Bạn là người mới đi làm hay bạn là người đã có sự nghiệp ổn định thì vấn đề tự do tài chính luôn là mục tiêu chung mà mọi người đang hướng đến. Nhưng để đạt được tự do tài chính thì đòi hỏi tất cả chúng ta phải có ý chí và nỗ lực hết mình. Vậy tự do tài chính là gì? Làm thế nào để đạt được điều đó? Hãy cùng 3Gang khám phá bản chất của tự do tài chính thông qua bài viết dưới đây.
1. Tự do tài chính là gì?
“Tự do tài chính” hiện nay đang là từ khóa nhận được rất nhiều sự quan tâm, đặc biệt đó là với các bạn trẻ ở thế hệ bây giờ, là mục đích mà nhiều người đang hướng tới.
Chúng ta có thể hiểu một cách nôm na khái niệm tự do tài chính là chính chúng ta, chính bản thân mỗi người nắm quyền làm chủ tài chính. Cụ thể hơn rằng, tự do tài chính là trạng thái mà mỗi con người có đủ tiền để chi trả cho mọi nhu cầu của cuộc sống hàng ngày hay việc đưa ra những quyết định mà không bị chi phối bởi tài chính. Khi đã có một dòng tiền ổn định, có được sống cuộc sống trong mơ, không còn phải lo lắng về những hoá đơn và không còn phải gánh các khoản nợ,… đó là những biểu hiện của một người có được sự tự do tài chính.
2. Bảy cấp độ tự do tài chính hiện nay
- Cấp độ 1: Rõ ràng
Sabatier đã từng nói rằng: “Bạn không thể đến nơi mình muốn nếu như không biết mình phải bắt đầu từ đâu.” Do vậy, ở cấp độ thứ nhất này, chúng ta cần nắm rõ về tình hình tài chính cá nhân của chính bản thân mình. Cụ thể là cần xem xét bản thân có bao nhiêu tiền, đang có nợ bao nhiêu và mục tiêu là gì,…mọi thứ cần rõ ràng và cụ thể.
- Cấp độ 2: Tự túc
Với cấp độ này, bạn cần phải tự bước đi trên chính đôi chân của mình về vấn đề tài chính. Để làm được điều này, bạn phải kiếm đủ số tiền để trang trải những chi phí sinh hoạt mà không cần đến bất kỳ sự trợ giúp nào từ bên ngoài. Tuy nhiên, thì số tiền đó có thể đến từ nguồn thu nhập như lương hoặc những khoản vay khác của bạn.
- Cấp độ 3: Thoải mái
Nếu vượt qua cấp độ 2 có nghĩa là bạn đã hoàn toàn tạo cho mình được một khoản thu nhập kha khá để dành cho các mục tiêu như lập quỹ khẩn cấp và một khoản đầu tư cho hưu trí.
- Cấp độ 4: Ổn định
Để đạt được cấp độ 4 này, bạn phải đảm bảo rằng sẽ trả được nợ với lãi suất cao và tích lũy đủ được 6 tháng phí sinh hoạt vào khoản quỹ khẩn cấp. Việc tiết kiệm vào quỹ khẩn cấp sẽ giúp bạn đảm bảo được tài chính của bạn không bị lung lay trước những tình huống bất ngờ.
- Cấp độ 5: Linh hoạt
Với một người đã tiết kiệm được ít nhất có 2 năm chi phí sinh hoạt, thì chắc chắn bạn đang ở mức độ 5 của việc tự do tài chính. Đó là không chỉ tính riêng tiền mặt mà còn có thể là từ tổng số tiền của các tài khoản tiết kiệm và đầu tư khác, chỉ cần là bạn có thể sử dụng chúng khi cần. Ở mức độ 5 này, bạn hoàn toàn có thể nghỉ công việc nhàm chán của mình mà không cần phải suy nghĩ quá nhiều và lo lắng.
- Cấp độ 6: Độc lập tài chính
Để đi đến được đây rồi thì đòi hỏi bạn phải có sự thay đổi trong suy nghĩ của mình để thoát khỏi những khuôn mẫu truyền thống về vấn đề tài chính cá nhân. Bạn sẽ phải đầu tư phần lớn trong khoản thu nhập của bạn hoặc cũng có thể chuyển sang lối sống tối giản hơn để tối giảm đáng kể chi phí sinh hoạt.
- Cấp độ 7: Của cải dồi dào
Trong khi những người đang ở cấp độ 6 vẫn cần theo dõi sự thay đổi trong các danh mục đầu tư để đảm bảo cho kế hoạch tài chính thì những người ở cấp độ 7 này không cần suy nghĩ nhiều về điều này nữa. Nếu bạn đang ở cấp độ 7 khi có nghĩa bạn đã có nhiều tiền hơn những gì bạn cần. Và vấn đề tiền bạc không còn là sự lo lắng và cũng không phải là điều cần thiết cho sự tồn tại của chính bạn.
