Quản lý chi tiêu cá nhân là gì? Cách quản lý chi tiêu cá nhân cho người trẻ

Quản lý chi tiêu cá nhân đang trở thành xu hướng khi đời sống vật chất của con người không ngừng phát triển, kéo theo đó là nhiều khoản tiền cần chi ra mỗi ngày. Và nếu bạn đang băn khoăn về cách quản lý và mong muốn lên kế hoạch quản lý chi tiêu sao cho hợp lý thì đừng nên bỏ lỡ bài viết dưới đây nhé.

Quản lý chi tiêu cá nhân là gì?

Quản lý chi tiêu cá nhân được biết đến là kế hoạch tài chính hay kế hoạch sử dụng tiền một cách hợp lý. Hiểu một cách đơn giản, quản lý chi tiêu giúp bạn biết được rằng mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi năm bạn thu chi bao nhiêu. Nó bao gồm việc theo dõi, giám sát, phân tích và điều chỉnh trạng thái tài chính cá nhân.

Quản lý chi tiêu là một bản kế hoạch tài chính cá nhân chi tiết
Quản lý chi tiêu là một bản kế hoạch tài chính cá nhân chi tiết

Quản lý chi tiêu cá nhân giúp bạn hệ thống được các nguồn tiền, tối ưu hóa nguồn tài chính hiện tại nhằm đạt được các mục tiêu đầu tư, tích lũy trong tương lai. Việc quản lý tài chính này cũng sẽ đảm bảo các khoản tiết kiệm dài hạn và hạn chế những sự cố rủi ro tài chính bất ngờ. 

Quản lý tài chính cá nhân bao gồm một số việc nên làm như sau:

  • Thống kê thu nhập, chi tiêu hàng tháng.
  • Lên kế hoạch tiết kiệm và đầu tư.
  • Xem xét các rủi ro có thể xảy đến trong tương lai.
  • Đầu tư mua bảo hiểm.

Tính thiết yếu của việc quản lý chi tiêu cá nhân

Quản lý các khoản chi tiêu, tài chính cá nhân ảnh hưởng vô cùng lớn đến thu nhập, chi tiêu, khoản đầu tư. Việc quản lý tốt tài chính sẽ hạn chế tối đa các nguy cơ có thể gặp phải trong đời sống, giúp bạn tự do tài chính như mong muốn của bản thân.

  • Quản lý chi tiêu để hiểu về tiền của mình: Một cách dễ hiểu, việc quản lý này sẽ cho bạn biết được dòng tiền, tình hình tài chính của bản thân. Từ đóbạn sẽ nhận biết mình có cần tìm kiếm thêm nguồn thu nhập hoặc phải giảm chi tiêu, từ bỏ khoản đầu tư nào hay không.
  • Dễ dàng thiết lập các mục tiêu tài chính của cá nhân: Khi đã có vốn kiến thức về quản lý chi tiêu, bạn sẽ xây dựng được các mục tiêu tài chính trong tương lai như ế hoạch mua nhà, mua xe, hay lựa chọn các kênh đầu tư tài chính.
  • Chủ động tài chính: Khoản dự phòng giúp bạn chủ động tài chính trong các tình huống bất ngờ như tai nạn, bệnh tật…
Việc quản lý chi tiêu hợp lý giúp chủ động trong mọi tình huống
Việc quản lý chi tiêu hợp lý giúp chủ động trong mọi tình huống
  • Đảm bảo tài chính ổn định: Quản lý chi tiêu hợp lý còn giúp đảm bảo cân bằng về mặt tài chính. Bạn hoàn toàn có thể tiết kiệm từ nguồn thu, sau khi đã trừ đi các khoản chi tiêu.
  • Hạn chế các khoản nợ: Các khoản nợ ảnh hưởng rất lớn đến tài chính của bạn. Để hạn chế điều đó, bạn nên áp dụng cách quản trị tài chính cá nhân để hạn chế các khoản nợ, đồng thời, có chiến lược trả nợ hợp lí.
  • Gia tăng tài sản: Việc am hiểu về tài chính và thiết lập các mục đích tương lai có thể giúp bạn phát triển tài sản của mình nhanh chóng, đồng thời giúp bạn đầu tư đúng đắn, loại bỏ những khoản nợ không thiết yếu.

Quản lý chi tiêu cá nhân thời 4.0 khó không?

Quản lý chi tiêu của mỗi cá nhân thời đại 4.0 trở thành một trong những vấn đề được quan tâm nhất hiện nay. Đặc biệt là các bạn sinh viên thuộc thế hệ genZ (18 – 23 tuổi), thế hệ được tiếp cận với công nghệ hiện đại từ rất sớm, tư duy phóng khoáng, có nhận thức sớm về tài chính. Họ có cuộc sống năng động, thoải mái và không ngần ngại tận hưởng cuộc sống, chiều chuộng bản thân bằng vật chất. Điều này dẫn đến vấn đề mất kiểm soát và cân bằng chi tiêu, xuất hiện những món nợ xấu hoặc không có khoản tiền dự phòng rủi ro.

Quản lý chi tiêu thời 4.0 ở các bạn trẻ
Quản lý chi tiêu thời 4.0 ở các bạn trẻ

Trên thực tế, việc quản lý chi tiêu cá nhân trong thời đại 4.0 không khó nếu mỗi cá nhân thay đổi tư duy, đề ra các mục tiêu và lập kế hoạch ghi chép chi tiết các khoản thu chi một cách cụ thể, kết hợp theo dõi, ghi nhận các thu nhập, chi phí hàng ngày. Từ bản thống kê đó, bạn có thể điều chỉnh hành vi tiêu dùng của bản thân một cách hợp lý, vừa hạn chế tình trạng tiêu dùng lãng phí, vừa tiết kiệm được các khoản cần tiết kiệm cho tương lai. 

