Bảo hiểm chi trả số tiền lên tới vài chục nghìn tỷ đồng để bồi thường

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, ngành bảo hiểm đã có mặt tại rất nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Tại Việt Nam, ngành Bảo hiểm chi trả số tiền lên tới vài chục nghìn tỷ đồng để bồi thường cho các khách hàng tham gia bảo hiểm mỗi năm. 

Bảo hiểm là gì?

Bảo hiểm là một hoạt động mà thông qua đó, một cá nhân có quyền được hưởng khoản tiền trợ cấp bảo hiểm nhờ vào một khoản đóng góp cho mình hoặc người thứ ba khi rủi ro xảy ra. Khoản trợ cấp này được chi trả bởi một tổ chức. Tổ chức này sẽ có trách nhiệm đối với toàn bộ các rủi ro và đền bù đầy đủ mọi thiệt hại theo các phương pháp của thống kê.

Hiện nay, các sản phẩm bảo hiểm được triển khai thực hiện hoặc bán thông qua các cơ quan hoặc doanh nghiệp bảo hiểm thuộc sự quản lý của Nhà nước. Ví dụ các công ty bảo hiểm nhân thọ triển khai bán các loại bảo hiểm hiện nay như sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, các công ty bảo hiểm phi nhân thọ triển khai bán các sản phẩm bảo hiểm ô tô, bảo hiểm nhà, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm du lịch…, còn cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội hoặc bảo hiểm thất nghiệp,….

Vai trò của ngành bảo hiểm đối với một quốc gia

Đối với một quốc gia, ngành bảo hiểm có những vai trò quan trọng sau đây:  

Tạo công việc cho người dân

Ngành bảo hiểm tạo ra nhiều việc làm
Ngành bảo hiểm tạo ra nhiều việc làm

Với sự phát triển của ngành bảo hiểm, rất nhiều công ty bảo hiểm đã được thành lập hoặc mở rộng phạm vi hoạt động sang Việt Nam với nhiều cơ sở từ Bắc đến Nam. Chính vì vậy, để đảm bảo hoạt động của công ty, rất nhiều doanh nghiệp bảo hiểm đã liên tục tuyển dụng các đại lý bảo hiểm, chuyên viên tư vấn tài chính, … trên toàn quốc. Điều này đã tạo ra việc làm ổn định cho người, góp phần làm giảm đáng kể tỷ lệ thất nghiệp.

Theo thống kê của Cục Quản lý và Giám sát bảo hiểm thuộc Bộ Tài chính, tính đến thời điểm cuối năm 2022, số hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có hiệu lực trên cả nước đã lên tới con số gần 14 triệu hợp đồng và tạo ra hơn 900.000 việc làm cho người dân

Huy động nguồn vốn nhàn rỗi để hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư dài hạn 

Huy động nguồn vốn nhàn rỗi để hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư dài hạn 
Huy động nguồn vốn nhàn rỗi để hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư dài hạn

Với mô hình thu phí bảo hiểm trước và chi trả quyền lợi bảo hiểm sau, phí bảo hiểm sau khi thu được từ khách hàng sẽ được các doanh nghiệp bảo hiểm đem đi gửi ngân hàng hoặc đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu địa phương hoặc bất động sản,… Nhờ đó, nguồn vốn nhàn rỗi của người dân sẽ được sử dụng hiệu quả, giúp dòng tiền luân chuyển nhanh và góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Theo thống kê của Cục Quản lý và Giám sát bảo hiểm, trong năm 2022 vừa qua, tổng lượng tiền đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ vào nền kinh tế ước tính đạt khoảng 592.811 tỷ đồng.

Góp phần làm giảm gánh nặng ngân sách cho quốc gia

Bảo hiểm nhân thọ sẽ giúp làm giảm gánh nặng ngân sách quốc gia cho việc chăm sóc người già và những người phụ thuộc khi người trụ cột trong gia đình không may xảy ra sự cố khiến khiến bản thân người đó không thể tạo ra kinh tế cho gia đình, thậm chí còn khiến gia đình tốn kém thêm chi phí. Khi những rủi ro này không may xảy đến, người được bảo hiểm có thể tự đảm bảo về tài chính mà không cần sự hỗ trợ tài chính từ phía nhà nước.

Trong những năm trở qua, thị trường bảo hiểm đã chứng kiến rất nhiều trường hợp chi trả quyền lợi bảo hiểm lên đến con số hàng chục tỷ đồng cho người thụ hưởng. 

Ngành bảo hiểm chi trả số tiền lên tới vài chục nghìn tỷ đồng để bồi thường mỗi năm 

Ngành bảo hiểm chi trả số tiền lên tới vài chục nghìn tỷ đồng để bồi thường mỗi năm 
Ngành bảo hiểm chi trả số tiền lên tới vài chục nghìn tỷ đồng để bồi thường mỗi năm

Hàng năm, ngành bảo hiểm chi trả số tiền lên tới vài chục nghìn tỷ đồng để bồi thường cho khách hàng là các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp.

Mặc dù trong năm 2022, nền kinh tế Việt Nam đối diện với nhiều khó khăn và thách thức do ảnh hưởng của dịch bệnh và những biến động của thị trường chứng khoán nhưng thị trường bảo hiểm tại Việt Nam vẫn duy trì được mức tăng trưởng khá. Các chỉ tiêu tăng trưởng quan trọng của ngành đều được giữ ở mức tăng trưởng khả quan.

