Sai lầm trong quản lý tài chính mà bạn nên tránh

Bạn có đang gặp phải khủng hoảng tài chính cá nhân không? Khủng hoảng tài chính cá nhân bùng nổ từ những sai lầm phát triển âm thầm trong việc quản lý tài chính. Cùng 3Gang tìm hiểu những sai lầm này và cách phòng tránh nhé.

1. Bạn không có quỹ dự phòng khẩn cấp trong kế hoạch quản lý tài chính

Quỹ dự phòng khẩn cấp là giải pháp “chống cháy” cho những rủi ro trong cuộc sống mà cần đến tiền. Việc thiếu quỹ khẩn cấp này khiến bạn có nguy cơ gặp rắc rối lớn hoặc tăng gánh nặng tài chính khi có trục trặc trong cuộc sống. Đừng để lỗ hổng quản lý này khiến các kế hoạch tài chính dài hạn của bạn bị ảnh hưởng

Quy du phong khan cap la giai phap “chong chay” cho nhung rui ro trong cuoc song ma can den tien
Quỹ dự phòng khẩn cấp là giải pháp “chống cháy” cho những rủi ro trong cuộc sống mà cần đến tiền

Quỹ dự phòng khẩn cấp có ích gì khi quản lý tài chính

Tác dụng thứ nhất

Quỹ dự phòng khẩn cấp giúp bạn có một khoản “chống cháy” trong những tình huống khẩn cần đến hỗ trợ tài chính. Không chỉ là tai nạn, sức khỏe hay rắc rối bất chợt mà còn là những khoản chi tiêu nằm ngoài dự tính. Ví dụ như khoản mượn “nóng” từ người khác cần trả nợ ngay hay một tấm vé xe, vé máy bay vì trễ chuyến.

Tương tự như bảo hiểm nhưng linh động hơn, quỹ khẩn cấp cho bạn một tấm khiên bảo vệ tạm thời trong mọi tình huống. Quỹ này còn hạn chế tối đa việc bạn phải đi vay, hoặc “giật gấu vá vai” lấy khoản nọ bù khoản kia, ảnh hưởng tới các khoản tích lũy dài hạn trong kế hoạch tài chính của bạn

Quy du phong khan cap khong chi can thiet khi ban gap tai nan, van de suc khoe hay rac roi bat chot ma con la nhung khoan chi tieu nam ngoai du tinh
Quỹ dự phòng khẩn cấp không chỉ cần thiết khi bạn gặp tai nạn, vấn đề sức khỏe hay rắc rối bất chợt mà còn là những khoản chi tiêu nằm ngoài dự tính

Tác dụng thứ hai

Bên cạnh tác dụng khiến bạn yên tâm hơn trong khi có các tình huống khẩn cấp xảy ra, quỹ dự phòng còn giúp giảm thiểu thiệt hại khi xảy ra sự cố từ các những khoản phân bổ tiền cá nhân. Không phải lúc nào kế hoạch tài chính bạn vạch ra cũng sẽ luôn suôn sẻ. Một vài mục phân bổ như đầu tư hoặc chi tiêu thường tiềm ẩn rủi ro và có biến động. 

Khi đó quỹ khẩn cấp sẽ là “tường rào” giữa các mục phân bổ trong kế hoạch của bạn. Mỗi khi có sự cố xảy đến, bạn có thể sử dụng quỹ này thay vì cắt bớt các khoản trong kế hoạch tài chính. Sau đó bạn không cần bù trừ hoặc tái phân chia lại các khoản nữa. Điều này giúp bạn giữ sự ổn định cho kế hoạch của bạn. Với các khoản tích lũy, sự ổn định dài hạn giúp các khoản này sinh lời đều đặn hơn.

Dự phòng quỹ khẩn cấp bao nhiêu là đủ?

Mức tiền cho quỹ dự phòng khẩn cấp của mỗi người là khác nhau. Theo các chuyên gia, mức lý tưởng nên để dành cho quỹ dự phòng là ít hơn hoặc bằng 3 – 6 tháng chi phí sinh hoạt cơ bản.