3. Những nguyên tắc để tự do tài chính
3.1 Nguyên tắc tích lũy tiền bạc
Tiết kiệm và tích lũy đây được coi là nền tảng quan trọng trong việc xây dựng cho mình sự tự do tài chính. Lý do mà bạn cần phải có một khoản tích lũy dự phòng cho bản thân đó chính là để phục vụ cho những trường hợp khẩn cấp có thể xảy ra. Song song đó là quỹ dự phòng cũng đáp ứng được những nhu cầu chi tiêu trong khoảng thời gian dài không có việc làm.
3.2 Tăng khả năng thu nhập
Về cơ bản, để có được sự tự do tài chính, điều quan trọng là bạn cần đảm bảo được nguồn thu nhập luôn lớn hơn mức chi tiêu. Do đó, để làm giàu thêm vào quỹ tài chính thì cần gia tăng thêm mức thu nhập. Nhờ vậy, bạn có thể đảm bảo được mức sống mà không cần giới hạn một khoản chi tiêu nào khác. Có thể rằng, khả năng thu nhập càng cao thì càng nhanh đạt được sự tự do tài chính.
3.2 Giảm những nhu cầu về vật chất
Dựa trên tình hình thực trạng hiện nay nhiều người chi tiêu quá mức cần thiết dẫn đến lâm vào cảnh thiếu tiền, và nợ nần. Chúng ta – những người đang hướng đến sự tự do tài chính, cần phải có cái nhìn đúng đắn hơn về những khoản chi tiêu, những nhu cầu vật chất, đặc biệt là đối với những món đồ dùng xa xỉ.
Nếu bạn tiếp tục lãng phí các khoản tiền bạc để mua những món đồ chưa thực sự cần thiết thì ngân sách sẽ thâm hụt đồng thời tiền tiết kiệm theo đó cũng nhanh chóng tiêu tan.
3.4 Quy tắc 4%
Quy tắc 4% đây là nguyên tắc căn bản nhất mà đa số những người có kế hoạch nghỉ hưu sớm luôn cần phải tuân thủ. Có thể hiểu đơn giản là, mỗi năm sẽ trích ra 4% số tiền mình có được (khoản tích lũy hoặc khoản thu nhập thụ động sau tình hình lạm phát) để phục vụ các khoản chi tiêu. Tuy nhiên với tình trạng lạm phát và tình hình khủng hoảng tài chính, thì bạn có thể điều chỉnh mức rút ra giảm đi là 3% trên tổng giá trị tài sản của mỗi năm, để đảm bảo được an toàn.
Trong cuốn sách “21 nguyên tắc tự do tài chính” của tác giả Brian Tracy có đưa ra những nguyên tắc vàng là để một người ở bất cứ đâu, với xuất phát điểm như thế nào thì cũng có thể đạt được sự tự do về tiền bạc, và sự tự do tài chính. Bạn hoàn toàn có thể trở thành 1 triệu phú nếu có ước mơ, sự tuân thủ kỷ luật, có các kế hoạch rõ ràng và cam kết để thực hiện đến cùng.
4. Những bước giúp đạt được sự tự do tài chính
- Bước 1: Hiểu được vị thế tài chính của chính bản thân mình
Một người có được sự tự do tài chính là khi người đó luôn biết bản thân mình đang ở đâu trên bản đồ của tình hình kinh tế. Do vậy, bước đi đầu tiên trên con đường hoạch định tài chính cho chính bản thân đó là nắm rõ những khoản vay cũng như những khoản chi tiêu mà chúng ta đang phải trang trải.
- Bước 2: Lập ra mục tiêu phấn đầu cho bản thân
Để chinh phục được đích đến một cách hiệu quả thì chắc chắn là ai trong chúng ta cũng cần một mục tiêu rõ ràng. Quan trọng nhất là các mục tiêu đó cần phải cụ thể, cần đo lường được, tình hình thực tế và có thời hạn.
- Bước 3: Theo dõi các khoản chi tiêu
Để tiến tới sự tự do tài chính đồng nghĩa với việc bạn cần phải trở nên có trách nhiệm hơn với chính đồng tiền của mình. Và để làm được điều này, bạn cần phải theo dõi các khoản chi tiêu một cách rõ ràng.
Bạn chỉ cần lập ra cho mình ngân sách, ghi chép đầy đủ lại tất cả các khoản thu chi và tổng kết thu chi lại vào mỗi cuối tháng. Việc theo dõi các khoản thu chi tưởng chừng như đơn giản nhưng trên thực tế thì lại đòi hỏi rất nhiều sự kiên trì. Việc này cũng sẽ giúp chúng ta nhận ra nhiều khoản chi tiêu không hoặc chưa cần thiết, giúp chúng ta tiết chế được nhu cầu vật chất hơn. Từ đó, bạn hoàn toàn có thể cân đối thu chi cho tháng tiếp theo hợp lý hơn.