Trong năm 2022, số tiền mà các công ty bảo hiểm nhân thọ chi trả cho khách hàng đã đạt 44.186 tỷ đồng, tăng 34% so với năm trước. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ cũng đầu tư trở lại nền kinh tế khoảng 592.811 tỷ đồng, tăng 13,9% so với năm 2021.

Dưới đây là số tiền mà một số doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ lớn tại Việt Nam đã chi trả trong năm 2022:

  • Prudential Việt Nam: Trong năm 2022, Prudential Việt Nam đã chi trả gần 9.600 tỷ đồng cho khách hàng (tăng 11% so với năm 2021). Trong đó, số tiền chi trả cho các quyền lợi bảo hiểm bao gồm quyền lợi tử vong, quyền lợi về thương tật toàn bộ và vĩnh viễn, quyền lợi bệnh hiểm nghèo và quyền lợi chăm sóc y tế là hơn 1.600 tỷ đồng, tăng 35% so với năm 2021. 
  • Manulife Việt Nam: Cũng trong năm 2022, công ty bảo hiểm nhân thọ Manulife Việt Nam đã chi trả gần 7.000 tỷ đồng cho khách hàng. Doanh nghiệp này từng ghi nhận kỷ lục trên thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam với việc thanh toán quyền lợi bảo hiểm là hơn 68 tỷ đồng cho một khách hàng vào hồi tháng 11/2021.
  • Dai-ichi Life Việt Nam: Theo số liệu của Dai-ichi Life Việt Nam, từ năm 2008 đến năm 2022, công ty này đã chi trả quyền lợi bảo hiểm nhân thọ là hơn 15.000 tỷ đồng cho 1,4 triệu trường hợp. Năm 2022, Dai-ichi Life Việt Nam đã chi trả quyền lợi bảo hiểm lên tới trên 3.000 tỷ đồng cho hơn 190.000 trường hợp, trong đó có gần 2.000 tỷ đồng cho các quyền lợi về tử vong, bệnh hiểm nghèo, thương tật toàn bộ và vĩnh viễn và chăm sóc y tế.
  • Hanwha Life Việt Nam: Chỉ riêng năm 2022, Hanwha Life Việt Nam đã thực hiện thanh toán quyền lợi bảo hiểm cho gần 51.000 trường hợp, tăng 63% so với năm trước với tổng số tiền chi trả quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng ước tính khoảng hơn 402 tỷ đồng, tăng 41% so với năm trước. Các quyền lợi bảo hiểm này bao gồm quyền lợi về tử vong, bệnh hiểm nghèo, thương tật toàn bộ vĩnh viễn, hỗ trợ viện phí… 

Theo số liệu của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ đưa ra, trong 3 tháng đầu năm 2023, tổng số tiền mà các doanh nghiệp bảo hiểm chi trả quyền lợi cho khách hàng ước tính đạt khoảng 11.534 tỷ đồng, tăng 29,2% so với cùng kỳ năm 2022. Số tiền của doanh nghiệp bảo hiểm đầu tư trở lại nền kinh tế ước tính đạt khoảng 636.585 tỷ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2022. 

Công ty bảo hiểm có trách nhiệm đối với toàn bộ các rủi ro và đền bù đầy đủ mọi thiệt hại cho khách hàng
Công ty bảo hiểm có trách nhiệm đối với toàn bộ các rủi ro và đền bù đầy đủ mọi thiệt hại cho khách hàng

Việc chi trả quyền lợi bảo hiểm cũng được các doanh nghiệp thực hiện nhanh chóng, chính xác. Ví dụ như việc đẩy mạnh số hóa trong quy trình giải quyết quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng của Hanwha Life Việt Nam. Việc đẩy mạnh số hóa đã giúp công ty đã đạt được những kết quả ấn tượng, ví dụ như tỷ lệ hồ sơ yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm nộp qua kênh trực tuyến tăng từ 25% năm 2021 lên 56% trong năm 2022, thời gian trung bình để công ty xử lý quyền lợi bảo hiểm của khách hàng được rút ngắn xuống còn khoảng 6 ngày.

Đại diện các doanh nghiệp bảo hiểm cũng khẳng định cam kết sẽ luôn đồng hành, sẻ chia và là “tấm lá chắn” cho các khách hàng trước mọi biến cố trong cuộc sống.

Có thể nói, bảo hiểm có vai trò rất quan trọng đối với mỗi quốc gia. Việc ngành Bảo hiểm chi trả số tiền lên tới vài chục nghìn tỷ đồng để bồi thường cho các trường hợp khách hàng gặp rủi ro, sự cố trong cuộc sống đã giúp làm giảm áp lực cho ngân sách Nhà nước. Bên cạnh việc mua bảo hiểm để phòng ngừa rủi ro trong tương lai, bạn có thể lựa chọn cách gửi tiết kiệm vào 3Gang. Đây là một trong những ứng dụng tích lũy và đầu tư trực tuyến an toàn, uy tín nhất năm 2023, được nhiều khách hàng tin tưởng, lựa chọn.