Một số ngân hàng mà sinh viên nên lựa chọn để làm thẻ

Một số ngân hàng mà sinh viên nên lựa chọn để làm thẻ

Tân sinh viên cần phải chuẩn bị những gì để nhập học là câu hỏi thường gặp nhất trong các diễn đàn và hội nhóm. Bên cạnh các loại giấy tờ và hồ sơ để nhập học thì tân sinh viên cần có một chiếc thẻ ngân hàng để thuận tiện hơn trong việc nhận tiền chu cấp từ bố mẹ hằng tháng, nhận lương nếu các bạn đi làm thêm hoặc nhận học bổng,…Trong bài viết này, 3Gang sẽ chia sẻ về những thẻ ngân hàng dành cho sinh viên, vì vậy bạn đọc đừng bỏ qua nội dung dưới đây nếu đang băn khoăn không biết nên chọn ngân hàng nào bạn nhé!

1. Vì sao sinh viên cần có thẻ ngân hàng?

Vì sao sinh viên cần có thẻ ngân hàng?
Vì sao sinh viên cần có thẻ ngân hàng?

Như 3Gang đã đề cập ở phần mở đầu thì thẻ ngân hàng là rất cần thiết đối với các bạn sinh viên, đặc biệt là sinh viên xa nhà. Khi gia đình có nhu cầu gửi tiền cho các bạn thì bố mẹ có thể đến ngân hàng hoặc truy cập vào ứng dụng của ngân hàng để thực hiện chuyển tiền qua tài khoản cho bạn mà không cần phải ra bưu điện như trước kia. Khi bố mẹ chuyển tiền qua ngân hàng thì ngân hàng sẽ thông báo ngay cho bạn biết về biến động số dư tài khoản của bạn.

Trước đây khi công nghệ chưa phát triển thì việc chuyển tiền cho con đi học xa nhà khá vất vả, bố mẹ phải đến ngân hàng, bưu điện hoặc gửi người thân, gửi xe khách… Nhưng hiện nay với công nghệ tiên tiến thì các ngân hàng đã phát triển thêm nhiều chi nhánh, điều này thuận tiện cho việc gửi và rút tiền hơn rất nhiều.

Khi sử dụng thẻ ATM thì cả sinh viên và phụ huynh đều có nhiều lợi ích như là tiết kiệm thời gian, chuyển tiền nhanh chóng thuận tiện qua ứng dụng internet banking,.. 

2. Một số lợi ích cho sinh viên khi sử dụng thẻ ngân hàng

Thẻ ngân hàng ngoài việc hỗ trợ cho người sử dụng trong việc chi tiêu một cách hiện đại thì nó còn đem đến cho người dùng những an toàn và sự tiện nghi trong cuộc sống và quá trình chi tiêu.

Một số lợi ích cho sinh viên khi sử dụng thẻ ngân hàng
Một số lợi ích cho sinh viên khi sử dụng thẻ ngân hàng

2.1 Giúp bạn quản lý tài chính tốt hơn

Để tiết kiệm thời gian thì hiện tại các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức đều lựa chọn trả lương cho nhân viên thông qua thẻ ngân hàng để có thể giảm bớt các rủi ro, thất thoát có thể xảy ra. 

Bạn hoàn toàn có thể kiểm soát tài chính của mình thông qua chức năng kiểm tra biến động số dư tại các ứng dụng trực tuyến của ngân hàng mà bạn sử dụng. Chỉ cần một chiếc điện thoại có kết nối internet là bạn đã có thể chủ động theo dõi được tài chính của chính mình.

2.2 Có thể rút tiền nhanh chóng

Hiện tại, thẻ ngân hàng đã và đang trở nên phổ biến hơn bao giờ hết, vậy nên việc bạn muốn rút tiền sẽ là điều vô cùng dễ dàng tại bất kỳ điểm giao dịch hay cây ATM nào dù đó là cùng hệ thống ngân hàng hay là khác hệ thống ngân hàng.

Không chỉ ở những khu vực thành thị mà các cây ATM cũng đã xuất hiện ở khu vực nông thôn, điều này đem lại sự tiện lợi và hiện đại đến mọi nơi để tiếp cận gần hơn với người dân.

