Giá vàng và dầu tăng vọt vì xung đột tại Trung Đông

Xung dot tai Trung dong khien nhieu doanh nghiep phai dung hoat dong

Mỗi ounce vàng đang tăng lên đến gần 28 USD. Có phiên giá dầu đã tăng mạnh nhất 6 tháng. Giá vàng và dầu tăng vọt, nguyên nhân do xung đột tại Trung Đông giữa nhóm vũ trang Hamas và Israel.

1. Giá vàng và dầu đang tăng vọt vì xung đột tại Trung Đông

Chốt phiên giao dịch cuối ngày 9/10, mỗi ounce vàng đã tăng lên 1.861 USD, gần 28 USD. Đây là mức tăng cao nhất được ghi nhận kể từ đầu tháng.  Sáng ngày 10/10 giá vàng vẫn đang tiếp tục đi lên. Đây là kênh đầu tư tích lũy được nhiều người ưa chuộng, nhất là trong thời điểm kinh tế biến động hiện nay 

Gia vang the gioi dang tang manh khi mo phien ngay 9/10
Giá vàng thế giới đang tăng mạnh khi mở phiên ngày 9/10

Giá dầu cũng đang có sự biến động tăng khá mạnh. Dầu WTI tăng 4,3% lên 86USD, còn dầu Brent tăng 4,2% lên 88 USD một thùng. Cổ phiếu năng lượng trên thị trường chứng khoán Mỹ đã bật tăng trong phiên ngày 9/10. Chỉ số S&P 500 Energy đã tăng tới 3,5%. Giá đồng USD hôm qua thì tăng 3% so với đồng Shekel của Israel.  Thị trường tài chính toàn cầu đang biến động ảnh hưởng từ xung đột quân sự giữa lực lượng vũ trang Hamas và Israel. Cuộc chiến này bùng phát vào cuối tuần trước. Vào ngày 7/10, Hamas đã tấn công vào Israel, phát động nên cuộc chiến dịch quân sự lớn nhất đánh vào đất nước này trong nhiều thập kỷ qua. Israel sau đó đã trả đũa bằng những cuộc không kích liên tiếp trên dải Gaza. Trong tình hình này, các thị trường mới nổi, thị trường tiền tệ và hàng hóa trở thành những tài sản nhạy cảm nhất, dễ bị ảnh hưởng bởi chính chính. Xung đột quân sự có nguy cơ sẽ kéo theo lạm phát. Theo ý kiến của Tina Fordham – chiến lược gia địa chính trị đã nhận xét. Khu vực Trung Đông đang là nơi có các đất nước sản xuất dầu hàng đầu thế giới

Gia dau mo the gioi tang vot khi xung dot tai Trung Dong dang gay gat
Giá dầu mỏ thế giới tăng vọt khi xung đột tại Trung Đông đang gay gắt

“Thị trường Mỹ và Châu Âu đang có những động thái nỗ lực ngoại giao nhằm ngăn chặn các xung đột leo thang. Cả thế giới đang cố gắng không để cuộc xung đột này ảnh hưởng và lan rộng tới khu vực giàu dầu mỏ”, Quincy Krosby – Chiến lược gia toàn cầu tại LPL Financial đã nhận định. 

2. Xung đột tại Trung Đông gia tăng rủi ro cho kinh tế toàn cầu

Những bất ổn đang diễn ra tại vùng Trung Đông có thể kéo các ngân hàng trung ương sa vào cuộc chiến chống lạm phát mới, trong khi mọi nỗ lực kiểm soát lạm phát của họ mới chỉ vừa có hiệu quả.  Cùng với cuộc xung đột vũ trang từ Nga – Ukraine, cuộc xung đột giữa Israel – Hamas khiến tình hình chính trị và kinh tế thế giới càng thêm bất ổn.  Các chuyên gia quan sát và cho rằng những tác động đến từ việc này sẽ không xuất hiện ngày, mà một thời gian nữa mới thể hiện rõ. Nó cũng tùy thuộc và thời gian cuộc xung đột kéo dài, độ nghiêm trọng và các nguy cơ lan rộng sang những khu vực khác nữa.  Agustin Carstens – Giám đốc Ngân hàng Thanh toán Quốc tế BIS cho biết: “Còn quá sớm để nói về những tác động tiềm tàng”. Dù rằng thị trường vàng và dầu mỏ đã phát ứng ngay lập tức. Bên cạnh sự biến đổi của dầu mỏ và vàng, Đồng đô la Mỹ và yên Nhật cũng đã mạnh lên. Thị trường trái phiếu và chứng khoán của Israel đã lao dốc vào hôm 08/10. Rất nhiều doanh nghiệp tại đất nước này đã phải dừng hoạt động.

Cot khoi boc len tu mot toa nha bi tan cong tai Isarel
Cột khói bốc lên từ một tòa nhà bị tấn công tại Israel

Chỉ số tăng trưởng của thế giới đang chậm lại. Tuần này, Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (ÌM) sẽ họp lại để đánh giá chỉ số kinh tế toàn cầu. Cuộc xung đột tại Trung Đông và những vấn đề khác liên quan có thể sẽ là tâm điểm để thảo luận. Nhất là khi các biến động kinh tế ngày một nhiều lên sau khi đại dịch vừa qua đi.  Khu vực Trung Đông này không chỉ có những nước sản xuất dầu mỏ lớn như Arab Saudi và Iran, mà còn có các tuyến đường vận tải biển rất quan trọng. Vì vậy tình hình hiện tại khiến các ngân hàng trung ương phải cân nhắc về nguy cơ lạm phát quay lại trong tương lai.  Giới quan chức Fed đánh giá sự tăng cao của giá năng lượng là gia tăng rủi ro lạm phát. Tuy nhiên trong biên bản cuộc họp mới nhất, họ vẫn cho rằng nền kinh tế Mỹ có thể tránh được khỏi suy thoái, nếu không có những cú sốc biến động từ bên ngoài. Phản ứng của các nhà buôn dầu và các nước như Arab Saudi và Iran được theo dõi sát sao để dự đoán mức tăng giảm của giá dầu. Biến động giá của các giao dịch trái phiếu và dầu mỏ thời gian tới sẽ cho thấy dự báo về thị trường hiện nay có đúng hay không 

Xung dot tai Trung dong khien nhieu doanh nghiep phai dung hoat dong
Xung đột tại Trung đông khiến nhiều doanh nghiệp phải dừng hoạt động

Fed có thể sẽ phải cân nhắc liệu tăng trưởng chậm hay giá cả tăng mới là điều đáng lo ngại hơn và có phương án xử lý ưu tiên. Ở một mặt khác, trái phiếu chính phủ Mỹ có xu hướng tăng có nghĩa là nhà đầu tư đang muốn rót tiền vào các kênh khác có rủi ro cao  Nếu diễn biến tại Trung Đông khiến giá vàng và dầu tăng vọt, làm tăng lo ngại cho nền kinh tế toàn cầu, trái phiếu và vàng sẽ lại được ưa chuộng vì là kênh trú ẩn an toàn, hiệu quả. Ở mặt khác, việc lãi suất giảm là một tín hiệu tích cực. Điều này khuyến khích doanh nghiệp và người dân chi tiêu. Tuy nhiên, nó ám chỉ một rủi ro mới của nền kinh tế đang dần xuất hiện.