- Bước 4: Trả tiền cho chính bản thân đầu tiên
Trả một khoản tiền cho bản thân chính là đảm bảo cho tương lai của mình luôn ở trong trạng thái sẵn sàng ứng phó với những khó khăn. Điều này có nghĩa là trước khi dự tính chi tiêu, bạn nên chuyển một khoản tiền nhất định vào riêng tài khoản tiết kiệm hoặc đầu tư để làm khoản quỹ phòng thân. Đồng thời, điều đó giúp cho có thể tránh trường hợp bạn chi tiêu tùy ý chưa có kế hoạch.
- Bước 5: Chi tiêu ít hơn và chi tiêu một cách có lý trí
Nhiều người vẫn đang nhầm tưởng rằng chi tiêu ít đi có nghĩa là sống tằn tiện và khắc khổ đi. Tuy nhiên, thực tế đã chỉ ra rằng hầu như khoản tiền tiết kiệm đó mới chính là số tiền bạn đang sở hữu. Chi tiêu ít hơn đang dần hướng đến sự tiêu dùng thông thái, sự sáng tạo trong chính nếp sống hằng ngày. Có thể kể đến như việc nấu ăn tại nhà hay việc sử dụng những sản phẩm có chất lượng cao, lâu bền,…
- Bước 6: Chi trả các khoản nợ
Trả nợ không chỉ giúp cho các dòng tiền trở nên dồi dào hơn trong tương lai mà còn giúp chúng ta duy trì một lịch sử tín dụng ngày một tốt hơn. Người dùng có 2 phương thức lựa chọn trả nợ: trả những khoản từ nhỏ đến lớn hoặc bắt đầu trả từ những khoản có lãi cao nhất cho đến các khoản có lãi thấp.
- Bước 7: Luôn phải giữ suy nghĩ cầu tiến trong sự nghiệp
Khi có một ý chí cầu tiến là kim chỉ nam để dẫn bạn đến với những mức thu nhập rất hấp dẫn. Sự nỗ lực trong việc thăng tiến sẽ giúp bạn nâng cao được thu nhập, đồng thời khẳng định rằng bạn đang đến gần hơn với sự tự do tài chính
- Bước 8: Tạo thêm các nguồn thu nhập
Các chuyên gia tài chính đã khuyến khích mọi người rằng nên có từ 5 nguồn thu nhập trở lên nếu muốn có sự tự do tài chính. Vậy có thể tìm thêm các nguồn thu nhập bổ sung ở đâu? Có 2 loại nguồn thu nhập được gọi là thu nhập chủ động và nguồn thu nhập bị động.
Thu nhập chủ động có nghĩa là bạn kiếm tiền dựa trên chính công sức bạn bỏ ra ở thời gian thực. Hình thức thu nhập này ít nhiều bị giới hạn về thời gian bởi ai cũng sẽ chỉ có 24 giờ một ngày. Bạn và chúng ta chỉ có thể nhận những công việc ngoài giờ hành chính như viết lách thêm, chạy xe ôm công nghệ…
Đối với nguồn thu nhập thụ động, bạn chỉ cần thực hiện các công việc đó một lần nhưng đồng tiền thì vẫn tiếp tục vận động trong tài khoản của bạn. Ví dụ như điển hình và vô cùng phổ biến hiện nay đó là các công việc như sản xuất video Youtube, sản xuất Podcast hay bán khóa học online,…
- Bước 9: Đầu tư
Cuối cùng, để đạt được sự tự do tài chính thì chúng ta không thể không kể đến nguyên tắc đầu tư. Một trong các nguyên tắc cơ bản trong đầu tư đó là đầu tư càng nhiều thì càng tốt. Nguyên tắc này tận dụng triệt để của sức mạnh của lãi kép. Càng về sau này, bạn sẽ tăng thêm các khoản đầu tư mỗi năm với tỷ lệ cao hơn với mức tăng thu nhập của chính bản thân.
Mọi chiến lược đầu tư cũng sẽ gắn với lợi nhuận từ mức thấp đến cao và đi kèm theo đó là mức độ rủi ro tương ứng. Cần xác định rõ hiện trạng tài chính của bản thân và hồ sơ rủi ro và mức lợi nhuận kỳ vọng, kèm theo đó là cần có một chiến lược đầu tư bài bản thì việc còn lại của nhà đầu tư là cần tuân thủ và gặt hái những thành quả của sự tự do tài chính.
Kết luận
Tự do tài chính, để đạt được sự tự do tài chính, bạn cần phải nắm rõ những kiến thức và các nguyên tắc về lĩnh vực tài chính. Bên cạnh đó bạn thực sự cần phải có ý chí và sự quyết tâm để vượt qua những cám dỗ vật chất được. Và từ đó bạn mới có thể sớm đạt được sự tự do tài chính như chính bạn mong muốn. Để hành trình đó bớt được đi một phần gian nan thử thách. Bạn cần phải thực sự hiểu về bản chất, cần có kế hoạch cụ thể, chuẩn bị kỹ lưỡng các bước, tuân thủ những nguyên tắc, đôi khi là phải cắt giảm các khoản chi tiêu lãng phí để sớm đạt được sự tự do trong tài chính và sống theo cách mà mình mong muốn.