2.3 Giảm thiểu rủi ro về tiền mặt

Gần đây người trẻ thường có xu hướng sử dụng thẻ để thanh toán nhiều hơn, việc này để tránh đem theo quá nhiều tiền mặt trong người vì khá rủi ro. Các cửa hàng và các trung tâm thương mại đều đang trang bị để bạn thanh toán qua thẻ hoặc các ví điện tử.

Nếu bạn có làm lạc mất thẻ ngân hàng thì bạn có thể sử dụng ứng dụng ngân hàng điện tử để thực hiện tạm khóa thẻ hoặc bạn cũng có thể liên hệ trực tiếp với ngân hàng để yêu cầu khóa thẻ nhằm đảm bảo an toàn cho tài sản cá nhân.

Nếu muốn mở lại thẻ bị khóa hoặc muốn được cấp lại thẻ, bạn chỉ cần đem theo chứng minh thư ra ngân hàng.

2.4 Có thể thực hiện giao dịch bất kỳ lúc nào

Khách hàng sử dụng thẻ ngân hàng có thể thực hiện giao dịch online hoặc tại các cây ATM bất kỳ lúc nào. Nhờ đó mà việc chuyển tiền mặt, rút tiền hay thanh toán online trở nên linh động và dễ dàng hơn rất nhiều. Đặc biệt với dịch vụ internet banking thì khách hàng có thể thực hiện giao dịch thanh toán, chuyển khoản, gửi tiết kiệm… mọi lúc và mọi nơi. Có thể nói giờ đây mọi dịch vụ đã không còn bị phụ thuộc quá nhiều vào giờ làm việc hành chính của các ngân hàng như trước đây nữa.

2.5 Có nhiều ưu đãi hấp dẫn

Các ngân hàng thường tung ra rất nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn dành cho các bạn sinh viên khi mở thẻ ngân hàng. Một số ưu đãi có thể kể đến như là miễn phí mở thẻ, miễn phí SMS, tích điểm đổi quà.

3. Có mấy loại thẻ ngân hàng?

Tại các ngân hàng hiện nay đều quy định mở 3 loại thẻ chính đó là thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ và thẻ trả trước. Vậy cụ thể thì 3 loại thẻ này khác nhau như thế nào? Sau đây 3Gang sẽ phân tích sâu hơn về 3 loại thẻ ngân hàng này để bạn đọc nắm được đầy đủ thông tin:

Thẻ ghi nợ Thẻ tín dụng Thẻ trả trước
Đây được xem là loại thẻ được sử dụng phổ biến nhất ở các bạn sinh viên. Bạn phải mở tài khoản ngân hàng trước thì mới có thể mở thẻ ghi nợ được. Đối với thẻ ghi nợ thì bạn phải nộp tiền vào tài khoản rồi mới sử dụng được và bạn chỉ được chi tiêu trong mức cho phép tùy thuộc vào số tiền có sẵn trong tài khoản. Đây là loại thẻ dùng trước, trả sau. Thẻ tín dụng cũng giống như hình thức vay vốn, bạn sẽ sử dụng số tiền trong thẻ trước và trả lãi hằng tháng với mức lãi suất được cho là khá cao.Khi dùng thẻ bạn cũng phải trả nhiều khoản phí như là phí thường niên, phí thanh toán chậm,… Đây là loại thẻ mà không cần phải mở tài khoản ngân hàng nhưng bạn vẫn sử dụng được.Bạn chỉ cần nộp tiền vào tài khoản giống như việc nạp thẻ cào điện thoại và việc sử dụng thẻ này có rất nhiều hạn chế, vậy nên đây là thẻ được ít người sử dụng nhất hiện nay

4. Hướng dẫn mở thẻ ngân hàng cho sinh viên

Khi bạn muốn mở thể thì bạn cần có đủ điều kiện và nắm được thủ tục để mở thẻ như thế nào. Sau đây 3Gang sẽ nêu rõ điều kiện và thủ tục mở thẻ ngân hàng cho sinh viên, hãy theo dõi để nắm được đầy đủ thông tin, bạn nhé:

Hướng dẫn mở thẻ ngân hàng cho sinh viên
Hướng dẫn mở thẻ ngân hàng cho sinh viên

