Một trong những chỉ số rất quan trọng và không thể thiếu trong bản báo cáo tài chính của doanh nghiệp chính là lợi nhuận gộp. Đây là một chỉ số quan trọng giúp cho doanh nghiệp có thể đánh giá được hiệu quả hoạt động của mình.
Đồng thời nó cũng giúp nhà đầu tư có thêm căn cứ để có thể đánh giá doanh nghiệp khi lựa chọn cổ phiếu hay trái phiếu. Vậy cụ thể thì lợi nhuận gộp là gì? Những yếu tố nào sẽ ảnh hưởng tới chỉ số này? Để làm rõ vấn đề trên, mời bạn đọc tham khảo bài viết do 3Gang thực hiện ngay dưới đây.
>> Xem thêm: https://3gang.vn/bien-loi-nhuan-gop-la-gi/
1. Lợi nhuận gộp là gì?
Lợi nhuận gộp trong tiếng Anh là Gross profit hay còn được biết đến với tên gọi là lãi gộp. Đây là chỉ số vô cùng quan trọng trong báo cáo kinh doanh thường kỳ của các doanh nghiệp. Lợi nhuận gộp chính là tổng lợi nhuận mà công ty kiếm được sau khi đã trừ đi mọi chi phí liên quan đến sản xuất, bán sản phẩm hoặc là chi phí cung cấp dịch vụ.
Về bản chất thì lãi gộp là lãi thu được sau khi lấy doanh thu thuần trừ đi giá vốn hàng bán, chỉ số này thể hiện tổng thu nhập của công ty khi kinh doanh sản phẩm hoặc dịch vụ.
Dựa vào chỉ tiêu lợi nhuận gộp, các nhà quản trị có thể xác định được mức độ hiệu quả của những chiến lược kinh doanh và từ đó có hướng triển khai các kế hoạch tiếp theo.
>> Xem thêm: https://3gang.vn/co-200-trieu-nen-dau-tu-vao-dau-de-sinh-loi-hieu-qua-nam-2023/
2. Tỷ suất lợi nhuận gộp là gì?
Chỉ số tỷ suất lợi nhuận gộp trong tiếng Anh là Gross profit margin, nó được sử dụng để đánh giá hoạt động kinh doanh chính và sức khỏe tài chính của một doanh nghiệp. Bằng cách tính ra số tiền còn lại sau khi đã trừ đi giá vốn của hàng hóa được bán ra sẽ chiếm bao nhiêu tỷ lệ phần trăm trong doanh thu, chỉ số này cho thấy mức lợi nhuận đó có đáp ứng được các mục tiêu và mong muốn của doanh nghiệp hay không.
Từ việc tính chỉ số này, các nhà quản trị sẽ đưa ra những chính sách phù hợp về giá sản phẩm cũng như chương trình bán hàng để có thể tối ưu lợi nhuận, mở rộng và tiếp tục phát triển thị trường.
Chỉ số này cũng được các chuyên gia sử dụng để so sánh các doanh nghiệp cùng ngành, các doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận gộp cao hơn thì sẽ kiểm soát chi phí tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh.
3. Vì sao cần phải tính lợi nhuận gộp?
Người ta thường sẽ dựa vào lợi nhuận gộp để đánh giá xem doanh nghiệp đó hoạt động có hiệu quả hay không.
Tuy nhiên thì không phải ai cũng biết về cách tính lợi nhuận gộp sao cho chính xác. Đặc biệt là với những đối tượng tự kinh doanh và bán hàng tự do, họ sẽ không nắm cách đo lường hiệu quả công việc thông qua việc tính lợi nhuận gộp. Điều này sẽ khiến họ dễ bị rơi vào tình trạng nhầm lẫn giữa lãi và lỗ. Để không rơi vào tình trạng như trên thì việc phân tích cũng như việc đánh giá kỹ lưỡng lợi nhuận gộp là điều vô cùng cần thiết và nên làm.
Khi đã nắm được những chỉ số chính xác về lợi nhuận gộp, bạn có thể dễ dàng đo lường hiệu quả của các chiến lược kinh doanh. Từ đó bạn sẽ kiểm soát được đâu là chi phí hợp lý và đâu là chi phí cần cắt giảm để thu về mức lợi nhuận cao hơn.
Ngoài ra, với những công ty muốn mở rộng quy mô kinh doanh thì lợi nhuận gộp chính là chỉ số đầu tiên mà các nhà đầu tư cần quan tâm. Thông qua những con số này, họ có thể xác định được công ty đó có đang thực hiện quản lý bán hàng hiệu quả hay không. Nếu kiểm soát tốt các chỉ số liên quan đến lợi nhuận gộp thì chắc chắn tỷ lệ các nhà đầu tư góp vốn vào công ty sẽ tăng cao.
>> Gợi ý: https://3gang.vn/300-trieu-dau-tu-gi/
4. Đặc điểm của lợi nhuận gộp là gì?
Lợi nhuận gộp chính là thước đo cho sự hiệu quả của hoạt động kinh doanh, nó thể hiện hiệu quả trong việc sử dụng vốn để đạt được doanh thu của doanh nghiệp.
