Lập kế hoạch chi tiêu 1 tháng là điều rất quan trọng mà nhiều người đã bỏ qua. Bởi lẽ, việc chi tiêu có kế hoạch cụ thể, rõ ràng và hợp lý sẽ giúp bạn kiểm soát được thu nhập và chi tiêu của mình một cách khoa học, góp phần tạo dựng một quỹ tiết kiệm cho tương lại. Vậy cách lập kế hoạch chi tiêu 1 tháng là gì? Cùng 3Gang đi tìm lời giải đáp ngay bạn nhé.
Lợi ích của việc lập kế hoạch chi tiêu
Nguyên tắc của quản lý chi tiêu chính là số tiền chi ra phải ít hơn số tiền kiếm được. Việc quản lý chi tiêu hàng ngày sẽ giúp bạn tránh bị cảm xúc cá nhân chi phối hành động, ví dụ như việc bạn bỏ tiền ra mua một món đồ mà mình không thực sự cần, sau đó về nhà không dùng đến và cảm thấy lãng phí số tiền mình đã chi ra.
Thực tế thì mỗi người đều có những mục tiêu dài hạn trong tương lai như đi du lịch, sắm nhà, xe, nghỉ hưu sớm hoặc dành ra vài năm để học tập, giáo dục con cái…. Và nếu bạn theo dõi chi tiêu hàng tháng, bạn sẽ biết rõ mức thu nhập của mình cũng như chi phí mà bản thân đã bỏ ra là bao nhiêu, từ đó có kế hoạch cụ thể để phù hợp với mục tiêu tương lai.
Bên cạnh đó, việc lập kế hoạch chi tiêu cũng giúp bạn tạo được thói quen là chuẩn bị khoản dự phòng cho những tình huống bất ngờ, ví dụ như tiệc tùng, đau ốm, tai nạn, hỏng xe, người thân cần giúp đỡ, … Những trường hợp này thường sẽ tiêu tốn khá nhiều tiền, vậy nên bạn hãy luôn chuẩn bị sẵn một khoản “phòng thân” để có thể chủ động giải quyết vấn đề trong mọi tình huống.
Nói tóm lại, lợi ích của việc lập ra kế hoạch chi tiêu là giúp bạn có cái nhìn cụ thể, chi tiết hơn về những khoản chi hàng tháng. Bạn sẽ biết được khoản nào là cần thiết, khoản nào là không thực sự cần và nên hạn chế, cắt giảm để tránh lãng phí tiền.
Cách lập kế hoạch chi tiêu 1 tháng
Để có thể xây dựng kế hoạch chi tiêu 1 tháng cụ thể, khoa học và hợp lý, các bạn hãy thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Ghi chép lại tất cả các khoản chi hàng ngày
Mục đích của việc ghi chép này là để tìm hiểu thói quen chi tiêu của chính bạn trong một tháng. Bạn hãy ghi chép và phân loại các khoản chi theo hình thức thanh toán là: chuyển khoản, thẻ tín dụng, tiền mặt, thẻ ATM, ví điện tử,…. Đồng thời lưu giữ các hóa đơn, biên lai tiền điện nước, tiền nhà,… và các khoản chi phí cố định hàng tháng khác.
Hết một tháng, bạn sẽ có một danh sách tổng kết những khoản mình đã tiêu trong một tháng và số tiền còn dư cho tháng sau. Hãy nhớ rằng, đây là giai đoạn để bạn tìm hiểu thói quen chi tiêu của bản thân, do đó, bạn không nên cố gắng kiểm soát các khoản chi của mình.
Bước 2: Phân loại các khoản chi trong một tháng
Các khoản chi tiêu trong một tháng có thể được phân loại như sau:
– Chi cho nhu cầu nhà ở, ăn uống, may mặc
Các khoản chi cho nhu cầu quần áo, ăn uống là khoản thường có ở mỗi người. Riêng đối với những người chưa có nhà ở ổn định thì phải có thêm khoản tiền thuê nhà hàng tháng.
Ngoài các khoản chi phí trên, nhiều người còn có các khoản như thuế bất động sản, trả thế chấp và các chi phí tiện ích như điện, nước,…. Trong những loại phí này thì có một số loại có thể thay đổi hàng tháng, vì vậy bạn cần phải ghi nhớ để không xảy ra trường hợp các khoản chi vượt mức cho phép.
– Chi cho nhu cầu di chuyển
Khoản chi này sẽ bao gồm chi phí thuê hoặc mua xe oto, xe máy trả góp, chi phí xăng dầu, chi phí xe đi ôm, xe bus,…. chi phí sửa chữa, bảo dưỡng xe và một số loại phí dịch vụ khác.