Nếu đang làm việc tự do thì cần có giá trị quỹ nhiều hơn để bổ sung và dự phòng cho những khoản chi phát sinh, bị thiếu hụt. 

2. Bạn để những khoản nợ ảnh hưởng tới quá trình quản lý tài chính cá nhân

Vay nợ không phải điều xấu. Thậm chí trong kinh doanh, vay nợ là điều cần thiết để tạo đòn bẩy cho doanh nghiệp. Hoặc khi bạn có một cơ hội đầu tư chợt đến, việc vay nợ để nắm lấy cơ hội là cần thiết.

Thế nhưng mọi thứ sẽ là ác mộng nếu những khoản nợ này vượt khỏi tầm kiểm soát của bạn.

Nợ xấu là nợ thế nào?

Nếu bạn đang có những biểu hiện sau thì tình trạng nợ của bạn đang dần khiến bạn rơi vào khủng hoảng tài chính.

  • Thường xuyên vay tiền: Như mình đã nói ở trên, vay nợ không phải điều xấu. Nhưng nếu bạn liên tục phải mượn tiền, tần suất mượn tiền cứ tăng lên mà khả năng trả các khoản nợ đều hạn chế, tức là bạn đang có một khoản nợ tương đối xấu rồi đấy
  • Phụ thuộc vào thẻ tín dụng: Loại thẻ này dù cho phép người dùng chi tiêu linh hoạt nhưng thường có lãi suất cao. Nếu bạn không có khả năng trả lại đầy đủ số dư thẻ vào đúng hạn định, khoản nợ trong thẻ sẽ bắt đầu tính lãi, cộng dồn lãi và có cả phí phạt trả chậm. Đây là một khoản nợ xấu đến rất nhanh mà bạn không kịp ngờ tới. Trả chậm, không đủ khả năng thanh toán đúng hạn các hóa đơn tính dụng đang tạo ra những khoản nợ xấu.
Moi thu se la ac mong neu nhung khoan no xau vuot khoi tam kiem soat cua ban.
Mọi thứ sẽ là ác mộng nếu những khoản nợ xấu vượt khỏi tầm kiểm soát của bạn
  • Dùng khoản vay này trả cho khoản vay kia: khi khả năng trả các khoản nợ của bạn dần giảm xuống, việc đầu tiên nhiều người nghĩ đến là vay một khoản ở nơi này để trả khoản nợ chỗ kia. thậm chí vay lãi những khoản vay ngắn hạn. Nhưng mức lãi cao trên trời và đẻ ra nhanh chóng khiến tình trạng nợ của bạn sẽ ngày một thêm tệ mà thôi.

Nhiều người đã đi vay mới để trả khoản vay cũ. Việc “giật gấu vá vai” kiểu này sẽ tạo ra một chu kỳ nợ mới với tiền nợ tăng theo cấp số nhân. Và khiến bạn kiệt sức. Tìm đến các tổ chức tín dụng là biểu hiện của việc khủng hoảng tài chính đang lớn dần

  • Thanh toán hóa đơn không đúng hạn, hoặc không có đủ khả năng thanh toán các hóa đơn là biểu hiện của những rắc rối tài chính nghiêm trọng. Khoản thanh toán muộn có thể tạo ra những hậu quả nặng nề mà bạn không nghĩ tới. Chẳng hạn ảnh hưởng tới điểm tín dụng cá nhân của bạn. Khiến bạn khó vay tiền cho những công việc lớn trong tương lai như mua xe, mua nhà, vay ngân hàng đi học,… Thói quen trả chậm nợ được hình thành cũng không tốt chút nào trong quá trình quản lý tài chính cá nhân

Làm thế nào để hết nợ xấu?

