Nợ xấu là gì? Cách phòng tránh phát sinh nợ xấu hiện nay

Nợ xấu là gì? Làm cách nào để phòng tránh phát sinh nợ xấu tại ngân hàng hiện nay? Đây là vấn đề đang được nhiều người quan tâm. Và trong bài viết ngày hôm nay, chúng tôi sẽ giúp bạn phải đáp mọi thắc mắc cũng như đưa ra phương pháp tránh nợ xấu hiệu quả.

Những thông tin cần biết về nợ xấu nhóm 4

Nợ xấu là gì? 

Nợ xấu là thuật ngữ sử dụng phổ biến trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Nó được hiểu là các khoản nợ khó đòi, người vay không trả đúng hạn cam kết trong hợp đồng. Thông thường, các ngân hàng sẽ quy định thời gian trên 90 ngày bị coi là nợ xấu. 

Nợ xấu là các khoản nợ khó đòi
Nợ xấu là các khoản nợ khó đòi

Với những khách hàng dính nợ xấu sẽ bị liệt vào danh sách khách hàng nợ xấu trên hệ thống Trung Tâm Tín Dụng Quốc Gia Việt Nam. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng vay vốn trong tương lai. Do đó khách hàng cần lưu ý phòng tránh phát sinh nợ xấu ở thời điểm hiện tại.

Nợ xấu nhóm 5 là gì? Cách kiểm tra hồ sơ vay vốn có bị nợ xấu hay không

Phân loại các nhóm nợ xấu theo quy định Việt Nam 

Sau khi tìm hiểu nợ xấu là gì, bạn cần biết cách phân biệt các nhóm nợ xấu theo quy định hiện hành. Tại Việt Nam, nợ xấu được ghi rõ trong Điều 6 của Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN. Cụ thể, các tổ chức tín dụng phân loại 5 nhóm như sau: 

1. Nhóm 1 – nợ đủ tiêu chuẩn

Nợ xấu nhóm 1 là nợ đủ tiêu chuẩn
Nợ xấu nhóm 1 là nợ đủ tiêu chuẩn

Nhóm này bao gồm:

  • Các khoản nợ trong hạn và được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi cả gốc và lãi đúng hạn.
  • Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày. Các khoản nợ này được tổ chức tín dụng đánh giá có khả năng thu hồi toàn bộ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại.
  • Các khoản nợ được phân loại vào nhóm nợ đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Khoản 2 Điều này.

2. Nhóm 2 – nợ cần chú ý

Nhóm 2 gồm:

  • Các khoản nợ quá hạn trong khoảng thời gian từ 10 ngày đến 90 ngày.
  • Các khoản nợ đã được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu. Xem xét đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức thì tổ chức tín dụng cần có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn theo sự điều chỉnh đó.
  • Các khoản nợ được phân loại vào nhóm nợ cần chú ý theo quy định tại Khoản 3 Điều này.

3. Nhóm 3 – nợ dưới tiêu chuẩn

Nhóm 3 gồm:

  • Các khoản nợ đã quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày.
  • Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu (trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu và phân loại vào nhóm 2).
  • Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không có đủ khả năng để trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.
  • Các khoản nợ được phân loại vào nhóm nợ dưới tiêu chuẩn theo quy định tại Khoản 3 Điều này.

4. Nhóm 4 – nợ nghi ngờ

Nhóm 4 bao gồm:

  • Các khoản nợ mà người vay quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày.
  • Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày dựa theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu.
  • Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn để trả nợ lần thứ hai.
  • Các khoản nợ được phân loại vào nhóm nợ nghi ngờ theo quy định tại Khoản 3 Điều này.

5. Nhóm 5 – khoản nợ được tính là có khả năng mất vốn

Nợ xấu nhóm 5 có khả năng mất vốn cao
Nợ xấu nhóm 5 có khả năng mất vốn cao

Nhóm 5 bao gồm các khoản nợ:

  • Các khoản nợ quá hạn tính trên 360 ngày.
  • Các khoản nợ đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên, được tính trên thời hạn trả nợ cơ cấu lại lần đầu.
  • Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn dựa theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai.
  • Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ từ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn.
  • Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý.
  • Các khoản nợ được phân loại vào nhóm có khả năng mất vốn theo quy định tại Khoản 3 Điều này.

Nguyên nhân phát sinh nợ xấu là gì?

Trên thực tế, có rất nhiều nhiều nguyên nhân gây phát sinh ra tình trạng nợ xấu khi vay tiền tại ngân hàng và các tổ chức tài chính. Song, có 2 nguyên nhân chính mà bạn cần nắm được đó là:

1. Do phía ngân hàng

Trường hợp cần nhắc đến đó là ngân hàng không đủ thông tin chính xác để phân tích, đánh giá khách hàng. Từ đó dẫn đến việc xác định sai hiệu quả của phương án xin vay. Đồng thời, xác định thời hạn cho vay, trả nợ không phù hợp với phương án kinh doanh của khách hàng.

