Ngày nay xã hội ngày càng phát triển tiên tiến và hiện đại hơn, có những phát minh mới giúp cho cuộc sống trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Sự phát minh ra thẻ ATM gắn chip cũng đem lại nhiều lợi ích cho khách hàng, giúp khách hàng bảo mật thông tin an toàn hơn, không sợ bị rò rỉ thông tin ra bên ngoài, thẻ ATM sẽ giảm thiểu rủi ro nhất có thể. Càng ngày những hình ảnh của chiếc thẻ ATM gắn chip đang dần xuất hiện phổ biến. Chúng ta cùng tìm hiểu những đặc điểm và tác dụng tuyệt vời của phát minh này nhé.
1. Thẻ ATM gắn chip là gì?
Trước hết chúng ta cần nắm bắt xem thẻ ATM là gì? Hình của thẻ ATM như thế nào?
Thẻ ATM gắn chip có hình dạng tương tự với thẻ băng từ. Tuy nhiên thẻ chíp có gắn một vi mạch trên bề mặt thẻ. Đối với thẻ chip, dữ liệu giao dịch gồm dữ liệu được lưu cố định tại chip và mã giao dịch thay đổi liên tục theo mỗi một giao dịch. Dữ liệu giao dịch sẽ được lưu trữ dưới dạng mã hóa theo hệ nhị phân của máy tính.
Thẻ ATM gắn chip còn có các tên khác là Chip-and-Signature Cards, Chip-and-Pin Cards, Smart Cards hoặc Europay – MasterCard – Visa (EMV) Card.
2. Thẻ ATM gắn chip thì có tác dụng gì?
Sau khi đã tìm hiểu sơ qua về thẻ ATM gắn chip, thì thẻ ATM gắn chip có tác dụng gì? Nó mang lại cho chúng ta lợi ích gì? Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.
Thẻ ATM gắn chip có tác dụng bảo mật thông tin cá nhân cũng như thông tin giao dịch ngân hàng tốt hơn thẻ từ thông thường. Tất cả thông tin của khách hàng sẽ được mã hóa để ngăn chặn hành vi rò rỉ thông tin của thẻ. Khi thanh toán bằng thẻ ATM gắn chip thì chip sẽ tạo ra một mã giao dịch duy nhất và không bao giờ trùng lặp.
Trường hợp thông tin thẻ chip bị đánh cắp thông tin từ một cửa hàng nào đó nơi bạn đã thanh toán, khi đó chiếc thẻ giả sẽ không thể thực hiện được bất kì giao dịch, chiếc thẻ đó sẽ bị từ chối vì mã giao dịch bị trộm sẽ không lặp lại.
Khi đó khách hàng sẽ an tâm hơn, không còn lo lắng về việc thông tin mình bị đánh cắp, lộ ra bên ngoài. Thẻ gắn chip sẽ ngăn chặn hành vi làm giả thẻ, chứng cứ duy nhất để chứng minh bạn là chủ sở hữu đó là mã PIN của thẻ. Việc này có thể giảm thiểu rủi ro khi bạn bị người khác trộm thẻ hoặc bạn làm rơi thẻ.
Sau khi tìm hiểu về tác dụng của thẻ ATM, chúng ta có thể thấy nó đem lại lợi ích rất lớn, tiện lợi hơn nhiều. Có thể nói, thẻ chip đang dần thay thế thẻ từ trước kia.
3. Cách sử dụng thẻ ATM gắn chip
Các chức năng và thao tác sử dụng thẻ gắn chip của các ngân hàng hầu như giống nhau.
3.1 Rút tiền từ thẻ chip: Sau đây là quy trình rút tiền từ thẻ ATM gắn chip
Bước 1: Đến cây ATM của ngân hàng hoặc cây của ngân hàng khác là đối tác với ngân hàng của bạn
Bước 2: Đút thẻ vào khe thẻ ATM theo chiều mũi tên trên thẻ
Bước 3: Lựa chọn Ngôn ngữ
Bước 4: Nhập Mật khẩu thẻ
Bước 5: Chọn rút tiền mặt
Bước 6: Nhập số tiền cần rút và bấm Xác nhận
Bước 7: Nhận tiền từ khe tiền và lấy lại thẻ, biên lai (Nếu cần)
Bước 8: Hoàn tất giao dịch.
3.2 Nạp tiền vào thẻ chip
Các bước đăng nhập tương tự rút tiền, tuy nhiên thay vì chọn rút tiền thì bạn chọn nạp tiền sau đó nhập số tiền bạn nạp, tiếp theo cho tiền vào khe và đợi xác nhận. Sau khi xác nhận xong thì nhận lại thẻ và biên lai, cuối cùng là kết thúc giao dịch.
