Top 7 mẹo quản lý chi tiêu hợp lý không phải ai cũng biết

7meo-quan-ly-chi-tieu

Quản lý chi tiêu cá nhân là một trong những việc quan trọng giúp bạn có thể tự chủ, độc lập về tài chính. Cùng 3Gang tìm hiểu về cách quản lý chi tiêu cá nhân hiệu quả trong thời đại 4.0 và xây dựng kế hoạch tích lũy phù hợp cho tương lai qua bài viết sau đây nhé. 

1. Quản lý chi tiêu cá nhân là gì?

quan-ly-chi-tieu-ca-nhan
Quản lý chi tiêu cá nhân là gì?

Quản lý chi tiêu cá nhân là việc mỗi người tự xây dựng, thiết kế cho mình một kế hoạch thu chi phù hợp, hợp lý với thu nhập của cá nhân mình. Kế hoạch này có thể được lập để thực hiện trong phạm vi một tuần, tháng, quý hay thậm chí là cả năm tùy theo mục tiêu tài chính của mỗi người. Việc quản lý chi tiêu hợp lý sẽ giúp bạn cân bằng, kiểm soát nguồn tài chính để đảm bảo phục vụ những nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống, hạn chế những khoản chi không cần thiết, nhằm tạo ra nguồn tích lũy trong tương lai. Từ đó, hạn chế sự thiếu hụt, túng thiếu tài chính vào giai đoạn cuối tháng hay những rủi ro bất ngờ trong cuộc sống và giúp bạn có thể nâng cao chất lượng cuộc sống, bớt đi nỗi lo “cơm áo gạo tiền”.

Quản lý chi tiêu cá nhân bao gồm các hạng mục:

  • Lập nên kế hoạch chi tiêu theo từng thời hạn: Bạn cần nêu ra những kế hoạch chi tiêu thiết yếu như: tiền sinh hoạt phí, tiền điện, tiền ăn, tiền học… và từng thời điểm bạn cần phải thanh toán các khoản chi tiêu đó để dự trù tài chính cho phù hợp. 
  • Lên kế hoạch tiết kiệm: Với nguồn thu nhập có được, ngoài sử dụng các mục chi tiêu phục vụ các nhu cầu cuộc sống thiết yếu thì bạn nên dành ra một phần nhất định để tiết kiệm. Nguồn tiền tiết kiệm này sẽ giúp bạn chủ động hơn với những trường hợp bất ngờ, phát triển bản thân trong tương lai. 
  • Đầu tư vào bảo hiểm: Bảo hiểm là một trong những giải pháp tài chính an toàn có thể giúp khách hàng có được nguồn kinh tế lớn khi xảy ra các trường hợp rủi ro về sức khỏe. Chính vì vậy, ngay từ bây giờ bạn nên dành ra một phần tài chính để đầu tư bảo hiểm giúp an tâm sống vui, sống khỏe, là một chỗ dựa vững chắc để phát triển trong tương lai.  
  • Đầu tư và quản lý rủi ro trong tương lai: Trong cuộc sống rủi ro là điều mà bạn không thể tránh khỏi. Do đó, bạn nên tính toán để có các nguồn dự phòng giúp bạn chủ động hơn trong cuộc sống.

2. 7 mẹo giúp bạn quản lý chi tiêu hiệu quả

Quản lý chi tiêu từ trước tới nay đối với bất kỳ ai vốn là công việc không hề dễ dàng. Nhưng thử thực hiện theo 7 mẹo quản lý chi tiêu sau đây, thì có thể đảm bảo hầu như các vấn đề về tài chính hiện tại, tương lai của bạn được giải quyết. Cùng tham khảo dưới đây nhé

2.1  Kiểm soát những khoản chi của bạn

7meo-quan-ly-chi-tieu-1
Kiểm soát các nguồn chi tiêu của bạn

Việc quản lý chi tiêu sẽ không được thực hiện hiệu quả nếu như bạn không nắm rõ là bạn đang chi tiêu vào những vấn đề gì, tiêu ở đâu. Vì thế việc đầu tiên để quản lý chi tiêu hãy bắt đầu từ việc thống kê các khoản chi tiêu trong ngày, trong tuần, tháng,…Qua những số liệu được thống kê đó bạn sẽ hiểu rõ thói quen sinh hoạt, xu hướng chi tiêu của bản thân như thế nào. Qua đó chúng ta có hướng kiểm soát chi tiêu cho phù hợp với các mục tiêu mà bạn đã đặt ra.

