Trong bối cảnh FED và Ngân hàng Trung ương của các nước lớn đều tăng lãi suất để kiểm soát vấn đề lạm phát thì Ngân hàng Nhà nước Việt Nam lại quyết định hạ lãi suất cho vay. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, các bạn hãy cùng 3Gang theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Mời bạn xem chi tiết cách tải App và tích lũy 3Gang Chi tiết hơn Tại đây
Những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tăng – giảm lãi suất
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc điều chỉnh lãi suất sẽ bao gồm:
Cung – cầu về vốn vay
Là tổng số lượng iền tệ mà hệ thống ngân hàng cấp ra thị trường để giao dịch. Mọi sự thay đổi trong cung – cầu trên thị trường đều ảnh hưởng mạnh tới vấn đề lãi suất. Tuy nhiên, mức biến động này còn phụ thuộc vào chính sách của chính phủ và Ngân hàng Nhà Nước.
Tỷ lệ lạm phát
Khi lạm phát có xu hướng tăng, đa phần người dân sẽ dùng tiền để dự trữ hàng hóa hoặc các dạng tài sản khác như vàng, ngoại tệ,… Điều này sẽ khiến cho nguồn cung quỹ bị giảm và áp lực lên lãi suất, cụ thể là tăng lãi suất.
Các chính sách của nhà nước
Nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển của nền kinh tế, nhà nước phải đưa ra nhiều chính sách như chính sách tiền tệ, chính sách tài chính, chính sách thu nhập. Tất cả những chính sách này đều ảnh hưởng đến lãi suất.
Bội chi ngân sách nhà nước
Khi ngân sách nhà nước bị bội chi, chính phủ sẽ phát hành trái phiếu để bù vào khoản tiền đã bị thâm hụt. Khi lượng cung trái phiếu tăng lên, giá trái phiếu sẽ giảm đi và khiến cho lãi suất tăng.
Tình hình kinh tế trong nước và trên thế giới
Tình hình phát triển của nền kinh tế thế giới và Việt Nam cũng tác động đáng kể tới sự điều chỉnh của lãi suất. Khi nền kinh tế phát triển theo chiều hướng tích cực, các nhà đầu tư sẽ đổ tiền vào những quốc gia phát triển để đầu tư và thu lợi nhuận. Điều này đã kích thích cung tiền và hạ lãi suất cho vay. Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái, các nhà đầu tư sẽ rút vốn ra để đầu tư vào tài sản an toàn như vàng hoặc nợ phá sản. Kết quả là lượng cung tiền giảm và lãi suất cũng tăng.
Việc theo dõi tình hình kinh tế thị trường sẽ giúp các nhà đầu tư có thể dự đoán được xu hướng điều chỉnh lãi suất trong tương lai. Khi nền kinh tế ổn định, nhu cầu đầu tư của người dân cũng vì thế mà tăng lên. Lúc này, bất động sản sẽ là một kênh đầu tư hút vốn mạnh. Dư nợ tín dụng tăng lên cũng kéo theo sự gia tăng của lãi suất cho vay trong mảng này. Ngược lại, khi nền kinh tế không giữ được đà tăng trưởng tốt, khẩu vị của các nhà đầu tư cũng thay đổi và làm hạ lãi suất cho vay.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định hạ lãi suất cho vay
Ngày 23/5/2023, Ngân hàng Nhà nước quyết định hạ lãi suất cho vay lần thứ 3 kể từ đầu năm với mức giảm là 50 điểm cơ bản, có hiệu lực bắt đầu từ ngày 25/05/2023.Theo đó:
- Lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và lãi suất cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước đối với các tổ chức tín dụng sẽ giảm từ mức 6%/năm xuống còn 5,5%/năm.
- Lãi suất tái cấp vốn sẽ giảm từ mức 5,5%/năm xuống còn 5%/năm.
- Lãi suất tái chiết khấu sẽ không thay đổi và giữ ở mức 3,5%/năm.
- Lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng sẽ giảm từ 5,5%/năm xuống còn 5,0%/năm. Đối với tiền gửi bằng VNC, lãi suất tối đa đối tại quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô giảm từ mức 6,0%/năm xuống còn 5,5%/năm.
Ngay sau khi quyết định hạ lãi suất được ban hành, ngày 25/5, Ngân hàng Nhà nước đã có cuộc họp với lãnh đạo của các ngân hàng thương mại để tìm cách giảm lãi suất cho vay.
Theo nhận định của ông Lê Quang Vinh, Phó Tổng giám đốc ngân hàng Vietcombank “Khi mặt bằng lãi suất huy động được giảm đồng đều thì chắc chắn lãi suất cho vay cũng sẽ giảm tương ứng. Ngân hàng Vietcombank cũng đang theo sát và sẽ khẩn trương triển khai các đợt hạ lãi suất để đảm bảo đáp ứng đúng yêu cầu của nền kinh tế, của người dân, nhằm hỗ trợ tốt hơn cho sự phát triển chung”.