4.1 Điều kiện mở thẻ ngân hàng cho sinh viên

  • Cần có chứng minh nhân dân/ căn cước công dân/ hộ chiếu
  • Cần có thẻ sinh viên hay giấy tờ chứng minh sinh viên
  • Người đủ 18 tuổi trở lên
  • Tùy vào ngân hàng nên có một số điều kiện mở thẻ khác 

4.2 Thủ tục mở thẻ ngân hàng cho sinh viên

Khi đến ngân hàng để làm thẻ thì bạn cần chuẩn bị một số giấy tờ như:

  • Chứng minh nhân dân/ căn cước công dân bản chính và kèm theo 1 bản photo
  • Thẻ sinh viên chính và kèm theo 1 bản photo
  • Đăng ký vào giấy mở thẻ theo quy định của mỗi ngân hàng

4.2 Hình thức làm thẻ ngân hàng cho sinh viên 

Cách 1: Đăng ký làm thẻ tại quầy giao dịch, chi nhánh ngân hàng.

Cách 2: Đăng ký làm thẻ Online qua website của ngân hàng

5. Biểu phí mở thẻ ngân hàng cho sinh viên

Đa phần các ngân hàng đều có ưu đãi dành riêng cho sinh viên như miễn phí các khoản thẻ vào năm đầu tiên. Các phí mà sinh viên sẽ được giảm có thể kể đến như:

  • Phí cấp mã pin
  • Phí phát hành thẻ
  • Phí rút tiền mặt
  • Phí chuyển khoản cho cũng ngân hàng và khác ngân hàng

Chi phí sử dụng thẻ là không quá cao, các ngân hàng lớn thì có mức phí là 50.000 VND, đó cũng là mức tiền  tối  thiểu có trong tài khoản.

6. Một số ngân hàng mà sinh viên nên lựa chọn để làm thẻ

Một số ngân hàng mà sinh viên nên lựa chọn để làm thẻ
Một số ngân hàng mà sinh viên nên lựa chọn để làm thẻ

Hiện tại thẻ ngân hàng hiện đang là một vật quan trọng đối với các bạn sinh viên, đặc biệt là những bạn sinh viên học xa nhà và hằng tháng phải nhận tiền hỗ trợ từ gia đình. Có khá nhiều sự lựa chọn trên thị trường và chính điều này đã khiến các bạn sinh viên băn khoăn nên làm thẻ ngân hàng nào là tốt nhất.

Để có thể chọn ra một ngân hàng phù hợp với sinh viên, vừa có nhiều chế độ ưu đãi mà phí phải trả hằng tháng hoặc phí rút tiền trái ngân hàng thấp thì bạn không nên bỏ qua phần nội dung dưới đây:

6.1 Mở thẻ ngân hàng tại MB Bank

Ngân hàng Quân đội MB Bank được khá nhiều khách hàng tin dùng và còn liên kết với các trường Đại học để mở thẻ sinh viên có liên kết tài khoản ngân hàng. Đây là một trong số những ngân hàng tốt nhất mà các bạn sinh viên nên lựa chọn. Sau đây là một số ưu đãi dành cho sinh viên khi mở thẻ ngân hàng của MB Bank:

  • Miễn phí mở thẻ cho sinh viên
  • Mở tài khoản và làm thẻ ngân hàng online dễ dàng trên app MB Bank
  • Miễn phí khi mở tài khoản ngân hàng trùng với số điện thoại
  • Ưu đãi mở tài khoản số đẹp qua app MB Bank
  • Hồ sơ mở thẻ đơn giản, tiện lợi
  • Miễn phí chuyển tiền qua app MB Bank
  • Phí rút tiền tại cây ATM là 1.000 – 3.000 VND/lượt tùy vào số tiền rút
  • Phí quản lý tài khoản là 8.800 VND/tháng
  • Hạn mức rút tiền từ 5 – 10 triệu VND/lần
  • Miễn phí phí duy trì thẻ và phí thường niên năm đầu tiên

