Sang ngang thẻ tín dụng là gì? Có nên sang ngang thẻ tín dụng hay không?

Sang ngang thẻ tín dụng là một hình thức được nhiều người tìm kiếm hiện nay bởi sự tiện lợi, nhanh chóng và không cần phải chứng minh thu nhập khi muốn sở hữu thêm một chiếc thẻ tín dụng tại ngân hàng khác. Cùng 3Gang tìm hiểu rõ hơn về sang ngang thẻ tín dụng là gì trong bài viết dưới đây nhé.

Sang ngang thẻ tín dụng là gì?

Sang ngang thẻ tín dụng là phát hành thêm một thẻ tín dụng mới dựa vào hạn mức của thẻ tín dụng của chủ thẻ đã mở trước đó ở ngân hàng. Khách hàng sẽ không cần phải cung cấp thêm hồ sơ chứng minh thu nhập với hình thức này. Thẻ sang ngang thường khác ngân hàng hay tổ chức tín dụng với thẻ sẵn có.

Sang ngang thẻ tín dụng là gì?
Sang ngang thẻ tín dụng là gì?

Quy trình thực hiện việc sang ngang thẻ tín dụng

1. Điều kiện áp dụng

  • Không có lịch sử nợ xấu hay nợ xấu cần chú ý.
  • Không bị chậm thanh toán dư nợ thẻ tín dụng quá 3 lần.
  • Đang sở hữu thẻ tín dụng của các ngân hàng uy tín như ACB, Vietcombank, Techcombank, VIB,…
  • Thời gian sử dụng thẻ tín dụng ít nhất 6 tháng.
  • Số tiền chi tiêu hàng tháng không vượt quá 90% hạn mức thẻ tín dụng hiện có.
  • Dư nợ thẻ hiện tại không được vượt quá 70% hạn mức.

2. Hồ sơ đăng ký

Để thực hiện sang ngang thẻ tín dụng, bạn cần chuẩn bị các giấy tờ, chứng từ sau:

  • Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hay hộ chiếu.
  • Sổ hộ khẩu.
  • Ảnh chụp mặt trước và mặt sau của thẻ tín dụng hiện tại (lưu ý xóa hoặc che đi mã CVV ở mặt sau khi chụp).
  • Đơn đăng ký phát hành thẻ theo mẫu của ngân hàng muốn mở.

3. Quy trình thực hiện

Sau khi đã đáp ứng được các điều kiện và đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ cùng giấy tờ, khách hàng thực hiện đăng ký mở thẻ tín dụng sang ngang với các bước như sau:

  • Chuẩn bị sẵn hồ sơ với các giấy tờ theo yêu cầu như trên.
  • Kỳ vào đơn đăng ký phát hành thẻ tín dụng sang ngang theo mẫu ngân hàng cung cấp.
  • Ngân hàng sẽ tiến hành kiểm tra thẻ tín dụng cũ của người yêu cầu để thẩm định thông tin về lịch sử trả nợ, dư nợ thẻ hiện tại, số thẻ tín dụng mà bạn đang sử dụng.
  • Sau khi thẩm định, nếu đáp ứng được những điều kiện cần thiết, ngân hàng sẽ phát hành thẻ tín dụng sang ngang mới cho bạn. Sau khoảng từ 3 – 7 ngày làm việc, bạn sẽ sẽ nhận được thẻ.
Sang ngang thẻ tín dụng là gì? Các bước thực hiện sang ngang thẻ tín dụng
Sang ngang thẻ tín dụng là gì? Các bước thực hiện sang ngang thẻ tín dụng

Sang ngang thẻ tín dụng mất bao nhiêu phí?

Khách hàng sẽ không mất phí khi mở thẻ tín dụng sang ngang bởi nó cũng tương tự với hình thức mở thẻ bằng cách chứng minh thu nhập. Tuy nhiên, bạn vẫn cần phải đóng khoản phí thường niên theo yêu cầu của ngân hàng sau khi được chấp thuận mở thẻ.

Có thể sang ngang thẻ tín dụng thông qua hình thức online hay không?

Hầu hết các ngân hàng, tổ chức tín dụng hiện nay vẫn chưa có dịch vụ hỗ trợ sang ngang thẻ tín dụng online. Do đó, nếu bạn có nhu cầu sang ngang thẻ thì cần chuẩn bị sẵn hồ sơ cần thiết và đến trực tiếp ngân hàng để được nhân viên hỗ trợ.

Có nên sang ngang thẻ tín dụng hay không?