Các tác động của việc hạ lãi suất
Theo Tiến sỹ Cấn Văn Lực và nhóm tác giả của Viện Đào tạo và nghiên cứu BIDV, việc hạ lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng đến nền kinh tế và doanh nghiệp.
– Một là, việc hạ lãi suất sẽ hỗ trợ các tổ chức tín dụng trong việc tiếp cận nguồn vốn từ Ngân hàng Nhà nước thông qua các công cụ như cho vay liên ngân hàng, cho vay tái chiết khấu. Qua đó, hỗ trợ các tổ chức tín dụng có điều kiện hạ lãi suất cho vay.
– Hai là, hạ lãi suất cho vay sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp, bên vay vốn cắt giảm bớt một phần chi phí tài chính. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý rằng việc giảm lãi suất cho vay chỉ là ngắn hạn, bằng nội tệ đối với các lĩnh vực ưu tiên nên phạm vi ảnh hưởng của nó cũng chưa nhiều. Sau này, khi mặt bằng lãi suất chung giảm thì sẽ tác động tích cực đối với tất cả bên muốn vay vốn.
– Ba là, động thái giảm lãi suất sẽ đánh dấu bước thay đổi chính sách tiền tệ của nhà nước, từ thận trọng sang linh hoạt và nới lỏng một phần. Theo đó, doanh nghiệp và người dân có kỳ vọng vào việc hạ lãi suất sẽ khiến họ có thể quyết định đầu tư, tiêu dùng nhiều hơn, góp phần hỗ trợ sự phục hồi và phát triển của nền kinh tế – xã hội.
– Bốn là, lãi suất giảm cũng có những tác động tích cực lên một phần thị trường chứng khoán và bất động sản. Cụ thể, các nhà đầu tư có thể sẽ chuyển dịch một phần từ tiền gửi tiền tiết kiệm sang đầu tư chứng khoán, mua bất động sản với mong muốn tìm kiếm lợi nhuận cao hơn cùng với kỳ vọng về sự phục hồi của chứng khoán hoặc chi phí đầu tư bất động sản thấp hơn.
Theo công ty Chứng khoán VNDIRECT, việc giảm lãi suất điều hành cho thấy chủ trương nhất quán của Chính phủ trong việc giảm lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp. Đây cũng là yếu tố hỗ trợ sự tăng trưởng kinh tế, từ đó tạo ra tâm lý tốt cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên, tác động của việc giảm lãi suất điều hành cũng không quá lớn do chính sách tiền tệ của chính phủ Việt Nam là quản lý cung tiền chủ yếu qua tổng phương tiện thanh toán và tăng trưởng tín dụng.
Cũng theo nhận định của ông Nguyễn Hồng Khanh, Giám đốc Phân tích của Công ty Chứng khoán Quốc tế Việt Nam, việc hạ lãi suất điều hành sẽ làm giảm lãi suất huy động. Điều này sẽ tác động đến các khách hàng kinh doanh, khiến cho họ quyết định rút tiền gửi ngân hàng ra để đầu tư, kinh doanh trong ngắn hạn. Đối với kênh đầu tư bất động sản, thị trường đang khó khăn và chưa có “sóng” thì cần phải chuẩn bị và tích lũy lâu dài.
Vàng cũng là một kênh đầu tư hấp dẫn nhất nhưng hiện tại, giá vàng đang ở vùng cao kỷ lục và các nhà đầu tư có dấu hiệu bán ra nhiều hơn là mua vào.
Trong khi đó, thị trường chứng khoán hiện đang có mức định giá hấp dẫn, nhiều cổ phiếu có thể giúp các nhà đầu tư thu về lợi nhuận cả trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Tất nhiên, dòng tiền sẽ không thể ngay lập tức xoay vòng mà nó cần phải có thời gian để chuyển dịch qua lại giữa các kênh đầu tư, theo hướng chảy vào những kênh có khả năng sinh lợi nhất.
Việc hạ lãi suất cho vay của ngân hàng đã gây ra rất nhiều ảnh hưởng tới nền kinh và quyết định của các nhà đầu tư. Ngoài việc đầu tư vào chứng khoán hoặc bất động sản, bạn cũng có thể lựa chọn 3Gang để gửi tiết kiệm. Đây là một kênh đầu tư an toàn và sinh lợi rất tốt, phù hợp với mọi đối tượng khách hàng.
Mọi thắc mắc về 3Gang, Quý khách vui lòng liên hệ:
- Hotline: 1900 3492
- Zalo hỗ trợ: 097 853 6835
- Chat trực tiếp tại Fanpage 3Gang Tại đây