2.2 Những mục tiêu tài chính cần thiết lập rõ ràng

Thông thường, các bạn rất dễ gặp các vấn đề liên quan đến chi tiêu không hợp lý hay cả việc bạn còn không biết tại sao mình lại mua đồ vật đó. Bởi đa phần chúng ta đều không hề suy nghĩ sắp xếp hay có bất kỳ cân nhắc tính toán nào về cách chi tiêu của bản thân mình. Điều này, dần dần tạo nên thói quen chi tiêu ngẫu hứng và tùy ý mà không cần tuân theo bất kỳ phương hướng cụ thể nào, dẫn đến hiện tượng không thể kiểm soát trong chi tiêu.

Bởi vậy, việc xác định rõ ràng những mục tiêu tài chính của bản thân là vô cùng cần thiết, từ đó có thể xây dựng lên một kế hoạch thực hiện chi tiết để giúp bạn hoàn thành những mục tiêu ấy. Hành động đó không chỉ giữ cho bạn sự tập trung nhất định, một mục tiêu cụ thể rõ ràng còn là nguồn động lực và thúc đẩy bạn mỗi ngày trên hành trình chinh phục những điều mình mong muốn.

Có thể một số mục tiêu tài chính ngắn hạn có thể được nhắc đến như mua một chiếc điện thoại mới, mua một chiếc xe, một chiến đi du lịch gia đình hay trả hết nợ ngân hàng,… Bạn cũng có thể thiết lập các mục tiêu dài hạn như có một cửa hàng kinh doanh nhỏ, lập gia đình, nghỉ hưu sớm,…

2.3 Phân bổ các mục chi tiêu một cách hợp lý

7meo-quan-ly-chi-tieu-2
Phân bổ các hạng mục chi tiêu 1 cách hợp lý

Cách phân bổ nguồn tài chính là một mắt xích quan trọng trong quản lý chi tiêu và đây cũng là việc làm vô cùng cần thiết, nếu được thực hiện nghiêm túc nó sẽ đem lại những kết quả khả quan cho cả quá trình. Tuy nhiên, đối với mỗi người lại có những hoàn cảnh, sở thích và nhu cầu cuộc sống ở những mức độ khác nhau, do đó không thể áp dụng cứng nhắc một phương pháp quản lý chi tiêu cho tất cả mọi người. Có rất nhiều phương pháp phân bổ tài chính mà bạn có thể tham khảo như: phương pháp 6 chiếc lọ, phương pháp 50-20-30

2.4 Thay đổi thói quen mua sắm là phương pháp quản lý chi tiêu hiệu quả

Với sự phát triển chóng mặt của thời đại, các hình thức mua sắm trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử ngày càng trở nên phổ biến và được rất nhiều người lựa chọn tin dùng. Sức hấp dẫn đến từ những mã khuyến mãi, thời gian diễn ra các dịp flash sale đã đánh trúng tâm lý thích rẻ, và thế là những món đồ lần lượt được mua mặc dù chúng có giá trị không lớn  nhưng chúng lại chưa thực sự cần thiết. Theo thời gian tình trạng này kéo dài, dần dần dẫn đến sự lãng phí một khoản tiền không hề nhỏ.

Vì vậy khi quyết định mua một món đồ nào đó kể cả có thật nhiều mã giảm giá hay không, bạn nên phải xem lại món đồ đó có thực sự hữu ích, quan trọng và cần thiết hay không. Mỗi tháng bạn cũng có thể lập ra một danh sách những mặt hàng, món đồ thiết yếu cần mua và đảm bảo chúng thực sự quan trọng. Sau đó ước tính ngân sách cần chi rồi điều chỉnh sao cho hợp lý.

2.5 Tiết kiệm ngay sau khi có nguồn thu nhập

Kế hoạch quản lý chi tiêu của bạn mặc dù cẩn thận, chi tiết đến đâu thì cũng khó có thể tránh khỏi những khoản phí phát sinh bất ngờ. Trong khi các bạn không thể xoay sở kịp thời các nguồn thu nhập chính hiện tại, chính vì vậy chúng ta cần có một phương án dự phòng cho những tình huống rủi ro, khẩn cấp này và giải pháp chúng tôi đưa ra là bạn cần có  tài khoản tiết kiệm trong ngắn hạn.