6.2 Mở thẻ ngân hàng tại VPBank

Ngân hàng TMCP Việt Nam thịnh vượng VPBank ra đời năm 1993 với hơn 200 điểm giao dịch trên khắp cả nước. Ngân hàng VPBank luôn có những chính sách ưu đãi để khuyến khích sinh viên mở tài khoản ngân hàng như sau:

  • Miễn phí phí mở tài khoản đối với sinh viên
  • Miễn phí khi rút tiền tại tất cả các cây ATM VPbank
  • Miễn phí khi thực hiện chuyển tiền liên ngân hàng qua ứng dụng VP bank
  • Không thu phí thường niên năm đầu tiên
  • Không yêu cầu số dư tối thiểu trong tài khoản

6.3 Mở thẻ ngân hàng tại TPbank

TPbank hiện là một trong những ngân hàng mang đến cho sinh viên lựa chọn tốt nhất để mở tài khoản ngân hàng. Bạn không cần phải xếp hàng chờ đợi ở ngân hàng mà chỉ cần tải app TPBank về điện thoại, sau đó hoàn tất thủ tục đơn giản là đã có thể mở ngay tài khoản ngân hàng và đồng thời nhận thẻ ngay tại nhà.

Sau khi mở tài khoản TPbank thì các bạn sinh viên sẽ được hưởng một số ưu đãi như sau:

+ Duy trì tài khoản miễn phí

+ Phát hành thẻ online miễn phí

+ Chuyển tiền miễn phí

+ Thanh toán hóa đơn miễn phí

Mở tài khoản online trên app TpBank sẽ nhận ngay tài khoản theo số điện thoại và được miễn phí chuyển tiền cùng 60 loại phí khác.

6.4 Mở thẻ ngân hàng tại Techcombank

Techcombank là một trong những ngân hàng top đầu mà chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn. Ngân hàng Techcombank ra đời năm 1993 và thu hút được nhiều người sử dụng bởi tiện ích vượt trội. Ngân hàng này hiện có rất nhiều ưu đãi dành cho sinh viên như:

  • Miễn phí mở tài khoản qua app Techcombank Mobile
  • Miễn phí tất cả các dịch vụ như chuyển tiền, thanh toán,… trên Digital Banking
  • Nhận hoàn tiền lên đến 300.000 VND khi thực hiện các giao dịch chuyển tiền
  • Số dư tối thiểu 50.000 VND
  • Phí quản lý tài khoản: 9.900 VND/tháng
  • Miễn phí nộp tiền vào tài khoản
  • Miễn phí rút tiền tại cây ATM nếu không chọnin hóa đơn

6.5 Mở thẻ ngân hàng tại VIB

VIB cũng là một trong những sự lựa chọn tốt dành cho các bạn sinh viên hiện nay khi muốn mở thẻ. Không mất thời gian đến ngân hàng và mở thẻ với thủ tục hoàn toàn online cùng các chi phí mở thẻ, phí quản lý tài khoản, chuyển tiền đều miễn phí, vì vậy VIB được xem là một lựa chọn hợp lý:

+ Thủ tục mở thẻ online

+ Hoàn 100% phí thường niên của năm đầu tiên

+ Nhận quà tặng là kính thực tế ảo

+ Mở thẻ tích hợp 2 trong 1, vừa là thẻ thanh toán ghi nợ và vừa là thẻ tín dụng

+ Có thể sử dụng thẻ online hoặc in thẻ vật lý

+ Nhận thẻ tại nhà

6.6 Mở thẻ ngân hàng tại BIDV

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV với hơn 64 năm thành lập và hơn 180 chi nhánh phủ đều tại khắp các tỉnh thành trên cả nước. Hiện nay BIDV liên kết với rất nhiều trường Đại học trong cả nước và nó mang lại rất nhiều ưu đãi cho sinh viên như là:

  • Phí mở thẻ ưu đãi dành riêng cho sinh viên chỉ 30.000 VND
  • Miễn phí mở tài khoản trên app BIDV Smart Banking
  • Chính sách gửi tiết kiệm online có lãi suất cao
  • Phí thường niên: 66.000 VND/năm
  • Mời bạn bè tham gia mở tài khoản nhận ngay 50.000 VND
  • Rút tiền cùng hệ thống: 1.100 VND/lần
  • Rút tiền khác hệ thống: 3.300 VND/lần
  • Miễn phí quản lý tài khoản năm đầu tiên
  • Số dư tối thiểu: 50.000 VND