Nợ xấu nhóm 1 là gì? Hướng dẫn cách kiểm tra nợ xấu nhóm 1

Ngoài ra, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng cũng ngày càng lớn. Khiến cho việc chạy theo quy mô được thịnh hành, bỏ qua các tiêu chuẩn, điều kiện cho vay cũng như thiếu quan tâm đến chất lượng khoản vay.

2. Do phía người vay

Nợ xấu xuất phát từ việc không thanh toán khoản nợ đúng hạn của khách hàng
Nợ xấu xuất phát từ việc không thanh toán khoản nợ đúng hạn của khách hàng

Nợ xấu do người vay không thanh toán khoản vay theo đúng thời hạn được ghi trong hợp đồng khi vay tiền. Cũng có nhiều trường hợp, khách hàng quên hoặc cố tình thanh toán chậm các khoản chi phí phát sinh khi sử dụng thẻ tín dụng. Tiếp đó, người dùng không thanh toán số tiền tối thiểu khi sử dụng thẻ tín dụng cũng có thể dẫn đến nợ xấu hay như:

  • Các khoản chi tiêu vượt quá hạn mức của thẻ tín dụng, khách hàng không có khả năng chi trả.
  • Việc thực hiện mua trả góp tại các cửa hàng bán lẻ nhưng không thanh toán đúng theo thời hạn.

Ngoài 2 nguyên nhân trên, còn có các nguyên nhân bất khả kháng khác dẫn đến nợ xấu phải kể đến như: khủng hoảng kinh tế, dịch bệnh, thiên tai…

Ảnh hưởng của việc phát sinh nợ xấu là gì?

Như đã nói trong phần khái niệm nợ xấu thì những người phát sinh nợ xấu sẽ bị liệt vào Trung Tâm Tín Dụng Quốc Gia Việt Nam. Do đó khi khách hàng muốn vay vốn tại các ngân hàng khác sẽ rất khó được sự đồng ý cho vay. Đặc biệt với những khách hàng có nợ xấu thuộc nhóm thứ 5 thì thủ tục vay vốn càng phức tạp hơn.

Tất cả thông tin của người có nợ xấu bao gồm: Khoản vay trong quá khứ, khoản vay hiện tại, nợ quá thời hạn, họ tên người vay và nơi vay vốn… Hệ thống CIC sẽ lưu trữ trong thời hạn  từ 3 – 5 năm sau khi người vay thanh toán đầy đủ cả lãi và gốc.

Chính vì vậy, bạn cần lưu ý thời gian thanh toán để tránh rơi vào nhóm nợ xấu và mất đi cơ hội vay vốn trong tương lai.

Cách để phòng tránh nợ xấu hiện nay 

Để phòng tránh nợ xấu phát sinh ảnh hưởng đến cơ hội vay vốn của bản thân, bạn có thể tham khảo một số phương pháp như sau: 

  • Bạn cần hiểu được nợ xấu là gì và các thông tin về phòng tránh nợ xấu
  • Bạn nên đánh giá tổng quan khả năng trả nợ của bản thân trước khi đưa ra quyết định vay vốn. Bên cạnh đó, cần lên kế hoạch cụ thể cho lộ trình thanh toán để tránh những biến cố bất ngờ.
  • Hãy sử dụng tiền vốn một cách hợp lý, vay vốn cho mục đích thiết thực để quá trình thanh toán diễn ra nhanh chóng hơn.
  • Lưu ý cập nhật thông tin của ngân hàng vay vốn. Đồng thời nắm rõ thời gian trả nợ và số tiền cần phải trả theo quy định của ngân hàng đó. 
  • Có ý thức về thời gian trả nợ đúng theo quy định trong hợp đồng đã ký.
  • Trong trường hợp có bất kỳ lý do ngoài ý muốn dẫn đến không thể trả nợ đúng hạn, hãy liên hệ ngay đến bộ phận chăm sóc khách hàng. Nhân viên ngân hàng sẽ giúp bạn tìm ra phương pháp tối ưu nhất.

Nợ xấu cá nhân sẽ được xoá khi nào?

Nhà nước Việt Nam có quy định rõ ràng về nợ xấu là gì và thời gian xóa nợ xấu cá nhân như sau: 

Xoá nợ xấu cá nhân
Xoá nợ xấu cá nhân
  • Với khoản vay dưới 10 triệu: Ngân hàng Nhà nước sẽ ngừng cung cấp lịch sử tín dụng các khoản vay quá hạn 10 triệu đã đồng nhất thanh toán. 
  • Đối với khoản vay trên 10 triệu: Lịch sử giao dịch sẽ được cấp định kỳ hàng tháng. Và sau 12 tháng kể từ ngày trả hết nợ xấu, lịch sử tín dụng người vay sẽ đủ tiêu chí cho vay tại ngân hàng.

Trên đây là toàn bộ thông tin về nợ xấu là gì, phân loại nợ xấu cũng như cách phòng tránh nợ xấu phát sinh hiện nay. Hy vọng bài viết của 3Gang đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết, từ đó tránh được hệ quả do nợ xấu mang lại.