Hàng tháng khi nhận lương, tiền hoa hồng,… bạn hãy trích một phần thu nhập của bạn để gửi vào tài khoản này. Chúng vừa tránh tình trạng chi tiêu quá mức khi đang nắm giữ nhiều tiền trong tay, vừa có thể giúp bạn ứng phó với một số trường hợp khẩn cấp, bất ngờ.

2.6. Ứng dụng một số công nghệ cho quản lý chi tiêu cá nhân

Để việc quản lý chi tiêu trở nên nhẹ nhàng, đơn giản nhưng vẫn đảm bảo tính hiệu quả bạn có thể sử dụng một số ứng dụng quản lý chi tiêu trên trên chính thiết bị di động thông minh của bạn. Các phần mềm này sẽ hỗ trợ bạn việc ghi chú hay theo dõi các khoản chi tiêu hàng ngày, từ đó lập nên báo cáo tài chính thể hiện biến động dòng tiền, xu hướng chi tiêu của bạn. Từ đó đưa ra các đề xuất giúp bạn quyết định đầu tư hay tiết sao cho hiệu quả. Nhờ vào những cảnh báo mức chi tiêu các mục đã được thiết lập, mà người dùng hoàn toàn có thể kiểm soát được dòng tiền của mình một cách dễ dàng.

2.7. Đầu tư cho tương lai

Bạn nên tập trung đầu tư cho tương lai và cụ thể là đầu tư vào tài chính. Đây là một trong những bước đi không thể thiếu nếu bạn muốn quản lý chi tiêu hiệu quả hay xa hơn nữa là hướng tới sự tự do tài chính.

 Khi có nguồn thu nhập ổn định và một số tiền nhàn rỗi thì lúc này bạn nên tìm hiểu về đầu tư cho tương lai để “tiền đẻ tiền”. Theo các chuyên gia hàng đầu, để có thể tránh được những lạm phát và tạo ra nhiều cơ hội sinh lời, lựa chọn đầu tư là một kênh phù hợp giúp bạn quản lý tài chính hiệu quả. Hiện nay có rất nhiều phương pháp đầu tư mà bạn lựa chọn để có thể tham gia đầu tư tài chính như bảo hiểm, đầu tư chứng khoán, đầu tư bất động sản,…

3.  3 bước để lập kế hoạch chi tiêu cá nhân

7meo-quan-ly-chi-tieu-4
Các bước để hình thành kế hoạch chi tiêu cá nhân

Ba bước sau đây sẽ giúp bạn lập một kế hoạch chi tiêu nhân hiệu quả nhất. như sau:

3.1. Bước 1: Ghi chép hàng ngày và tóm tắt thói quen chi tiêu hàng tháng

Bạn nên tập thói quen ghi lại các khoản chi tiêu hàng ngày trong một tháng để theo dõi các khoản chi tiêu cố định chi phí phát sinh hàng tháng. Từ đó những điều chỉnh, cân đối chi tiêu tương ứng. Bạn thể ghi lại các chi phí cố định như hình thức thanh toán, thời gian, hóa đơn tiền điện, hóa đơn internet, chi phí sinh hoạt, v.v. Lưu ý: Khi tạo bản ghi chi phí đầu tiên, bạn không cần phải quản thu nhập chi phí của mình để hiểu hơn về thói quen chi tiêu của mình sau đó xây dựng kế hoạch quản chi tiêu nhân hiệu quả.

3.2. Bước 2: Phân bố các khoản chi tiêu theo từng hạng mục

Khi đã có trong tay danh sách các khoản chi tiêu thực tế hàng tháng, bạn sẽ thực hiện bước phân bổ chi tiêu theo từng hạng mục sao cho phù hợp. Việc làm này có vai trò là để phân loại chi phí cần thiết và chi phí không cần thiết trong tổng số tiền chi tiêu của bạn. Thông thường bạn có thể phân chia được các khoản như:

  • Thu nhập hàng tháng: Tổng thu nhập trong tháng của bạn bao gồm các nguồn thu nhập thụ động hay chủ động.
  • Tổng chi tiêu hàng tháng: Có thể phân bổ theo hạng mục chi tiêu như tiền thuê nhà, tiền điện, nước, tiền nhu yếu phẩm, mua sắm…

Lưu ý: Khi phân loại các khoản chi tiêu, bạn nên sắp xếp chính xác theo từng hạng mục. Sau khi sắp xếp, bạn cần tổng hợp các hạng mục xem có khớp với tổng chi tiêu không, để tránh bỏ sót chi phí. Với tốc độ phát triển như hiện nay, có rất nhiều ứng dụng, phương pháp quản lý chi tiêu có thể giúp bạn thực hiện thao tác rất dễ dàng chỉ với chiếc điện thoại thông minh.

