Trái phiếu chuyển đổi là gì? Đặc điểm lợi ích và rủi ro của trái phiếu chuyển đổi

Trái phiếu chuyển đổi là gì? Đặc điểm lợi ích và rủi ro

Trái phiếu chuyển đổi là loại tài sản chứng khoán nợ có khả năng chuyển đổi thành chứng khoán vốn cụ thể là cổ phiếu. Tuy được sử dụng khá phổ biến nhưng nhiều nhà đầu tư vẫn chưa nắm rõ được các khái niệm, đặc điểm của loại trái phiếu này. Vậy những đặc điểm cơ bản của loại trái phiếu này là gì? Hãy cùng 3Gang tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1. Trái phiếu là gì?

Trái phiếu chuyển đổi là gì?
Trái phiếu chuyển đổi là gì?

Trái phiếu (hay Bonds) là giấy xác nhận có nghĩa vụ nợ của công ty phát hành đối với người mua trái phiếu. Nhà đầu tư cho vay doanh nghiệp thông qua hình thức mua trái phiếu. Lúc này doanh nghiệp sẽ xác nhận nghĩa vụ nợ đối với nhà đầu tư bằng cách phát hành trái phiếu, trên đó thể hiện rõ lãi suất, thời gian trả lãi, trả gốc. Trái phiếu được phân loại theo các đặc điểm khác nhau, một số loại trái phiếu thông dụng như: trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu đảm bảo, trái phiếu ghi danh,….

2. Trái phiếu chuyển đổi là gì?

Trái phiếu chuyển đổi hay Convertible Bond là loại trái phiếu được phát hành bởi công ty cổ phần. Trong đó người sở hữu loại trái phiếu này có thể chuyển đổi từ trái phiếu thành cổ phiếu tại một thời điểm xác định trong tương lai. Việc này được căn cứ và xác định cụ thể về tỷ lệ và thời gian khi nhà đầu tư mua trái phiếu.

Loại trái phiếu này có mức lãi suất suất cố định và thường thấp hơn so với các loại trái phiếu khác. Tuy nhiên, điểm đặc biệt của loại trái phiếu này là có khả năng chuyển đổi thành cổ phiếu thường tạo cơ hội thu được lợi nhuận cao hơn cho nhà đầu tư.

Gần 48.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp sẽ đáo hạn trong tháng tới

Ví dụ: Công ty X có 1 triệu cổ phần với thị giá là 1.000 đồng/ cổ phiếu. Sau đó công ty phát hành 100 nghìn trái phiếu chuyển đổi có mệnh giá là 10.000 đồng/ trái phiếu với lãi suất là 5%/ năm. Sau 1 năm thì trái phiếu đó có thể chuyển đổi thành cổ phiếu của công ty X với thị giá tại thời điểm đó là 5.000 đồng/ cổ phiếu với tỷ lệ 10:1 (nghĩa là 1 trái phiếu có thể đổi 10 cổ phiếu).

Vậy, nếu sở hữu 1.000 trái phiếu này nhà đầu tư được hưởng lợi nhuận từ cổ tức là 500 ngàn đồng. Tuy nhiên nếu sau đó công ty hoạt động có lợi nhuận, thị trường phát triển giá cổ phiếu công ty X tăng lên 10.000 đồng/ cổ phiếu và nhà đầu tư thực hiện chuyển đổi từ trái phiếu sang cổ phiếu. Lúc này, số tiền lãi của nhà đầu tư sẽ lên đến 5.000 đồng/ cổ phiếu tức là tương đương đến 50 triệu đồng

3. Một số đặc điểm của Trái phiếu chuyển đổi

3.1 Tỷ lệ chuyển đổi

Tỷ lệ chuyển đổi là yếu tố quyết định để một trái phiếu có thể chuyển đổi. Tỷ lệ này thể hiện cho biết mỗi trái phiếu có thể được chuyển đổi thành bao nhiêu cổ phiếu. Tỷ lệ chuyển đổi thể hiện dưới dạng tỷ số hay mức giá chuyển đổi. Điều này được xác định cụ thể trong các hợp đồng giao dịch trái phiếu và đi kèm với một số điều kiện khác.

