Về mặt hình thức, chứng chỉ tiền gửi là một loại chứng chỉ do ngân hàng phát hành để huy động vốn từ các cá nhân và tổ chức. Vậy chứng chỉ tiền gửi có phải chứng khoán không? Tham khảo bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp các bạn giải đáp thắc mắc này một cách chi tiết nhé!
>> Xem thêm: https://3gang.vn/chung-chi-tien-gui-co-nhung-gi/
Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giúp các bạn giải đáp thắc mắc chứng chỉ tiền gửi có phải chứng khoán không? Phân biệt chi tiết giữa chứng chỉ tiền gửi và chứng khoán.
Chứng chỉ tiền gửi không phải chứng khoán.
Chứng chỉ tiền gửi có phải chứng khoán không?
Căn cứ theo Quy định tại Điều 4 của Luật Chứng khoán năm 2019 thì chứng chỉ tiền gửi không phải là chứng khoán. Dưới đây, chúng tôi sẽ giúp các bạn phân biệt kỹ hơn về hai loại này:
Khái niệm chứng chỉ tiền gửi
Chứng chỉ tiền gửi (Certificate of deposit) chính là loại giấy tờ có giá trị được các ngân hàng và các tổ chức tín dụng phát hành để huy động vốn từ cá nhân hoặc tổ chức. Đây là loại giấy tờ có giá trị gần giống như một quyển sổ tiết kiệm giúp thể hiện bạn đang có một khoản tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàng đó.
>> Xem thêm: https://3gang.vn/tim-hieu-chung-chi-tien-gui-ghi-danh-la-gi/
Khái niệm chứng khoán
Theo Điều 4 Luật chứng khoán năm 2019 đã đề cập thì chứng khoán sẽ bao gồm các loại: cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ, chứng quyền, quyền mua cổ phần, chứng chỉ lưu ký…Chứng khoán có thể hiểu là một loại hàng hóa trừu tượng được con người dùng để thỏa thuận, mua bán và có thể được sử dụng để thay thế hoặc đại diện cho một giá trị tài chính.
Mời bạn xem chi tiết cách tải App và tích lũy 3Gang Chi tiết hơn Tại đây
Về mặt bản chất, chứng khoán và chứng chỉ tiền được phát hành để thu hút các nhà đầu tư. Họ sẽ sử dụng số tiền nhàn rỗi của nhà đầu tư để đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh và góp phần mở rộng quy mô doanh nghiệp. Nhưng hình thức giao dịch của hai sản phẩm này lại hoàn toàn khác nhau nên chúng không thể là một được.
Chứng chỉ tiền gửi đo đơn vị nào phát hành?
Chứng chỉ tiền gửi do các tổ chức tín dụng và ngân hàng phát hành nhằm mục đích thu hút vốn đầu tư. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 11 Thông tư 01/2021/TT-NHNN thì khi phát hành chứng chỉ tiền gửi, các tổ chức tín dụng và ngân hàng cần đảm bảo nguyên tắc sau:
- Các tổ chức tín dụng, ngân hàng nước ngoài cần chủ động tổ chức các đợt phát hành chứng chỉ tiền gửi theo quy định và đảm bảo tỷ lệ an toàn theo quy định tại khoản 1 Điều 130 Luật Các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung) và theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.
- Các tổ chức tín dụng, ngân hàng nước ngoài khi thực hiện phát hành chứng chỉ tiền gửi trực tiếp cho người mua cần phải giao dịch tại địa điểm hợp pháp thuộc mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Nội dung được ghi trên chứng chỉ tiền gửi
Chứng chỉ tiền gửi cần phải được phát hành theo hình thức chứng chỉ hoặc chứng nhận quyền sở hữu chứng chỉ tiền gửi sẽ phải ghi các nội dung sau đây:
- Tên của tổ chức phát hành
- Tên gọi loại chứng chỉ tiền gửi
- Ký hiệu và số seri phát hành chứng chỉ
- Chữ ký của người đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng, các ngân hàng nước ngoài phát hành chứng chỉ tiền gửi và các chữ ký khác do tổ chức đó quy định.
- Mệnh giá, ngày phát hành, thời hạn, ngày đến hạn thanh toán.
- Lãi suất, phương thức trả lãi, thời điểm trả lãi, địa điểm thanh toán cả gốc và lãi.
- Họ tên của người mua
- Số Căn cước công dân, số hộ chiếu còn thời gian hiệu lực và địa chỉ của người mua (nếu người mua là cá nhân).
- Tên tổ chức đứng ra mua chứng chỉ tiền gửi, số giấy phép thành lập hoặc mã số thuế của doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, địa chỉ của tổ chức.
Vậy đầu tư vào chứng chỉ tiền gửi có an toàn không?