3.3. Bước 3: Lên kế hoạch chi tiêu cá nhân cụ thể

Sau khi đã thực hiện phân bổ chi phí theo từng hạng mục cụ thể, bạn sẽ tính mỗi chi phí chiếm tỷ lệ bao nhiêu so với tổng thu nhập mà bạn có được hàng tháng. Để làm tốt bước này, bạn nên lập bảng chi tiêu cá nhân với các cột tương ứng như “ khoản chi Dự tính” và “ khoản chi Thực tế”. Điều này giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về mức độ chi tiêu thực tế của bạn có đúng như dự tính hay hay không, nếu không thì chi phí thấp/cao hơn để có thể điều chỉnh phù hợp.

Thông thường, những khoản chi tiêu cho mục đích thiết yếu sẽ chiếm khoảng 2/3 tổng thu nhập của bạn. Các chi phí này là tiền thuê nhà, điện nước, các nhu yếu phẩm cần thiết, tiết kiệm. Trong khi đó ⅓ chi phí còn lại có thể dành cho các mục mục đích chăm sóc bản thân như chi tiêu mua sắm, giải trí. Mỗi tháng bạn cần tiết kiệm được từ 10 – 15% tổng thu nhập để có nguồn tài chính để có thể đầu tư phát triển trong tương lai hay những dự trù cho những khó khăn bất ngờ trong tương lai.

Lưu ý: Tổng số tiền chi mỗi tháng của bạn có thể sẽ khác nhau. Vì vậy, bạn cần lập kế hoạch thu chi trong vòng vài tháng và theo dõi những “ khoản Dự tính”, “ khoản Chi tiêu thực” sau mỗi tháng để có cái nhìn toàn diện về xu hướng chi tiêu của mình trong một thời gian dài. Từ đó, bạn có thể đưa ra những điều chỉnh phương pháp chi tiêu hợp lý hơn.

4. Áp dụng 3 phương pháp sau để quản lý chi tiêu cá nhân tốt hơn 

Sau đây là 3 phương pháp quản lý chi tiêu cá nhân sẽ là những công cụ  hỗ trợ đắc lực cho bạn trong việc lập kế hoạch chi tiêu hàng tháng hiệu quả:

4.1. Phương pháp 6 chiếc lọ

Đây là một phương pháp quản lý tài chính nổi tiếng và được rất nhiều người trên thế giới áp dụng trong việc quản lý chi tiêu cá nhân. Phương pháp 6 chiếc lọ do T.Harv Eker – một nhà diễn thuyết tài chính nổi tiếng xây dựng và phát triển nên. 

Với bí kíp quản lý chi tiêu bằng phương pháp 6 chiếc lọ, bạn sẽ thực hiện phân bổ thu nhập hằng tháng của mình thành 6 chiếc lọ ứng với từng hạng mục chi tiêu tương ứng với những tỷ lệ khác nhau. Cụ thể như sau:

Tên lọ Nội dung Tỷ lệ so với thu nhập 
Lọ 1 Chi phí bắt buộc 55% 
Lọ 2 Khoản tiền dành cho tiết kiệm 10%
Lọ 3 Chi phí dành cho các hoạt động giải trí 10% 
Lọ 4 Khoản tiền dành cho các hạng mục đầu tư 10% 
Lọ 5 Khoản tiền dành cho các hoạt động giáo dục 10%
Lọ 6 Từ thiện 5% 

Quản lý chi tiêu cá nhân bằng phương pháp 6 chiếc lọ có thể giúp bạn dễ dàng hoạch định chi tiêu cho từng tháng, cho từng hạng mục nhất định với số tiền tương ứng. Từ đó, bạn dễ dàng tích lũy và dần hình thành thói quen chi tiêu hợp lý, có kỷ luật. 