Lợi nhuận gộp không chỉ xuất hiện trên báo cáo kết quả kinh doanh mà nó còn thường xuyên xuất hiện trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
Lợi nhuận gộp sẽ phụ thuộc vào các loại phí như giá vật liệu đầu vào, tiền thuê nhân công, chi phí cho các thiết bị, dịch vụ ngân hàng, giá thuê kho bãi, giá vận chuyển…
5. Cách tính lợi nhuận gộp như thế nào?
Áp dụng công thức sau đây, bạn có thể nhanh chóng tìm ra chỉ số lợi nhuận gộp mà mình mong muốn:
Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần – Giá vốn bán hàng
Trong đó ta có:
Doanh thu thuần chính là tổng doanh thu mà doanh nghiệp thu được từ hoạt động bán sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ.
Doanh thu thuần = Doanh thu – Các khoản giảm trừ doanh thu
Giá vốn hàng bán là toàn bộ chi phí như: phí mua nguyên vật liệu, phí quản lý doanh nghiệp, phí sản xuất, phí kho hàng, phí quảng bá sản phẩm/dịch vụ…
Các khoản giảm trừ doanh thu sẽ là thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ, thuế giá trị gia tăng và một số khoản như chiết khấu, giảm giá, hàng đổi trả.
Khi tìm được chỉ số lợi nhuận gộp, ta có thể tính ra tỷ suất lợi nhuận gộp theo công thức sau đây:
Tỷ suất lợi nhuận gộp (%) = Lợi nhuận gộp / Doanh thu
Doanh nghiệp có hệ số biên lợi nhuận càng lớn thì lãi ròng của doanh nghiệp đó sẽ càng cao.
6. Cách phân biệt lợi nhuận gộp và lợi nhuận thuần
Lợi nhuận thuần chính là lợi nhuận thu được sau khi đã trừ đi các khoản chi phí như là chi phí hoạt động, thuế, lãi suất và cổ tức ưu đãi.
Nếu như lợi nhuận gộp là sự chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng giá trị vốn chưa bao gồm các chi phí hoạt động như chi phí tài chính, chi phí quản lý hay chi phí bán hàng thì lợi nhuận thuần lại được tính bằng doanh thu thuần trừ đi các chi phí hoạt động gồm vốn của hàng hóa và các khoản chi phí hoạt động khác.
Lợi nhuận gộp có vai trò quan trọng trong đánh giá tổng thể tình hình sản xuất kinh doanh, từ việc nhập hàng, lưu kho, vận chuyển cho đến tiêu thị. Trong khi đó thì lợi nhuận thuần lại thể hiện tổng quát nhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp sau khi đã được tính cả các yếu tố gián tiếp.
Nếu như hai doanh nghiệp có lợi nhuận gộp ngang nhau thì doanh nghiệp nào kiểm soát tốt các chi phí gián tiếp hơn sẽ có lợi nhuận thuần cao hơn và sức khỏe tài chính tốt hơn.
7. Cách phân biệt lợi nhuận gộp và thu nhập ròng
Hiểu rõ lợi nhuận gộp là gì thì bạn mới có thể phân biệt được nó với thu nhập ròng. Cụ thể thì lợi nhuận gộp sẽ đề cập đến việc trừ đi các chi phí biến đổi hoặc giá vốn sản phẩm ra khỏi doanh thu. Trong khi đó thì thu nhập ròng lại trừ các chi phí lãi vay và thuế ra khỏi mức thu nhập của công ty.
Thu nhập ròng còn được biết đến với tên gọi là “dòng dưới cùng” bởi chỉ số này thường nằm ở dòng cuối cùng của bảng báo cáo thu nhập. Người ta thường sử dụng chỉ số thu nhập ròng này để đo lường lợi nhuận của một doanh nghiệp.
8. Một số yếu tố ảnh hưởng tới lợi nhuận gộp
Giá trị của lợi nhuận gộp sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, cụ thể như nào thì 3Gang mời bạn tham khảo nội dung sau:
– Giá nhập nguyên vật liệu và chi phí vận chuyển
– Lương của nhân công
– Chi phí hao hụt trong sản xuất và cung cấp dịch vụ
– Phí nhập kho, phí lưu kho, phí vận chuyển chế phẩm…
Trên đây là một số yếu tố tiêu biểu tác động trực tiếp đến lợi nhuận gộp mà chúng tôi tổng hợp để bạn đọc có thể dễ dàng nắm bắt được.
Mặc dù lợi nhuận gộp có vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả kinh doanh thế nhưng bạn cũng không nên chỉ dựa vào lợi nhuận gộp để đánh giá một doanh nghiệp. Bạn cần kết hợp nó với nhiều yếu tố khác để đưa ra đánh giá đúng đắn nhất.
Trên đây là toàn bộ những thông tin về lợi nhuận gộp là gì? cũng như cách tính lợi nhuận gộp mà 3Gang muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng những chia sẻ trong bài viết của chúng tôi sẽ giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan và nắm rõ tầm quan trọng của chỉ số lợi nhuận gộp này. 3Gang chân thành cảm ơn bạn đã theo dõi và ủng hộ các bài viết.