệu quả

5.1 Ưu tiên chọn ngân hàng uy tín

Hiện nay, các ngân hàng để tăng tính cạnh tranh nhằm thu hút thêm nhiều khách hàng, đã đưa ra rất nhiều gói lãi suất ưu đãi. Tuy nhiên, khách hàng cần cân nhắc và ưu tiên chọn các ngân hàng có uy tín và lâu năm. Ngân hàng, cần thỏa mãn các yếu tố sau: Lãi suất gửi tiết kiệm hấp dẫn, giao dịch an toàn, các loại gửi tiết kiệm đa dạng, nhiều chính sách ưu đãi,…

so-tiet-kiem
Lựa chọn ngân hàng uy tín

5.2. Lưu ý không gửi hết tiền vào ngân hàng

Trong giới tài chính nói riêng và các nhà đầu tư nói chung  đều biết và nắm rõ quy tắc “không bỏ trứng chung một giỏ”. Điều này giúp các nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro và đa dạng hóa mục đầu tư. Hãy bắt đầu bằng việc đa dạng hóa ngành nghề, đa dạng hóa nhiều loại tài sản,…

5.3. Kỳ hạn gửi tiết kiệm

Khi gửi tiết kiệm sẽ có nhiều kỳ hạn khác nhau tương ứng với từng mức lãi suất khác nhau. Tùy thuộc vào nhu cầu và điều kiện của mỗi người mà bạn có thể chọn cho mình mức kỳ hạn phù hợp. Bạn cũng có thể tham khảo một số lời khuyên của các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính sau đây:

Đối với trường hợp tài chính của bạn không ổn định, nhưng vẫn muốn gửi tiết kiệm thì hãy chọn kỳ hạn ngắn. Đồng thời, bạn có thể chia nhỏ khoản tiền tiết kiệm thành nhiều gói và rút tiền tiết kiệm để tránh mất lãi nhiều. 

Sổ tiết kiệm hiện nay rất phổ biến và được nhiều người tin dùng. Hi vọng những thông tin 3Gang cung cấp ở trên đã phần nào giải đáp thắc mắc về sổ tiết kiệm.