Theo các chuyên gia tài chính nhận định thì chứng chỉ tiền gửi là hình thức đầu tư an toàn, lãi suất cao. Đây là hình thức tiết kiệm tốt cho tương lai. Hiện nay, nhiều người đã lựa chọn đầu tư vào chứng chỉ quỹ những quyền lợi mà nó mang lại:
Quyền được hưởng lãi trên số tiền đã mua: Tương tự như hình thức gửi tiền gửi tiết kiệm. Hàng tháng nhà đầu tư chứng chỉ tiền gửi sẽ nhận được số tiền lãi suất trên số tiền gửi. Ngoài ra, chứng chỉ tiền gửi có thời gian dài hạn sẽ được hưởng mức lãi suất cao hơn so với tiền gửi tiết kiệm thông thường.
>> Xem thêm: https://3gang.vn/chung-chi-tien-gui-la-gi/
Quyền được thoải mái chuyển nhượng: Nếu như với hình thức gửi tiền tiết kiệm các bạn sẽ gặp khó khăn trong quá trình chuyển nhượng. Thì với chứng chỉ tiền gửi, khách hàng nếu có nhu cầu sử dụng tiền gấp hay không có nhu cầu sở hữu chứng chỉ tiền gửi đó nữa. Các bạn hoàn toàn có thể chuyển nhượng chứng chỉ tiền gửi của mình cho người khác. Và giá chuyển nhượng chứng chỉ sẽ do cả hai bên cùng thỏa thuận. Lúc này, các tổ chức tín dụng và ngân hàng phát hành sẽ đóng vai trò trung gian xác nhận quyền chuyển nhượng sở hữu chứng chỉ tiền đó.
Mua chứng chỉ tiền gửi các nhà đầu tư sẽ có nhiều lợi ích hấp dẫn.
Quyền được cho, tặng, biếu, thừa kế, ủy quyền cho người khác: Theo quy định của pháp luật và tổ chức phát hành thì khách hàng sở hữu chứng chỉ tiền gửi hoàn toàn có thể cho hoặc tặng lại cho bạn bè, con cái, cha mẹ, người thân… Thủ tục không quá phức tạp như tài sản thừa kế, cần có luật sư và người chứng kiến… Đối với những loại chứng chỉ tiền gửi dài hạn, khách hàng chỉ cần đến ngân hàng và tổ chức tín dụng phát hành để xác nhận mục đích cho, tặng, ủy quyền cho người khác. Khách hàng sẽ được hỗ trợ làm thủ tục cho hoặc tặng đơn giản, nhanh gọn.
Quyền được nhà nước bảo hộ: Chứng chỉ tiền gửi được các tổ chức tín dụng và ngân hàng phát hành theo quy định của Pháp luật Việt Nam. Nên đầu tư vào chứng chỉ tiền gửi sẽ là hình thức đầu tư an toàn và được nhà nước bảo hộ. Ngoài ra, chứng chỉ tiền gửi thường được phát hành bởi các tổ chức tài chính lớn nên các bạn có thể yên tâm tính thanh khoản cao.
Hướng dẫn cách mua chứng chỉ tiền gửi
Khi mua chứng chỉ tiền gửi, các bạn cần tìm hiểu kỹ thông tin về các loại chứng chỉ tiền gửi và thông tin về tổ chức phát hành. Sau đó, các bạn cần thực hiện theo những bước sau đây:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ mua chứng chỉ tiền gửi.
Một bộ hồ sơ mua chứng chỉ tiền gửi sẽ bao gồm các giấy tờ sau đây:
- Giấy đề nghị mua chứng chỉ tiền gửi.
- Giấy tờ tùy thân của cá nhân.
- Đối với người Việt Nam: CCCD/Hộ chiếu.
- Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu/Thị thực nhập cảnh còn hiệu lực.
Giao dịch mua chứng chỉ tiền gửi được thực hiện trực tiếp tại ngân hàng và các tổ chức tín dụng.
Bước 2: Tiến hành mua chứng chỉ tiền gửi
Khách hàng muốn mua chứng chỉ tiền gửi cần phải tìm đến địa điểm của tổ chức tín dụng và ngân hàng phát hành chứng chỉ tiền gửi để làm thủ tục mua bán. Sau khi hoàn tất thủ tục mua chứng chỉ tiền gửi, khách hàng sẽ nhận được một tờ giấy chứng chỉ tiền gửi ghi giá trị của chứng chỉ, ngày mua và ngày đáo hạn.
Trên đây, chúng tôi đã giúp các bạn tìm hiểu chứng chỉ tiền gửi có phải là chứng khoán không? Hy vọng sẽ giúp các bạn phân biệt được giữa hai hình thức đầu tư này và lựa chọn cho mình một hình thức đầu tư phù hợp. Nếu các bạn có một số tiền nhàn rỗi và chưa có kế hoạch đầu tư gì? Hãy bắt đầu với app 3Gang – Ứng dụng tích lũy và đầu tư thông minh hàng đầu tại Việt Nam. Bạn sẽ có cơ hội đầu tư và tích lũy với số vốn chỉ từ 50.000 VNĐ!