Ví dụ: một nhà đầu tư sở hữu trái phiếu chuyển đổi với tỷ lệ chuyển đổi là 20:1 có nghĩa là mỗi một trái phiếu có thể đổi được 20 cổ phiếu. Hoặc cũng có thể cổ phiếu đó được ấn định ở mức 30% nghĩa là nếu nhà đầu tư lựa chọn chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu, họ sẽ phải mua cổ phiếu thường ở thời điểm phát hành với mức giá là 130%.

3.2 Lãi suất

Tương tự như trái phiếu thông thường, nhà đầu tư có thể hưởng khoản lãi suất định kỳ khi sở hữu trái phiếu này. Tùy vậy, mức lãi suất đối với loại trái phiếu này sẽ thấp hơn các loại trái phiếu khác

3.3 Chuyển đổi bắt buộc

Đối với trái phiếu chuyển đổi có một nhược điểm lớn đó là doanh nghiệp được quyền thu hồi lại trái phiếu đã phát hành. Điều này đồng nghĩa với việc trái phiếu có thể được yêu cầu để chuyển đổi bởi doanh nghiệp. Vì mang đặc điểm của cả cổ phiếu và trái phiếu nên loại cổ phiếu này đôi khi gây một vài nhầm lẫn với các nhà đầu tư. Từ đó, việc đầu tư vào loại trái phiếu này đòi hỏi nhà đầu tư cần cân nhắc các tác động ảnh hưởng đến cả hai loại tài sản chứng khoán là cổ phiếu và trái phiếu. Đặc biệt, các công ty phát hành trái phiếu có thể thu hồi chúng với một mức giá nhất định nhằm hạn chế sự tăng giá đột ngột của cổ phiếu. Những yếu tố này đóng vai trò quan trọng trong việc xác định mức giá chuyển đổi.

4. Ưu điểm và nhược điểm của trái phiếu chuyển đổi

Ưu điểm và nhược điểm của trái phiếu chuyển đổi
Ưu điểm và nhược điểm của trái phiếu chuyển đổi

Sau đây là một số ưu và nhược điểm của trái phiếu chuyển đổi đối với nhà đầu tư và công ty phát hành.Ưu và nhược điểm

4.1 Đối với nhà đầu tư

Một số ưu nhược điểm đối với nhà đầu tư.

  • Ưu điểm

Trái phiếu chuyển đổi cũng có một số đặc điểm tương tự trái phiếu thường, nghĩa là các nhà đầu tư được thanh toán tiền lãi với mức lãi suất cố định. Và thông thường, thu nhập từ lãi suất trái phiếu thường cao hơn và chắc chắn hơn thu nhập từ cổ tức trên cổ phiếu. Bên cạnh đó, trái phiếu biến đổi này cũng có thể được mua lại với giá bằng mệnh giá vào lúc đáo hạn.
Nhà đầu tư nắm giữ loại trái phiếu này sẽ được hưởng các quyền ưu tiên hơn các cổ đông nắm giữ cổ phiếu khi công ty bị thanh lý hay phá sản.

Trong những giai đoạn thị trường chứng khoán tụt dốc, giá thị trường của trái phiếu này thường có xu hướng ổn định hơn giá của các cổ phiếu. Bên cạnh đó, giá trị của loại trái phiếu này sẽ được hỗ trợ bởi các lãi suất hiện hành của những trái phiếu cạnh tranh khác trên thị trường.

Khi giá cổ phiếu của công ty phát hành trên thị trường có xu hướng tăng, khả năng chuyển đổi của trái phiếu được cho là sẽ giúp nhà đầu tư có nhiều cơ hội sinh lợi nhuận hơn.

Nhà đầu tư có quyền lựa chọn việc chuyển đổi trái phiếu hay không. Trong lúc thị trường giá cổ phiếu đang giảm, nhà đầu tư có thể lựa chọn không thực hiện quyền chuyển đổi mà đợi đến khi giá cổ phiếu tăng mạnh sau đó thực hiện chuyển đổi để sinh lợi.

  • Nhược điểm

So với các loại trái phiếu khác những nhà đầu tư sở hữu loại trái phiếu này sẽ được hưởng mức lãi suất thấp hơn.