6.7 Mở thẻ ngân hàng tại Sacombank

Bạn là sinh viên và đang rất phân vân bởi không biết nên làm thẻ ngân hàng nào? Có thể đến với Sacombank, đây là ngân hàng được thành lập từ năm 1991 và hiện nay đã có tất cả 570 điểm giao dịch trên khắp cả nước, điều này giúp cho các bạn sinh viên có thể dễ dàng tìm được các chi nhánh hoặc cây ATM Sacombank để thực hiện giao dịch. Ngân hàng này hiện đang có một số ưu đãi dành cho sinh viên như sau:

  • Miễn phí quản lý tài khoản
  • Không cần số dư tối thiểu
  • Giảm phí thường niên năm đầu tiên được giảm là 50% và 4 năm tiếp theo giảm đến 90%
  • Ưu đãi dịch vụ ngân hàng điện tử
  • Phí rút tiền tại cây ATM chỉ từ 1.100 VND
  • Miễn phí giao dịch tại tất cả các cây ATM
  • Hạn mức rút tiền lên đến 20 triệu VNDg/ngày

6.8 Mở thẻ ngân hàng tại Vietcombank

Vietcombank là ngân hàng có hệ thống chi nhánh và cây ATM phủ khắp cả nước, do đó sẽ tạo được sự thuận lợi khi bạn cần rút tiền hay đến ngân hàng để giao dịch. Sau đây là một số ưu đãi dành cho sinh viên khi mở thẻ tại đây:

  • Miễn phí mở thẻ cho sinh viên
  • Hồ sơ mở thẻ rất đơn giản
  • Đăng ký mở tài khoản online tại nhà nhanh chóng và tiện lợi
  • Phí rút tiền chỉ từ 1.100 VND/lần
  • Có thể rút tiền bằng mã QR tại cây ATM mà không cần đến thẻ
  • Phí chuyển tiền cùng hệ thống là 2.200 VND
  • Phí chuyển tiền ngoài hệ thống là 4.400 VND

6.9 Mở thẻ ngân hàng tại ACB

Ngân hàng TMCP Á Châu ra đời năm 1993, ACB có rất nhiều ưu đãi dành cho sinh viên khi mở thẻ cụ thể như:

  • Miễn phí mở thẻ cho sinh viên
  • Miễn phí rút tiền tại máy ATM ACB
  • Miễn phí quản lý tài khoản trong 2 năm đầu 
  • Không cầb số dư tối thiểu
  • Giảm 50% phí chuyển tiền trong nước
  • Mở tài khoản số đẹp miễn phí tại nhà

6.10 Mở thẻ ngân hàng tại Vietinbank

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam thành lập năm 1988 và hiện có hơn 150 chi nhánh/văn phòng trải dài khắp cả nước. Vietinbank cũng là ngân hàng liên kết với nhiều các trường Đại học và đưa ra những ưu đãi dành cho sinh viên như sau:

  • Miễn phí mở thẻ ngân hàng đối với sinh viên
  • Thủ tục mở thẻ đơn giản và thời gian nhận thẻ nhanh chóng
  • Gửi tiết kiệm online trên app Vietinbank Ipay với lãi suất rất cao
  • Rút tiền trong hệ thống là 1.100 VND
  • Rút tiền ngoài hệ thống là 3.300 VND
  • Không cần số dư tối thiểu
  • Phí duy trì tài khoản là 2.000 VND/tháng
  • Mở tài khoản số đẹp miễn phí tại nhà

6.11 Mở thẻ ngân hàng tại Agribank

Agribank được thành lập khá sớm vào năm 1988 và hiện nay đã có đến gần 2.300 chi nhánh trải dài khắp cả nước. Một số ưu đãi dành cho sinh viên khi mở thẻ tại Agribank  cụ thể như sau:

  • Phí rút tiền cùng hệ thống là  1.100 VND
  • Rút tiền khác hệ thống là 3.300 VND
  • Phí thường niên là 12.000 VND/năm
  • Số dư tối thiểu là 50.000 VND
  • Hạn mức rút tiền lên đến 25 triệu/ngày và không giới hạn số lần rút
  • Rút tiền tối thiểu là 50.000 VND