Khoa học, công nghệ phát triển, do đó, có rất nhiều các phần mềm quản lý tài chính trên điện thoại thông minh, giúp người dùng lưu trữ các ghi chép chi tiêu và biến động số dư, cảnh báo khi chi tiêu quá hạn mức. Bạn có thể tham khảo các phần mềm đến từ tổ chức uy tín, tải và sử dụng tiện ích ngay trên thiết bị di động của mình. 

Mách bạn các cách quản lý chi tiêu của cá nhân hiệu quả

Muốn xây dựng cho riêng mình bản kế hoạch quản lý chi tiêu cá nhân, bạn cần phải tuân thủ một số nguyên tắc. Dưới đây là một vài gợi ý nhỏ giúp quản lý chi tiêu cá nhân hiệu quả và chặt chẽ trong thời đại công nghệ phát triển như ngày nay.

1. Thống kê thu nhập và chi tiêu

Đây là công việc ghi chép lại khoản tiền bạn làm ra và chi tiêu trong mỗi ngày. Sau khi đã liệt kê tất cả các khoản thu chi, bạn sẽ có cái nhìn tổng quan hơn, biết được mình nên cắt giảm những khoản nào nếu muốn tiết kiệm. 

Nguyên tắc cơ bản bạn cần ghi nhớ đó là chi tiêu ít hơn thu nhập. Nếu khoản chi tiêu đúng bằng hoặc nhiều hơn số tiền bạn có thể kiếm được thì khi đó, ngân sách của bạn sẽ bị thâm hụt. Bạn sẽ mất đi một khoản tiết kiệm để giúp bản thân có thể chống chọi, vượt qua những tình huống rủi ro hay những thay đổi bất ngờ có thể xảy ra trong cuộc sống. 

Còn ngược lại, chi tiêu ít và tiết kiệm nhiều sẽ giúp bạn yên tâm hơn, chuẩn bị cho tương lai tốt đẹp hơn. Khoảng cách giữa thu nhập và chi tiêu càng lớn thì càng tốt.

2. Tạo khoản tiết kiệm, lên kế hoạch cho tương lai

Bạn nên đặt mục tiêu số tiền tiết kiệm hàng ngày, hàng tháng, hàng năm. Số tiền này là cố định, tùy theo thu nhập và số dư hàng tháng còn lại sau chi tiêu. Con số này thường rơi vào khoản 10% – 15% trong tổng số thu nhập. 

Hiện nay, nhiều ngân hàng đã cung cấp chế độ tự động trừ tài khoản lương và thêm vào tài khoản tiết kiệm nhằm giúp bạn dễ dàng đạt được mục tiêu đã đề ra. Nên sử dụng các khoản tiết kiệm dài hạn để đầu tư theo nguyên tắc độ rủi ro càng thấp thì khoản chi ra sẽ cao hơn. Những khoản dự phòng dùng trong các trường hợp khẩn cấp như: đau ốm, bệnh tật, trục trặc công việc, gia đình, hỏng xe, chi phí y tế… cũng nên được cân nhắc đến, tính toán và tích góp mà không gây ảnh hưởng đến chi tiêu hàng ngày.

3. Đầu tư kiếm tiền từ số tiền tiết kiệm

Sử dụng tiền tiết kiệm để đầu tư
Sử dụng tiền tiết kiệm để đầu tư

Biết cách sử dụng khoản tiền tích lũy bằng cách đầu tư khôn ngoan, sáng suốt sẽ khiến cho số tiền ban đầu bạn bỏ ra phát sinh lợi nhuận ngay cả khi bạn không cần làm bất cứ việc gì. Thay vì giữ số tiền tích góp được trong tài khoản tiết kiệm, hãy chọn cách thức đầu tư an toàn, ít rủi ro để được hưởng lợi nhuận, biến số tiền tích góp từ con số nhỏ thành con số lớn.

Lưu ý khi lên kế hoạch quản lý chi tiêu cá nhân

Trong quản lý chi tiêu cá nhân, bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề để tránh mắc phải sai lầm cũng như hoàn thành tốt kế hoạch tài chính mà bản thân đã đặt ra.

  • Biết cách kiểm soát bản thân: Bạn cần có sự quyết tâm và ý chí kiên định để không “vung tiền” vào những thứ không cần thiết như: mua sắm, làm đẹp, đồ hiệu,… Hãy bỏ ngoài tai những lời tiếp thị, dịch vụ ưu đãi, hình ảnh quảng cáo đầy sức hấp dẫn, càng tránh xa càng tốt.
  • Đầu tư sinh lời là lựa chọn được nhiều người tin tưởng và chấp nhận bỏ ra khoản tiền không nhỏ. Tuy nhiên, không phải ở đâu cũng là nơi đầu tư an toàn và uy tín. Cho nên, khi bạn đã quyết định đầu tư thì trước hết phải lựa chọn địa chỉ uy tín, đáng tin cậy để tránh các rủi ro về tiền bạc.

Tóm lại, quản lý chi tiêu cá nhân là cách thức khoa học, mang đến các khoản tiết kiệm dài hạn. Hy vọng, qua các thông tin được cung cấp, các bạn sẽ có thể hiểu rõ hơn về các phương pháp chi tiêu hiệu quả.