Do thời gian để một trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu khá dài nên có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro

Trong những trường hợp công ty phải ngừng các hoạt động do hợp nhất, sáp nhập hay giải thể thì các trái chủ sở hữu loại trái phiếu này sẽ bị mất đi đặc quyền chuyển đổi này.

4.2 Đối với công ty phát hành

Một số ưu nhược điểm đối với doanh nghiệp phát hành.

Ưu điểm

  • Chi phí khi doanh nghiệp phát hành trái phiếu chuyển đổi thường sẽ thấp hơn so với chi phí, lãi suất khi phát hành trái phiếu thông thường. Việc này giúp tổ chức phát hành loại trái phiếu này có thể giảm thiểu rủi ro hơn.
  • Phát hành loại trái phiếu này giúp hạn chế rủi ro cho các cổ đông, tăng vốn cổ phần, đồng thời góp phần làm tăng giá trị của doanh nghiệp.
  • Việc phát hành loại cổ phiếu này giúp giá cổ phiếu của doanh nghiệp không bị sụt giảm bởi số lượng cổ phiếu tăng một cách nhanh chóng trên thị trường
  • So với việc phát hành cổ phiếu, Trước khi trái phiếu được chuyển đổi các cổ đông hiện hữu của doanh nghiệp sẽ không bị giảm thu nhập.
  • Trong trường hợp việc phát hành cổ phiếu hay trái phiếu thường của doanh nghiệp không thuận lợi, việc phát hành loại trái phiếu này sẽ giúp doanh nghiệp tạo thêm khả năng huy động vốn một cách dễ dàng hơn.

Nhược điểm

  • Do các cổ đông thường có quyền tham gia vào việc quản lý công ty nên khi chuyển đổi có thể gây ra thay đổi trong việc kiểm soát và điều hành công ty.
  • Khi trái phiếu được chuyển đổi do tăng số cổ phiếu lưu hành nên vốn chủ sở hữu bị “pha loãng” dẫn đến việc mỗi cổ phần khi đó sẽ đại diện cho một tỷ lệ thấp hơn của quyền sở hữu trong công ty.
  • Vì lợi tức trái phiếu được tính vào phần chi phí nên được tính trừ vào thu nhập chịu thuế của công ty, còn cổ tức là lấy từ lợi nhuận sau thuế của công ty. Kết quả của việc chuyển đổi sẽ làm giảm chi phí trả lãi, nghĩa là làm tăng thu nhập chịu thuế của công ty. Từ đó, công ty phải trả thuế nhiều hơn khi chuyển đổi.

5. Định giá Trái phiếu chuyển đổi

Định giá Trái phiếu chuyển đổi
Định giá Trái phiếu chuyển đổi

Các nhà đầu tư cần dựa trên cơ sở của quyền mua cổ phiếu và giá trị trái phiếu để có thể định giá trái phiếu chuyển đổi. Công thức định giá có thể khái quát là:

Giá trị trái phiếu chuyển đổi = Giá trị trái phiếu + Giá trị quyền chuyển đổi

Trong đó:

  • Giá trị của trái phiếu được hiểu là giá trị hiện tại của dòng tiền khi thanh toán cả gốc lẫn lãi trái phiếu trong suốt kỳ hạn của trái phiếu đó. Trong đó, lãi suất được xác định là lãi suất được chiết khấu dựa trên quan hệ cung cầu, lãi suất chung của thị trường và của biên độ rủi ro tín dụng.
  • Giá trị quyền chuyển đổi được xem là quyền mua cổ phiếu. Giá trị này được phụ thuộc vào giá của cổ phiếu tại thời điểm đó. Khi cổ phiếu có giá giảm thì quyền mua sẽ đem lại ít lợi nhuận và giá trị hơn và ngược lại.

Ngoài ra, giá trị quyền mua cổ phiếu còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như: thời hạn được thực hiện quyền, mức độ biến động của giá cổ phiếu và mức lãi suất trên thị trường.