3.3 Chuyển tiền từ thẻ chip
Các bước đăng nhập tương tự quy trình rút tiền. Sau khi đăng nhập xong, tiếp theo chọn mục Chuyển khoản, sau đó nhập Số tài khoản và Ngân hàng người nhận. Tiếp đến, nhập lại Mã PIN để xác nhận giao dịch. Cuối cùng, chuyển tiền thành công và kết thúc giao dịch.
3.4 Thanh toán bằng thẻ chip
Hiện nay, ở khu vực thành phố, việc mua bán không dùng tiền mặt rât phổ biến. Thay vào đó, tại các nhà hàng lớn nhỏ hay siêu thị, người ta thường sử dụng máy pos để tiến hành thanh toán tiền bằng thẻ chip.
Việc sử dụng hình thức thanh toán này của thẻ chip là vô cùng tiện lợi và nhanh chóng. Dưới đây là quy trình các bước thanh toán bằng thẻ ATM thông qua máy pos:
- Bước 1: Khách hàng xác định cửa hàng, nhà hàng, siêu thị,… có hỗ trợ hình thức thanh toán bằng thẻ chip bằng máy pos.
- Bước 2: Đưa thẻ chạm vào máy pos
- Bước 3: Xác nhận giao dịch thanh toán thành công
- Bước 4: Hoàn tất quy trình thanh toán
Việc sử dụng máy pos để thanh toán thẻ chip là vô cùng nhanh nhạy, thậm chí, khách hàng không cần trực tiếp cầm thẻ chip đưa chạm vào máy pos. Thay vào đó, khách hàng chỉ cần để thẻ chip trong ví và chạm vào, máy pos cũng có thể phát hiện thẻ và tiến hành thanh toán.
Với tính năng vô cùng nhanh nhạy này thì việc bảo mật thông tin lại càng cao, khách hàng không sợ bị kẻ xấu dòm ngó thẻ ngân hàng của mình nữa.
4. Thẻ ATM gắn chip có thể rút tiền ở đâu?
Thẻ ATM gắn chip cũng như đa số các loại thẻ ATM khác, khách hàng có thể đến ngân hàng phát hành thẻ để rút tiền, đến cây ATM của chính ngân hàng đó hoặc những cây ATM có hỗ trợ khác.
Bên cạnh đó, khách hàng cũng có thể mang thẻ ATM gắn chip của mình đến cửa hàng có máy POS để tiến hành rút tiền. Chỉ cần bỏ ra vài giây đơn giản là có thể hoàn thành giao dịch rút tiền.
5. Có bắt buộc đổi sang thẻ ATM gắn chip không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 27a Thông tư 19/2016/TT-NHNN, được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 22/2020/TT-NHNN, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam yêu cầu:
“Đến ngày 31 tháng 12 năm 2021, 100% ATM và thiết bị chấp nhận thẻ tại điểm bán đang hoạt động tại Việt Nam của TCTTT tuân thủ Tiêu chuẩn cơ sở về thẻ gắn chip nội địa.”
Theo đó, kể từ ngày 31/12/2021, 100% thẻ ATM ở Việt Nam phải là dạng thẻ chip, đồng nghĩa với việc khai tử các loại thẻ từ vốn rất thịnh hành tại Việt Nam trước kia.
Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành văn bản số 8458/NHNN-TT về triển khai và áp dụng tiêu chuẩn cơ sở về thẻ chip nội địa. Theo thông tư này, sau ngày 31/12/2021 khách hàng vẫn có thể sử dụng thẻ từ một cách bình thường, tiến hành thực hiện các giao dịch và thanh toán thẻ tại POS, ATM, Internet Banking, di động và quầy giao dịch.
6. Cách đổi thẻ ATM gắn chip
Hiện nay các ngân hàng ở Việt Nam như Vietcombank, Techcombank, SHB, Nam A Bank, VIB, ACB, VPBank, TPBank, MB, Sacombank,… có hỗ trợ chuyển đổi từ thẻ từ sang thẻ có gắn chip hoàn toàn miễn phí. Hiện nay có hai cách để đổi thẻ từ sang thẻ chip đơn giản, nhanh chóng và tiện lợi:
- Cách 1: Khách hàng mang theo hộ chiếu hoặc thẻ căn cước công dân còn hạn đến điểm giao dịch ngân hàng và yêu cầu đổi.
- Cách 2: Truy cập Internet Banking thực hiện và nhận thẻ tại nhà hoặc điểm giao dịch của ngân hàng.
Bên canh đó, đối với một số ngân hàng, người dùng còn có thể đổi thẻ từ sang thẻ có gắn chip trực tiếp trên cây ATM.
Tuy nhiên, hiện nay một số ngân hàng đã không còn cung cấp dịch vụ đổi từ thẻ ATM sang thẻ chip miễn phí cho khách hàng. Không còn được miễn phí thì mức phí để đổi thẻ từ ATM sang thẻ chip thường sẽ rơi vào khoảng 50.000 đồng.