– Chi cho vấn đề sức khỏe
Khoản chi này sẽ bao gồm chi phí thăm khám, chữa bệnh, tiền thuốc kê đơn hoặc thuốc bổ, phí kiểm tra sức khỏe định kỳ, bảo hiểm y tế hoặc các khoản chi cho việc chăm sóc sức khỏe của gia đình.
– Chi cho học tập
Các khoản chi cho việc học tập có thể là tiền học chính, học thêm, mua sách giáo khoa, máy tính cá nhân, văn phòng phẩm hoặc các trang thiết bị khác phục vụ cho môn học,….
– Chi cho nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí
Các khoản phí này có thể là chi phí vé tàu xe, khách sạn khi đi du lịch, tiền vé xem phim, xem bóng đá, chơi thể thao, làm đẹp, đi dã ngoại, mua sắm các thiết bị massage,…..Hoặc nó cũng có thể là khoản phí trả cho việc về quê thăm gia đình hay thuê người trông trẻ cho ba mẹ đi làm.
– Chi cho nhu cầu giao tiếp xã hội
Khoản này sẽ bao gồm chi cho đám cưới, hội họp, thăm viếng, sinh nhật, lễ tết, quyên góp từ thiện,… Ngoài các khoản chi chính trên, có một số khoản chi mà bạn cũng nên chú ý, đó là các khoản chi dự trù cho tương lai, ví dụ như bảo hiểm, gửi tiết kiệm,….
Bước 3: Lên kế hoạch chi tiêu 1 tháng
Sau khi đã có trong tay ghi chép về thói quen chi tiêu của bản thân và đã phân loại chúng theo hạng mục, việc bạn cần làm tiếp theo là phân bổ thu nhập hàng tháng của bạn vào các hạng mục cụ thể, theo tỉ lệ phần tram. Ở bước này, bạn cần chú ý đối chiếu với thói quen chi tiêu xem của bản thân xem bạn có đang phân bổ quá ít hoặc quá nhiều cho một khoản nào không.
Để có kế hoạch chi tiêu 1 tháng cụ thể, khoa học, bạn hãy sử dụng Excel để lập bảng thống kê.
Bước 1: Mở ứng dụng Excel trên máy tính hoặc điện thoại thông minh của bạn ra.
Bước 2: Hãy phân các khoản chi thành 2 cột riêng biệt, đó là cột “Dự tính” và cột “Thực tế”. Trong cột “Dự tính”, bạn hãy ghi số tiền được khoán cho mỗi khoản chi vào đầu tháng, còn trong cột “Thực tế”, bạn sẽ ghi số tiền mà mình thực sự đã sử dụng cho từng khoản vào cuối tháng.
Đây là bước quan trọng mà bạn cần phải làm và phải điền thật đầy đủ, chi tiết để lên kế hoạch giám sát cũng như thực hiện chúng.
Thông thường, mọi người sẽ dành khoảng 2/3 thu nhập cho những khoản chi tiêu thiết yếu nhất, đó là nhà ở, ăn uống và phương tiện đi lại. Phần thu nhập còn lại sẽ dành để tiết kiệm, trả lãi ngân hàng (nếu có) hoặc để mua sắm, giải trí.
Theo khuyến cáo của nhiều chuyên gia tài chính thì bạn nên dành từ 10 – 15% tổng số tiền kiếm được hàng tháng vào việc tiết kiệm. Khoản tiền này bạn có thể dùng để đầu tư hoặc trang trải tài chính khi bạn gặp khó khăn…
Lưu ý: Trong nhiều trường hợp, số tiền thực tế chi cho mỗi tháng sẽ thay đổi theo thời gian. Do đó, sau mỗi tháng, bạn cần phải theo dõi và đối chiếu cột “Dự tính” và “Thực tế”. Điều này sẽ giúp bạn có cái nhìn chi tiết, chính xác hơn về cách chi tiêu của mình trong một thời gian dài, từ đó đưa ra sự điều chỉnh hợp lí.
Một số mẹo quản lý chi tiêu 1 tháng
Việc quản lý chi tiêu không hề dễ dàng với rất nhiều người. Nếu bạn cũng gặp khó khăn trong vấn đề này, bạn có thể tham khảo một số mẹo sau:
1. Phân loại các khoản chi tiêu cá nhân
Về cơ bản thì những khoản chi tiêu cá nhân trong tháng có thể chia thành:
- Chi phí tối thiểu: Bao gồm tiền ăn uống, quần áo, nhà ở, điện nước, chi phí giáo dục con cái, đi lại… . Khoản phí này sẽ chiếm khoảng 50 – 55% thu nhập
- Chi tiêu lãi phí: Bao gồm tiền trả nợ, tiền tiết kiệm, … . Khoản này chiếm khoảng 20 – 25% tổng thu nhập.
- Chi phí phát sinh: Gồm có chi phí cho cưới hỏi, tiệc tùng, mua sắm, giải trí, du lịch,…. Khoản này chiếm 20 – 30% tổng thu nhập.