6. Đăng ký chào bán trái phiếu chuyển đổi

6.1 Điều kiện chào bán ra công chúng

Để có thể phát hành ra trái phiếu chuyển đổi các doanh nghiệp cần phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện được quy định bởi pháp luật để có thể đảm bảo được tính minh bạch cũng như quyền lợi của nhà đầu tư. Căn cứ vào Khoản 4 Điều 15 Luật chứng khoán 2019 quy định một số điều kiện phát hành loại trái phiếu này như sau:

“Điều kiện chào bán trái phiếu chuyển đổi ra công chúng áp dụng theo quy định tại khoản 2 và điểm d khoản 3 Điều này”

Trong đó:

Theo Khoản 2 Điều 15 Luật chứng khoán 2019 quy định:

“2. Điều kiện chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng của công ty đại chúng bao gồm:

a) Đáp ứng quy định tại các điểm a, c, e, g, h và i khoản 1 Điều này;

b) Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký chào bán;

c) Giá trị cổ phiếu phát hành thêm theo mệnh giá không lớn hơn tổng giá trị cổ phiếu đang lưu hành tính theo mệnh giá, trừ trường hợp có bảo lãnh phát hành với cam kết nhận mua toàn bộ cổ phiếu của tổ chức phát hành để bán lại hoặc mua số cổ phiếu còn lại chưa được phân phối hết của tổ chức phát hành, phát hành tăng vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu, phát hành để hoán đổi, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp;

d) Đối với đợt chào bán ra công chúng nhằm mục đích huy động phần vốn để thực hiện dự án của tổ chức phát hành, cổ phiếu được bán cho các nhà đầu tư phải đạt tối thiểu là 70% số cổ phiếu dự kiến chào bán. Tổ chức phát hành phải có phương án bù đắp phần thiếu hụt vốn dự kiến huy động từ đợt chào bán để thực hiện dự án.”

Ngoài ra để có thể phát hành trái phiếu chuyển đổi doanh nghiệp cần phải kết hợp điều trên với điểm d Khoản 3 Điều 15 Luật chứng khoán 2019 như sau:

“d) Có cam kết thực hiện nghĩa vụ của tổ chức phát hành đối với nhà đầu tư về điều kiện phát hành, thanh toán, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và các điều kiện khác;”

6.2 Hồ sơ để doanh nghiệp phát hành trái phiếu chuyển đổi

Hồ sơ để doanh nghiệp phát hành loại trái phiếu này

Ngoài các đáp ứng các điều kiện trên, các doanh nghiệp cần phải chuẩn bị một số hồ sơ để có thể thực hiện việc phát hành loại trái phiếu này. Theo Khoản 4 Điều 18 Luật chứng khoán 2019 quy định về hồ sơ để đăng ký chào bán loại trái phiếu này cụ thể như sau:

“4. Hồ sơ đăng ký chào bán trái phiếu chuyển đổi ra công chúng bao gồm:

a) Giấy đăng ký chào bán trái phiếu chuyển đổi ra công chúng;

b) Tài liệu quy định tại các điểm b, c, g và h khoản 1, điểm d khoản 2 Điều này và văn bản cam kết đáp ứng quy định tại điểm e khoản 1 Điều 15 của Luật này;

c) Quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua phương án phát hành, phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán và văn bản cam kết niêm yết hoặc đăng ký giao dịch chứng khoán trên hệ thống giao dịch chứng khoán;

d) Cam kết thực hiện nghĩa vụ của tổ chức phát hành đối với nhà đầu tư về điều kiện phát hành, thanh toán, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và các điều kiện khác;

đ) Các tài liệu khác liên quan đến việc chuyển đổi thành cổ phiếu;

e) Cam kết bảo lãnh phát hành (nếu có).”

7. So sánh trái phiếu chuyển đổi và trái phiếu thường

So sánh trái phiếu chuyển đổi và trái phiếu thường
So sánh trái phiếu chuyển đổi và trái phiếu thường

8. Mua trái phiếu chuyển đổi ở đâu?

Trái phiếu chuyển đổi tuy lãi suất thấp nhưng lợi nhuận sau này thu lại rất cao. Nhiều người vẫn khó khăn trong việc tìm nơi mua trái phiếu và còn thắc mắc về giá. Hiện nay có rất nhiều chỗ để mua trái phiếu, dưới đây là một số nơi mua trái phiếu.