7. Học sinh dưới 18 tuổi có làm thẻ ngân hàng được không?

Theo chính sách của Nhà nước thì công dân từ đủ 14 tuổi được cấp chứng minh nhân dân/ căn cước công dân đã đủ điều kiện để có thể mở tài khoản hàng ở một số ngân hàng được cho phép như là Sacombank, Vietinbank, ACB,… 

Tuy nhiên thì chỉ đến khi học sinh đủ 18 tuổi mới có thể mở thẻ ngân hàng được. Chúng ta cần biết rằng việc mở tài khoản ngân hàng và mở thẻ ngân hàng là hoàn toàn khác nhau. Việc tạo tài khoản ngân hàng là điều kiện bắt buộc để mở thẻ ngân hàng.

Khi Thông tư số 19/2016/TT-NHNN còn hiệu lực thì chỉ có cá nhân từ đủ 18 trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ mới được phép sử dụng cả thẻ ghi nợ, thẻ trả trước lẫn thẻ tín dụng. Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi dù đã có tài sản riêng thì cũng chỉ được sử dụng thẻ ghi nợ (không được thấu chi) và thẻ trả trước.

Nhưng đến Thông tư số 28/2019/TT-NHNN thì cá nhân từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi đã được sử dụng cả thẻ ghi nợ, tín dụng và thẻ trả trước. 

Người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi cũng được phép sử dụng thẻ ghi nợ, thẻ trả trước với điều kiện được người đại diện theo pháp luật đồng ý bằng văn bản. 

Các bước mở thẻ ngân hàng cho người dưới 18 tuổi:

  • Bước 1: Đến chi nhánh ngân hàng bạn muốn mở thẻ ngân hàng.
  • Bước 2: Nhân viên sẽ đưa cho bạn mẫu đơn xin mở thẻ và yêu cầu bạn điền đầy đủ thông tin vào mẫu đơn theo sự hướng dẫn của nhân viên ngân hàng. Lưu ý trước khi giao lại tờ đơn, hãy kiểm tra kỹ các thông tin trên tờ khai và chữ ký trong mẫu đơn phải chính xác để thuận tiện trong các thủ tục rút tiền sau này.
  • Bước 3: Sau đó nộp đơn cùng chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân của bạn cho nhân viên kiểm tra lại.
  • Bước 4: Nộp tiền phí làm thẻ ngân hàng ( một số ngân hàng sẽ miễn phí dịch vụ này ).
  • Bước 5: Nhận giấy hẹn ngày lấy thẻ, thường sẽ là sau 7 ngày làm việc là bạn đã có thẻ ngân hàng.

8.Một số ngân hàng làm thẻ ngân hàng cho người dưới 18 tuổi

  • Đối với loại thẻ ghi nợ thì người dưới 18 tuổi đều có thể làm loại thẻ này ở đa phần các ngân hàng hiện nay.
  • Đối với loại thẻ trả trước thì một số ngân hàng có dịch vụ phát hành thẻ này cho người dưới 18 tuổi là SHB, ACB, Nam Á, LienVietPostbank, VIB, Sacombank, VPBank, Vietinbank, Eximbank…
  • Đối với loại thẻ tín dụng thì do đặc tính khác biệt so với hai loại trên nên các ngân hàng tương đối hạn chế cấp loại thẻ này cho người chưa đủ 18 tuổi.
  • Đặc biệt Sacombank có dịch vụ thẻ 4Student, đây là dịch vụ dành riêng cho học sinh và sinh viên. 

9.Một số lưu ý dành cho người sử dụng thẻ ngân hàng dưới 18 tuổi

9.1 Đổi mã PIN sau khi nhận thẻ

Mã PIN chính là mật khẩu để xác minh người sử dụng khi bạn truy cập vào tài khoản bằng thẻ ngân hàng. Trước khi thực hiện các giao dịch trong thẻ thì bạn buộc phải đổi mã PIN tại các cây ATM của ngân hàng đó. 