Bạn có thể áp dụng một số quy tắc trong quản lý chi tiêu cá nhân như phương pháp 6 chiếc lọ tài chính, phương pháp 50/20/30 hoặc phương pháp Nhật Bản Kakeibo để chia nhỏ chi phí thêm nữa. Điều này sẽ giúp bạn kiểm soát và quản lý chi tiêu chặt chẽ hơn.
2. Phân bổ chi tiêu một cách hợp lý dựa vào mức thu nhập
Trước khi lên kế hoạch quản lý chi tiêu, bạn cần phải xác định mức thu nhập mà mình kiếm được hàng tháng. Thực tế, có rất nhiều người mải mê với guồng quay của cuộc sống mà không thực sự biết mình đang có bao nhiêu tiền. Kết quả là tiêu xài hoang phí, từ đó sinh ra nhiều khoản nợ không đáng có.
Chính vì vậy, bạn cần xác định được mức thu nhập hàng tháng của mình rồi mới lựa chọn các phương pháp quản lý tài chính cá nhân sao cho phù hợp với số tiền đó nhất. Ban đầu, việc chi tiêu có thể chưa hợp lý nhưng theo thời gian, bạn sẽ rút được kinh nghiệm và dần hoàn thiện bản thân hơn.
3. Loại bỏ những khoản chi không cần thiết
Có rất nhiều khoản chi nằm trong chi phí thiết yếu mà bạn có thể giảm xuống được, ví dụ như chi phí ăn uống, đi lại, tiền điện nước… Tuy nhiên, bạn cần phải có kế hoạch cụ thể thì mới có thể tiết kiệm tối đa được khoản này bởi chúng nằm trong dạng thiết yếu và chiếm gần như một nửa tổng thu nhập.
Tiếp đó, bạn cũng cần hết sức lưu ý trong việc mua sắm. Bạn hãy mua những thứ thực sự cần thiết chứ không nên mua những thứ mình muốn. Khi đang trong quá trình quản lý chi tiêu, bạn hãy thường xuyên tự hỏi bản thân rằng, những món đồ mình sắp mua liệu có thực sự cần thiết, chúng sẽ mang lại lợi ích gì, đặc biệt là giá trị của chúng có ảnh hưởng gì tới kế hoạch chi tiêu của bạn không.
Cuối cùng, bạn nên hạn chế sử dụng các dịch vụ không cần thiết, ví dụ như vệ sinh xe, dọn dẹp nhà cửa, giặt quần áo, nấu ăn….bởi lẽ, những việc này bạn hoàn toàn có thể tự thực hiện được.
4. Tạo tài khoản gửi tiền tiết kiệm hàng tháng
Theo như kế hoạch chi tiêu 1 tháng, bạn chắc chắn phải có một khoản tiết kiệm cố định. Do đó, ngay khi nhận về thu nhập mỗi tháng, bạn nên trích luôn một khoản tiền vào tài khoản tiết kiệm.
Bạn có thể gửi tiết kiệm ngân hàng hoặc gửi vào các ứng dụng tích lũy tài chính, ví dụ như ứng dụng 3Gang. Hiện nay, 3Gang đang có rất nhiều gói tích lũy, từ không kỳ hạn tới có kỳ hạn (1 tháng, 3 tháng, 4 tháng, 5 tháng, 6 tháng và 12 tháng) với lãi suất vô cùng hấp dẫn. Đặc biệt, lãi suất gói tích lũy có kỳ hạn 12 tháng, nhận lãi cuối kỳ của 3Gang đang là 11%. Đây cũng chính là mức lãi suất cao nhất thị trường hiện nay.
5. Trích một khoản tiền để đầu tư
Đầu tư chính là một cách giúp bạn đề phòng sự mất giá của đồng tiền khi xảy ra lạm phát. Nó cũng là một cơ hội đem về cho bạn một nguồn thu nhập thụ động, tăng số tiền tiết kiệm lên và giúp bạn đến gần hơn với các mục tiêu lớn trong tương lai.
Nếu muốn thu lợi nhuận nhanh và có kiến thức về thị trường tài chính, chứng khoán, bạn có thể lựa chọn đầu tư vào cổ phiếu hoặc các bất động sản với tiềm năng lên giá… Còn nếu muốn có lợi nhuận cố định trong dài hạn và an toàn, bạn nên cân nhắc một số hình thức như mua chứng chỉ quỹ, gửi tiết kiệm ngân hàng,….
Trên đây là những chia sẻ của 3Gang về lợi ích và cách lập kế hoạch chi tiêu 1 tháng mà bạn có thể tham khảo. Có thể thấy rằng, việc lập kế hoạch chi tiêu 1 tháng là điều mà tất cả mọi người đều nên thực hiện. Hãy bắt đầu ngay hôm nay để tiến gần hơn với tự do tài chính trong tương lai bạn nhé.