Có rất nhiều nơi phát hành trái phiếu, nhưng sẽ có 2 hình thức phát hành chính mà bạn nên biết:

  • Mua trực tiếp tại công ty phát hành: Đây có thể là kho bạc chính phủ, các ngân hàng phát hành trái phiếu. Ngoài ra tại các công ty phát hành sẽ bán trực tiếp cho người mua.
  • Mua qua bên trung gian: Thông thường cách mua này sẽ có hình thức mua trên các sàn giao dịch chứng khoán. Các công ty phát hành sẽ đưa trái phiếu của mình lên các sàn giao dịch trung gian nhằm thuận tiện cho các nhà đầu tư.
  • Giá trái phiếu sẽ như thế nào? Để trả lời một mức giá cụ thể là rất khó, vì tùy vào giá trái phiếu mà công ty muốn phát hành. Các công ty phát hành sẽ dựa trên mục tiêu huy động của công ty mà đưa ra mức giá bán trái phiếu chuyển đổi. Người đầu tư sẽ dựa vào giá của các công ty mà mua với số lượng phù hợp.

9. Lưu ý khi đầu tư trái phiếu chuyển đổi

Dạng đầu tư trái phiếu này không hề đơn giản vì phụ thuộc nhiều về tình hình công ty và thị trường. Nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới giá trị đầu tư của bạn. Dưới đây sẽ liệt kê cho bạn đọc một số lưu ý khi đầu tư trái phiếu chuyển đổi.

  • Lưu ý 1: Tìm hiểu công ty phát hành

Điều này rất quan trọng vì đây là dạng chứng khoán vay nợ. Nếu công ty phát hành đó hoạt động tốt thì mức độ an toàn là lợi nhuận sẽ tăng cao. Trường hợp công ty sáp nhập, tính chuyển đổi sẽ mất. Vì vậy trước khi đầu tư nên tìm hiểu kỹ về công ty phát hành.

  • Lưu ý 2: Mục đích phát hành của công ty

Thông thường mục đích phát hành là huy động vốn đầu tư. Một dự án trước khi đầu tư sẽ huy động vốn từ việc phát hành trái phiếu. Đôi khi những dự án “ma” sẽ kêu gọi vốn, điều này sẽ dẫn tới tính không minh bạch và thời gian đáo hạn bị chậm trễ.

  • Lưu ý 3: Các điều khoản và lãi suất khi đầu tư

Vì có tính chuyển đổi nên bạn đọc nên phải theo dõi kỹ các điều khoản của công ty phát hành. Ví dụ như theo dõi giá trị chuyển đổi sang cổ phiếu hay lãi suất hàng năm sẽ nhận được là bao nhiêu.

10. Có nên đầu tư trái phiếu chuyển đổi không?

Đầu tư cổ phiếu rất đơn giản và phù hợp với mọi người. Tuy nhiên, đối với trái phiếu chuyển đổi đối tượng mua trái phiếu là các nhà đầu tư chuyên nghiệp và nhà đầu tư chiến lược. Việc xác nhận người mua trái phiếu có phải là nhà đầu tư chuyên nghiệp hay không sẽ do bên phát hành trái phiếu xác nhận. Đặc biệt phải thực hiện đúng theo nghị định 153/2020/NĐ-CP về việc chào bán và giao dịch chứng khoán.

Đồng thời, các nhà đầu tư phải tự quyết định các chiến lược đầu tư trái phiếu có phù hợp hay không. Mọi rủi ro phát sinh trong quá trình đầu tư sẽ do các nhà đầu tư tự chịu hậu quả. Trái phiếu có thời gian đáo hạn dài hơn nhiều so với cổ phiếu, vì vậy những nhà đầu tư lướt sóng sẽ không phù hợp với hình thức này. Những người có nguồn tài chính ổn định và dòng tiền linh hoạt đầu tư với mục đích lâu dài là phù hợp nhất.

Kết luận

Trên đây là chia sẻ của 3Gang về một số kiến thức về trái phiếu chuyển đổi nhằm giúp bạn đọc hiểu rõ hơn. Không quá khó để trở thành nhà đầu tư thông minh, chịu khó tìm hiểu thành công sẽ tới. Chúc bạn đọc thành công trên con đường đầu tư của mình.