Việc thay đổi mã PIN sau khi nhận thẻ nhằm mục đích bảo mật cho tài khoản của bạn. Nếu chẳng may mã PIN của bạn bị lộ thì người có ý đồ xấu sẽ có thể kiểm soát số tiền trong tài khoản của bạn nếu như chiếc thẻ ATM của bạn rơi vào tay họ. Vì vậy, bạn không được tiết lộ mã PIN này cho bất kỳ ai. 

9.2 Không nhờ người lạ rút tiền

Dù là lần đầu bạn đi rút tiền và chưa biết cách sử dụng cây ATM thì bạn cũng tuyệt đối không được nhờ người lạ rút tiền hộ. Việc này để tránh bị lộ thông tin và mật khẩu thẻ của bạn. Nếu không thể nhờ người thân hướng dẫn thì bạn có thể lật mặt sau của thẻ và gọi điện theo đường dây nóng của ngân hàng để nhờ nhân viên hướng dẫn bạn thao tác.

9.3 Đăng ký dịch vụ Internet Banking

Internet banking là dịch vụ ngân hàng trực tuyến có thể giúp bạn thực hiện giao dịch của mình ở bất kỳ đâu thông qua điện thoại mà không phải đến quầy giao dịch. Vì sự tiện lợi này, bạn nên đăng ký dịch vụ Internet Banking và nó cũng có thể quản lý tài khoản ngân hàng của bạn tốt hơn. 

9.4 Gọi cho tổng đài chăm sóc khách hàng khi bị nuốt thẻ

  • Bước 1: Khi bị nuốt thẻ, trước hết bạn cần giữ bình tĩnh và kiểm tra chắc chắn rằng bạn đã thực sự bị nuốt thẻ bằng cách bấm bất kỳ phím nào trên cây ATM. Nếu thẻ vẫn không được nhả thì chính xác là thẻ của bạn đã bị nuốt. 
  • Bước 2: Gọi điện theo số hotline của ngân hàng để thông báo bạn đã bị nuốt thẻ.
  • Bước 3: Sau khi nghe những thông tin mà bạn cung cấp thì ngân hàng sẽ hẹn bạn đến phòng giao dịch để nhận lại thẻ. Khi đến ngân hàng, bạn hãy nhớ mang chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân để được nhận lại thẻ.     

10. Học sinh sinh viên nên làm thẻ ngân hàng nào?

Có thể thấy các loại thẻ hiện có trên thị trường đang khiến bạn băn khoăn không biết sinh viên nên làm thẻ ngân hàng nào là hợp lý? Mỗi loại thẻ đều có những ưu nhược điểm riêng và tùy thuộc vào nhu cầu mà bạn cần thì sẽ tìm được loại thẻ phù hợp nhất với bản thân.

Thẻ tín dụng đòi hỏi bắt buộc là bạn phải chứng minh tài chính ổn định và hằng năm bạn còn phải chi trả các loại chi phí thường niên, lãi suất nếu như bạn thanh toán chậm, trả phí rút tiền mặt khi sử dụng thẻ tín dụng,… Thẻ trả trước cũng tồn tại rất nhiều hạn chế. Chung quy lại thì cả hai thể loại thẻ trên đều rất khó để bạn có thể kiểm soát và quản lý tài chính cá nhân. 

Thẻ ghi nợ sẽ có thủ tục đơn giản hơn và sử dụng trong phạm vi số tiền đang cũng có sẽ giúp bạn dễ dàng quản lý chi tiêu của mình hơn và sẽ không phải mất các chi phí mỗi tháng quá nhiều. Có thể nói đây sẽ là lựa chọn hàng đầu và nó cũng được ưu tiên đối với các bạn sinh viên.

Có rất nhiều lựa chọn mở thẻ ngân hàng dành cho các bạn sinh viên, 3Gang hy vọng với những thông tin chúng tôi chia sẻ trên đây, bạn đọc sẽ nhanh chóng tìm ra một ngân hàng phù hợp với bản thân mình để đăng ký mở thẻ ngân hàng. Cuối cùng 3Gang gửi lời cảm ơn vì bạn đọc đã tham khảo bài viết sinh viên nên làm thẻ ngân hàng nào.