7. Khi mất thẻ ATM có gắn chip phải làm sao?
Khi không may bị mất thẻ ATM gắn chip, bạn cần báo mất với ngân hàng và tiến hành khoá thẻ nhằm mục đích ngăn chặn kịp thời kẻ gian tiến hành các giao dịch như thanh toán, rút tiền…từ tài khoản thẻ thông qua thẻ ATM gắn chip. Sau đây là những cách để làm khi bị mất thẻ:
7.1 Gọi điện thoại tới tổng đài
Khi bạn có nhu cầu thực hiện khoá tài khoản ngân hàng, công việc đơn giản nhất của bạn chính là gọi điện tới số điện thoại tổng đài của ngân hàng. Bạn sẽ được các tư vấn viên hỗ trợ nhiệt tình, giúp đỡ bạn tiến hành khoá thẻ theo yêu cầu của bạn.
7.2 Thông qua Internet Banking hoặc Mobile Banking
Bản thân mình cũng có thể tự khoá thẻ ngân hàng bằng cách sử dụng Internet Banking hoặc Mobile Banking.
Gần như ngân hàng nào cũng đều có ứng dụng Internet Banking hoặc Mobile Banking giúp khách hàng tiện kiểm soát tài khoản của mình. Chính vì thế, khi muốn khóa thẻ khách hàng chỉ cần truy cập vào ứng dụng của ngân hàng chọn mục khóa thẻ là được. Sau này nếu có nhu cầu cũng có thể tự kích hoạt lại thẻ dễ dàng.
7.3 Thực hiện tại cây ATM
Các ngân hàng đã cho phép khách hàng thực hiện đóng hoặc mở thẻ thông qua quét mã QR tại các cây ATM của mình. Thông qua cách này, khách hàng có thể chủ động hơn về thời gian, dễ dàng thực hiện tất cả các ngày trong tuần và bất kể thời gian nào.
7.4 Đến quầy giao dịch ngân hàng
Khách hàng cũng có thể đến trực tiếp các chi nhánh ngân hàng hoặc văn phòng giao dịch để tiến hành khoá thẻ. Tuy nhiên, hình thức này lại tốn thời gian bởi đôi khi lượng khách hàng đến quầy lớn, phải xếp hàng gây mất thời gian. Ngoài ra, văn phòng thường làm theo giờ hành chính gây bất lợi về thời gian.
Sau khi khoá thẻ thành công khách hàng có nhu cầu thì có thể mang theo giấy tờ để tiến hành cấp lại thẻ mới.
8. Lưu ý gì khi dùng thẻ chip?
Khi sử dụng thẻ ATM gắn chip bạn cũng cần chú ý một số vấn đề để có thể giảm bớt chi phí khi sử dụng:
- Tiến hành rút tiền mặt tại ATM trong hệ thống của ngân hàng để giảm chi phí.
- Chuyển khoản trong nội bộ ngân hàng qua máy ATM.
- Đặc biệt thẻ gắn chip có thể tiến hành mua hàng online trên toàn cầu.
- So với thẻ từ thì phí hàng năm có thể cao hơn.
9. Lý do nên dùng thẻ gắn chip
9.1 Bảo mật thông tin giao dịch cao
Thẻ ATM gắn chip có tính bảo mật rất cao, hình ảnh thẻ gắn chip ra đời chính là để giải quyết tình trạng ăn cắp thông tin. Bởi những thông tin này được mã hoá và chỉ có duy nhất một mã giao dịch, không bao giờ trùng lặp.
9.2 Quy trình hoạt động an toàn
Khi tiến hành giao dịch bằng thẻ chip cần thực hiện qua nhiều lớp xác thực, chính vì thế chỉ có những bên liên quan mới có thể nắm bắt được thông tin. Tốc độ xử lí thông tin nhanh chóng, qua đó sẽ giúp tiết kiệm thời gian.
9.3 Chống giả mạo thông tin tốt đa
Những mã giao dịch được mã hoá và hơn hết chỉ có duy nhất một mã giao dịch được tạo ra, chính vì thế sẽ không thể xảy ra tình trạng sao chép, làm giả thẻ để rút tiền.
9.4 Tốc độ xử ký nhanh
Khi so sánh với thẻ từ trước kia thì quy trình hoạt động của thẻ chip có phần phức tạp hơn một chút. Tuy nhiên, xét về tốc độ xử lý thông tin thì thẻ chip lại rất nhanh, khách hàng chỉ cần bỏ ra vài giây để thực hiện giao dịch.
Kết luận
Qua những phân tích của 3Gang trên các bạn đã phần nào hiểu rõ hơn về chiếc thẻ ATM gắn chip, biết được nó trông như thế nào, công dụng nó ra sao và cách sử dụng nó ra làm sao? Tất cả đã được phân tích rõ ràng để cung cấp cho khách hàng những thông tin cần thiết khi sử dụng thẻ ATM gắn chip.