Một cách đơn giản để hết nợ xấu trước tiên là có nhận thức và ý thức trong việc vay nợ, trả nợ của bản thân mình. Nợ nần hay bất kỳ chuyện gì trong cuộc sống đều cần bạn có thái độ đối mặt, chịu trách nhiệm, không trốn tránh thì mới giải quyết được.

Cụ thể trước khi quyết định vay tiền vì bất kỳ lý do gì, hãy đánh giá xem có thực sự cần vay khoản này không. Bạn có thể trả nợ ở mức độ nào, trong bao lâu. Đồng thời hãy lên một lộ trình thanh toán tiền nợ chi tiết nếu có ý định vay nợ.

Trong những trường hợp thực sự cần vay tiền mà không thể trả nợ trong thời gian ngắn, hãy nói rõ với chủ nợ để có phương án trả nợ tốt nhất, giữ uy tín bản thân.

Mot cach don gian de het no xau truoc tien la co nhan thuc va y thuc trong viec vay no
Một cách đơn giản để hết nợ xấu trước tiên là có nhận thức và ý thức trong việc vay nợ

3. Đặt cược vào các khoản đầu tư mạo hiểm

Khi đầu tư mạo hiểm trở nên … thật sự mạo hiểm

Đầu tư luôn đi kèm với rủi ro là điều mà ai cũng biết. Đầu tư có lợi nhuận lớn thì đồng nghĩa là rủi ro cũng cao. Những loại hình rủi ro cao thường hay được gọi với cái tên “đầu tư mạo hiểm”

Nếu bạn là nhà đầu tư có kiến thức về thị trường và có kinh nghiệm thì không nói. Nhưng nếu bạn chưa có sự tìm hiểu kỹ càng, không trang bị kỹ cho bản thân kiến thức về quản trị rủi ro. Bên cạnh đó bạn thiếu kinh nghiệm đầu tư, nhưng vẫn quyết định dấn thân vào những khoản đầu tư mạo hiểm. Thì lúc đó … thực sự là rất mạo hiểm. 

Đây là cách nhanh nhất dẫn đến khủng hoảng tài chính cá nhân trong tương lai. 

Dau tu khi ban than chua co kien thuc, khong tim hieu ky cang thi that su rat mao hiem
Đầu tư khi bản thân chưa có kiến thức, không tìm hiểu kỹ càng thì thật sự rất mạo hiểm

Quản lý tài chính khi đầu tư mạo hiểm thế nào?

Ngoài các kiến thức đầu tư cần trang bị bài bản, bạn cần tìm hiểu thêm các kỹ thuật đầu tư liên quan. Cụ thể như sau:

  • Để ý tới các chỉ số, tin tức biến động bất thường. Tin tức kinh tế ảnh hưởng trực tiếp tới các chỉ số đầu tư của bạn. Vì vậy hãy theo dõi thông tin và mạnh dạn dừng những khoản đầu tư đang có diễn biến xấu
  • Đa dạng danh mục đầu tư, không chỉ tập trung vào đầu tư mạo hiểm hay an toàn. Hãy chia nhỏ khoản tiền và bỏ vào nhiều sản phẩm đầu tư khác nhau. Đây là nguyên tắc cơ bản “không bỏ hết trứng vào một giỏ” trong đầu tư.
  • Ưu tiên đầu tư dài hạn để cân bằng tính mạo hiểm của việc đầu tư. Đầu tư dài hạn luôn có tính an toàn hơn so với đầu tư ngắn hạn. Dù thị trường có biến động thế nào. 
  • Chọn đơn vị tư vấn đầu tư chuyên nghiệp để ủy thác đầu tư uy tín: nếu bạn là nhà đầu tư mới, nhà đầu tư nghiệp dư chưa có nhiều kinh nghiệm về thị trường. 

Lời kết

Để hành trình quản lý tài chính cá nhân được suôn sẻ, bạn cần trang bị cho mình nhiều kỹ năng hơn. Một trong số đó là nhận định được những rủi ro. Tránh xa những sai lầm phổ biến là bạn đã tránh được những tình huống xấu nhất.