4.2. Phương pháp quản lý tài chính 50/20/30

Phương pháp này cũng là một hình thức chia nhỏ thu nhập để phục vụ các hoạt động chi tiêu, tích lũy. Tuy nhiên phương pháp 50/20/30 có vẻ đơn giản hơn vì chỉ chia thu nhập của bạn thành 3 phần như sau:

Nội dung Tỷ lệ so với thu nhập 
Các mục chi tiêu thiết yếu  50% 
Chi tiêu dành cho sở thích cá nhân  30%
Tiết kiệm và đầu tư  20% 

Quản lý tài chính theo phương pháp 50/20/30 rất phù hợp, dễ áp dụng với mọi đối tượng kể cả những người có mức thu nhập không được cao. Quỹ chi tiêu các hạng hạng mục chi tiêu thiết yếu chiếm 50% bao gồm: chi phí thuê nhà, nhu yếu phẩm, đi lại, quần áo… Quỹ chiếm tỷ lệ 30% dành cho các chi tiêu cá nhân bao gồm: chi phí mua sắm, các hoạt động giải trí như xem phim, du lịch… Quỹ tiết kiệm và đầu tư  chiếm 20% tổng số thu nhập bao gồm: các chi phí tiết kiệm, trả nợ, đầu tư kinh doanh, hình thành và xây dựng quỹ dự phòng khẩn cấp,… 

Như vậy với phương pháp quản lý chi tiêu này, bạn có thể cân bằng giữ các khoản chi tiêu phục vụ những nhu cầu thiết yếu với các khoản chi tiêu phục vụ sở thích, nhu cầu cá nhân; nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống và tích lũy cho tương lai. 

4.3. Phương pháp Kakeibo Nhật Bản

Nhật Bản là một trong những quốc gia mà luôn có sự kỷ luật đặc biệt trong quản lý chi tiêu, và các phương pháp đó luôn mang lại hiệu quả sử dụng tài chính cao. Do đó, phương pháp Kakeibo Nhật Bản được khá nhiều người tin tưởng và áp dụng.

Để có thể áp dụng phương pháp này bạn cũng cần tự trả lời các câu hỏi sau:

  • Thu nhập của bạn là bao nhiêu, có biến động không?
  • Khoản tiết kiệm tích lũy bạn mong muốn cho tương lai mỗi tháng bao nhiêu tiền?
  • Mỗi tháng bạn đã chi tiêu hết bao nhiêu tiền?
  • Những việc mà bạn có thể làm để cải thiện chi tiêu?

Khi bạn có thể tự trả lời được những câu hỏi trên một cách chi tiết, chính xác có chủ kiến thì bạn sẽ định hướng chi tiêu tốt và lập kế hoạch quản lý tài chính hiệu quả hơn.

5. 3 ứng dụng quản lý chi tiêu cá nhân được ưa chuộng hiện nay

Ngoài những phương pháp quản lý chi tiêu cá nhân “truyền thống” thì với thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay, các ứng dụng thông minh sẽ hỗ trợ tối ưu giúp bạn quản lý chi tiêu thuận tiện, hiệu quả cao. 

Sau đây là 3 ứng dụng quản lý chi tiêu cá nhân phổ biến được nhiều người lựa chọn:

5.1. Sổ thu chi MISA

Sổ thu chi MISA là một ứng dụng do MISA triển khai – một công ty lớn chuyên về ứng dụng, phần mềm kế toán, tài chính. Đây là một ứng dụng có độ tin cậy cao, tiện lợi, dễ sử dụng và mang lại hiệu quả quản lý chi tiêu tốt. Do đó, Sổ thu chi MISA được đánh giá khá cao và đã có hơn 2,5 triệu người dùng.

Tính năng chính
  • Có thể giúp người dùng ghi chép lại các chi tiêu trong ngày, tháng.
  • Có thể lập sẵn các báo cáo thống kê khi người dùng cần xem.
  • Theo dõi các khoản vay nợ.
  • Lên kế hoạch, lộ trình tiết kiệm hiệu quả.
  • Lập hạn mức cho các mục chi tiêu chi tiết.
Ưu điểm 
  • Giao diện dễ nhìn, sử dụng đơn giản.
  • Các báo cáo phân tích chi tiêu dễ nhìn, dễ hiểu, khoa học. có thể giúp bạn dễ dàng đưa ra quyết định chi tiêu hợp lý. 
  • Tích hợp nhiều tiện ích đi kèm
Hạn chế
  • Chưa có nhiều biểu tượng sinh động phản ánh cho các khoản thu, chi.
  • Với một số dòng điện thoại giao diện chưa thực sự tối ưu. 

5.2. Ứng dụng Money Lover

Money Lover là một ứng dụng giúp người dùng có thể quản lý, lập kế hoạch tài chính,  đứng đầu trên thế giới với số lượt tải hơn 1 triệu người tin dùng. Hầu hết người dùng đều đánh giá đây là một ứng dụng tốt, thực tế và hữu ích. 