Khách hàng không bị giới hạn về số lượng thẻ tín dụng được mở ra. Tuy nhiên, với trường hợp hai thẻ tín dụng được mở cùng ở một ngân hàng thì tổng hạn mức của cả 2 thẻ tại một thời điểm không vượt quá mức tín dụng tối đa mà ngân hàng đã cung cấp cho khách hàng. Hay có thể hiểu đơn giản, việc mở hai thẻ tín dụng cùng một ngân hàng không làm tăng hạn mức tín dụng của bạn. Còn đối với trường hợp, bạn muốn sang ngang thẻ tín dụng thì bạn cần xác định các ưu, nhược điểm của nó để đưa ra quyết định phù hợp:

  • Ưu điểm: thủ tục khá đơn giản và nhanh chóng. Khách hàng không cần phải chứng minh thu nhập và chuẩn bị nhiều hồ sơ.
Không cần chứng minh thu nhập khi sang ngang thẻ tín dụng
Không cần chứng minh thu nhập khi sang ngang thẻ tín dụng
  • Nhược điểm: hạn mức của thẻ mới sẽ thấp hơn so với hạn mức của thẻ cũ. Bên cạnh đó, thời gian sử dụng của thẻ cũ phải tối thiểu là 6 tháng và không được chi tiêu quá 80% hạn mức của thẻ cũ. Ngoài ra, khi sang ngang, một số ngân hàng còn có điều kiện về giới hạn thẻ sử dụng.

Nên hay không mở 2 thẻ tín dụng?

Trong cuộc sống cần nhiều khoản chi tiêu nên đôi khi chúng ta cần dùng nhiều thẻ tín dụng để rạch ròi chi phí. Tuy nhiên, nếu bạn chưa thành thạo trong quản lý tài chính thì cần xác định trước rủi ro của việc hai thẻ tín dụng:

– Chi tiêu vượt mức cho phép

Khi có nhiều thẻ, bạn sẽ có thêm các nguồn tài chính để thực hiện chi tiêu. Lúc này, bạn cần có kế hoạch chi tiêu hợp lý, loại bỏ những khoản không cần thiết, tận dụng tối đa các ưu đãi từ ngân hàng để tránh tình trạng “sẵn tiền trong thẻ là quẹt” dẫn đến việc chi tiêu quá khả năng chi trả.

Nếu bạn không kiểm soát được chi tiêu dễ trở thành "con nợ" tín dụng
Nếu bạn không kiểm soát được chi tiêu dễ trở thành “con nợ” tín dụng

– Chịu nhiều khoản phí

Khi sở hữu hai thẻ tín dụng, tương ứng với việc bạn cần trả thêm các khoản phí duy trì hoạt động của thẻ như phí thường niên, phí phát hành thẻ, phí in sao kê. Một số loại phí sẽ thu khi sử dụng thẻ tín dụng:

  • Phí thường niên: là loại phí thu hàng năm để duy trì thẻ. Phí nào thường dao động trong khoảng từ 200,000 – 400,000 VNĐ.
  • Phí phát hành thẻ: là khoản phí đầu tiên khi bạn mở thẻ. Mức phí này thường từ 100,000 – 300,000 VNĐ tùy vào sản phẩm thẻ và theo quy định của từng ngân hàng.
  • Phí chậm thanh toán: phí cần đóng trong trường hợp bạn không thanh toán số dư nợ tối thiểu khi tới hạn. Khoản phí này sẽ tính khoảng 3 – 6% trên tổng số dư nợ và tối thiểu là 100,000 VNĐ.
  • Lãi suất: mức lãi suất bạn cần trả khi không thanh toán đủ tổng số dư nợ khi đến hạn khá cao, thường trên 20%.
  • Phí vượt hạn mức: bạn sẽ mất thêm phí vượt hạn mức nếu chi tiêu số tiền quá hạn mức cho phép. Phần hạn mức này thưởng khoảng 15% trên số tiền chi tiêu vượt.
  • Phí in sao kê: là khoản phí phát sinh khi bạn yêu cầu ngân hàng in sao kê chi tiết các giao dịch trong một hay nhiều kỳ. Phí dao động trong khoảng từ 10,000 – 100,000 VNĐ/ lượt in.

– Nguy cơ về phí phạt lãi suất cao:

Bạn hoàn toàn có thể bị mất khả năng thanh toán và chịu những khoản phí, lãi suất khi mất kiểm soát chi tiêu không hợp lý.

Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể làm chủ tài chính bằng việc kiểm tra thường xuyên các khoản tiêu dùng, cân đối tài chính để bảo đảm thanh toán nợ đúng hạn.

– Nguy cơ tín dụng xấu

Khi có quá nhiều thẻ, bạn có thể quên lịch thanh toán hay do chi tiêu quá nhiều không có khả năng chi trả, dẫn đến nguy cơ về thanh toán trễ hạn thường xuyên có thể khiến bạn rơi vào tình trạng có lịch sử tín dụng xấu.

Để xóa được tình trạng nợ xấu, bạn có thể phải mất đến tận 5 năm kể từ thời điểm hoàn thành nghĩa vụ thanh toán. Điều này sẽ khiến bạn gặp khó khăn trong vay vốn ngân hàng và bỏ lỡ nhiều cơ hội tiếp cận nguồn vốn để phục vụ các mục đích trong cuộc sống.

Những lưu ý cần biết khi mở nhiều thẻ tín dụng

  • Đăng ký tự động thanh toán dư nợ: khi đến thời hạn thanh toán, hệ thống sẽ thực hiện thanh toán tự động ở mức tối đa hoặc tối thiểu dư nợ hay mức cụ thể nào đó tùy vào lựa chọn của bạn. Điều này sẽ giúp bạn tránh tình trạng quên và quá hạn thanh toán nợ.
  • Chốt thông báo giao dịch cho các thẻ cùng thời điểm: hãy trao đổi với ngân hàng để chốt thông báo giao dịch của các thẻ về cùng một ngày cuối tháng hay một ngày nào đó tiện nhất cho bạn để bạn dễ nhớ và cân đối chi tiêu, sử dụng thẻ hợp lý hơn.
  • Thường xuyên cập nhật thông tin từ ngân hàng để tránh bỏ lỡ những thông báo quan trọng của ngân hàng như tổng dư nợ, nhắc hạn thanh toán,… Từ đó, bạn có thể giám sát chi tiêu và lên kế hoạch thanh toán một cách hiệu quả hơn. Đồng thời, không bị bỏ qua các ưu đãi hấp dẫn của ngân hàng.
Lưu ý khi mở nhiều thẻ tín dụng
Lưu ý khi mở nhiều thẻ tín dụng

Một số ngân hàng cho phép thực hiện sang ngang thẻ tín dụng

STT

Ngân hàng

Quyền lợi khách hàng có thể được hưởng

 1 Ngân hàng Citibank
  • Được hoàn tiền lên đến 6% cho mỗi giao dịch chi tiêu qua thẻ
  • Có ưu đãi hấp dẫn vào mỗi thứ tư hàng tuần tại Shopee
  • Miễn phí giao hàng với tikinow cho mỗi đơn hàng có giá từ 500,000 VNĐ
  • Khi giới thiệu bạn bè mở thẻ tín dụng Citibank sẽ được nhận thưởng
 2 Ngân hàng VPbank
  • Miễn lãi lên đến 45 ngày cho hoạt động chi tiêu trước, trả tiền sau
  • Các ưu đãi giảm giá lên tới 50% khi thực hiện mua sắm online
  • Thanh toán bảo hiểm được hoàn tiền lên đến 6% và 5% đối với thanh toán giáo dục
  • Ưu đãi trả góp 0% tại hàng trăm đối tác lớn về nội thất, điện máy, làm đẹp,…
 3 Ngân hàng Sacombank
  • Miễn lãi tối đa 55 ngày cho hoạt động chi tiêu trước, trả tiền sau
  • Ưu đãi giảm giá lên đến 50% khi thanh toán mua sắm tại các đối tác của Sacombank
  • Trả góp lãi suất 0%
  • Có thể đổi quà từ điểm thưởng tích lũy
 4 Ngân hàng Shinhan Bank
  • Khi kích hoạt và sử dụng thẻ trong vòng 60 ngày đầu tiên sẽ nhận được điểm thưởng với số tiền 1,100,000 VNĐ
  • Nếu xin thị thực nhập cảnh Hàn Quốc sẽ có đặc quyền ưu tiên
  • Khi chi tiêu mua sắm tại các đối tác của Shinhan Bank được tích điểm lên đến 5%
  • Trả góp lãi suất 0%

Trên đây là toàn bộ thông tin về sang ngang thẻ tín dụng là gì3Gang đã tổng hợp lại. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về hình thức này. Nếu hữu ích, bạn đọc đừng quên chia sẻ cho mọi người cùng biết nhé.