Tính năng chính
  • Nhắc nhở khi tới thời gian chi tiêu các khoản định kỳ một cách tự động.
  • Tham gia, thực hiện theo dõi các khoản vay nợ sát sao.
  • Có thể thực hiện các giao dịch quét hóa đơn tiện lợi. 
  • Các thông báo nhắc nhở thường xuyên về dự định tiết kiệm.  
Ưu điểm 
  • Giao diện thân thiện, dễ nhìn, dễ sử dụng.
  • Hỗ trợ kết nối với tài khoản ngân hàng của bạn.
  • Hệ thống bảo mật thông tin khách hàng bảo đảm.
  • Có thể đồng hóa ở nhiều thiết bị, an toàn dữ liệu. 
Hạn chế
  • Hệ thống có thể bị treo khi đồng bộ/nâng cấp phần mềm.

5.3. Ứng dụng moneyOi

Đó là một ứng dụng đơn giản sử dụng các nguyên tắc của 6 chiếc bình để cải thiện tài chính cá nhân. MoneyOi giúp người dùng phát triển thói quen chi tiêu có kế hoạch để tránh lãng phí và tiết kiệm tiền cho tương lai. Ra mắt vào cuối tháng 10/2018, ứng dụng đã có hơn 5.000 người dùng trong 3 tháng và được đánh giá cao về tính bảo mật.

những đặc điểm chính

Tự động phân loại chi phí theo danh mục.

So sánh chi phí của bạn với những người có thu nhập tương tự.

Được thiết kế theo nguyên tắc 6 can giúp bạn có tư duy tài chính.

Lợi thế

Thông tin cá nhân được bảo mật cao.

Dựa trên nguyên tắc 6 chiếc lọ nên dễ dàng kiểm soát các khoản chi tiêu.

Giúp bạn dễ dàng so sánh và đánh giá chi tiêu của mình một cách khách quan.

Mặt hạn chế:

Giao diện mới khó sử dụng.

Lỗi thỉnh thoảng được hiển thị.

6. 4 Nguyên tắc quản lý chi tiêu cá nhân thành công

Để quản chi tiêu nhân thành công, bạn nên cân nhắc áp dụng các nguyên tắc sau:

  • Xác định ràng mục tiêu tài chính của bản thân: Bạn nên được định hướng bởi các mục tiêu tài chính của mình: chi tiêu trong gia đình, mua điện thoại, máy tính, ô tô, lãi suất ngân hàng… Từ đó, mỗi “gạch đầu dòng” cần xác định số tiền phù hợp giải pháp tốt nhất để vấn đề chi phí. 
  • Phân bổ chi tiêu hợp lý: Bạn nên bắt đầu bằng việc đặt ra các mục tiêu tài chính xây dựng kế hoạch phân bổ chi tiêu hợp cho các mục tiêu đó. dụ, khi nói đến sinh kế gia đình, lãi suất ngân hàng cùng quan trọng phải được bảo hiểm tốt. Tùy theo nguồn thu nhập, bạn thể cân nhắc chi tiêu cho các mục đích khác như mua sắm, du lịch, v.v.
  • Tiết kiệm ngay khi thu nhập: Bạn nên lập kế hoạch tiết kiệm ngay khi thu nhập. Điều này cho phép bạn hạn chế chi tiêu cho những mục đích không cần thiết.
  • Thay đổi thói quen mua sắm: Duy trì thói quen “kiềm chế” suy nghĩ trước khi mua sắm. Lời khuyên bạn nên mua thứ bạn cần chứ không phải thứ bạn muốn. do những “bạn cần” thực sự cần thiết thiết yếu. những thứ duy nhất “bạn muốn” mua những thứ bạn thích không cần ( Có cũng được mà không có cũng không ảnh hưởng nhiều). Những thay đổi thói quen mua sắm này giúp bạn tiết kiệm tài chính tốt hơn.

Trên đây là 7 mẹo giúp bạn quản lý chi tiêu hiệu quả mà  3Gang muốn chia sẻ cho bạn. Hy vọng thông qua những thông tin hữu ích này, bạn sẽ có thể tìm kiếm cho mình được phương pháp giúp việc kiểm soát chi tiêu trở nên dễ dàng và tiện lợi hơn. Tính kỷ luật và kiên trì sẽ giúp bạn sớm đạt được những mục tiêu tài chính mà mình kỳ vọng trong tương lai.