Chỉ số ROI là gì? Công thức tính ROI chính xác

Chỉ số ROI đóng vai trò quan trọng trong mỗi doanh nghiệp, dựa vào đó có thể đánh giá được lợi nhuận và hiệu suất của chiến dịch đầu tư. Để hiểu rõ hơn về ROI là gì, công thức tính chỉ số ROI như thế nào, hãy cùng 3Gang tìm hiểu chi tiết ở bài viết dưới đây. 

Định nghĩa chỉ số ROI là gì trong tài chính?

ROI là viết tắt của Return On Investment được hiểu là tỷ suất hoàn vốn hay tỷ lệ thu hồi vốn đầu tư, đôi khi nó còn là tỷ lệ lợi nhuận. Chỉ số đóng vai trò đo lường hiệu suất và lợi nhuận thu được từ một chiến dịch đầu tư ban đầu. 

Tại các doanh nghiệp, chỉ số ROI trong tài chính sẽ được tính toán và dùng để làm cơ sở phân bố các ngân sách chi tiêu. Bên cạnh đó, chỉ số này còn được ứng dụng để thực hóa rõ hơn các chi phí cơ hội hoặc lợi tức mà các nhà đầu tư đã chi trả cho công ty. Nếu doanh nghiệp đầu tư vào thị trường chứng khoán, họ sẽ mong đợi chỉ số ROI hàng năm ít nhất là 5% hoặc hơn thế.

Chỉ số Roi cũng được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực Marketing của doanh nghiệp, có vai trò là thước đo lợi nhuận và hiệu quả của các chiến dịch tiếp thị. Dựa vào chỉ số ROI mà nhân viên Marketing sẽ đo lường được mức độ đóng góp của các chiến dịch tiếp thị vào tăng trưởng doanh thu cho công ty.

ROI là gì?
ROI là gì? Chỉ số ROI là gì?

Tỷ lệ ROI là gì?

Tỷ lệ ROI của một doanh nghiệp càng cho phản ánh khả năng sinh lời trong các chiến dịch kinh doanh của họ càng cao. Đặc biệt, trong đầu tư khi doanh nghiệp so sánh hai dự án khác nhau có thể dựa vào chỉ số ROI, nên lựa chọn dự án có chỉ số ROI cao hơn.

Ngoài ra, tỷ lệ ROI còn được dùng để đánh giá các khoản đầu tư trước đó để xem xét và lựa chọn khoản nào tốt hơn. Đối với các khoản đầu tư mất nhiều thời gian hơn để thu hồi vốn sẽ đòi hỏi chỉ số Roi cao hơn nhằm thu hút nhiều nhà đầu tư.

Đối với mỗi cá nhân, tỷ số ROI là cơ sở để đánh giá hiệu quả các khoản đầu tư của mình, hoặc dùng để so sánh một khoản đầu tư như cổ phiếu đang nắm giữ so với một khoản đầu tư khác trong các danh mục đầu tư của mình.

ROI thể hiện khả năng sinh lời trong kinh doanh
ROI thể hiện khả năng sinh lời trong kinh doanh

Công thức tính chỉ số ROI trong doanh nghiệp

Hiểu được ROI là gì thì chắc hẳn nhiều người đang thắc mắc không biết chỉ số ROI được tính như thế nào? 

Chỉ số ROI = (Lợi nhuận ròng / Chi phí đầu tư) x 100

Lợi nhuận ròng = Tổng doanh thu – Chi phí đầu tư

Chi phí đầu tư = Chi phí cố định + chi phí biến đổi

Ví dụ: Bạn đang đầu tư 90 đô la vào một dự án kinh doanh của mình và 10 đô la cho nghiên cứu liên doanh. Tổng chi phí sẽ là 100 đô la và thu được 300 đô la doanh thu với mức chi phi 100 đô la. Lúc này lợi nhuận ròng sẽ là 200 đô la. 

Áp dụng công thức tính ROI ta có: ROI = (200/100) x 100 = 200%. Chỉ số ROI càng cao thì các khoản đầu tư vào dự án càng hiệu quả.

Làm sao để tính được chỉ số ROI?
Làm sao để tính được chỉ số ROI?

Khi nào nên dùng chỉ số ROI?

Chỉ số roi là gì trong tài chính – là chỉ số giúp bạn nhanh chóng đưa ra các quyết định kinh doanh quan trọng bao gồm:

– Đầu tư thiết bị, công cụ cho doanh nghiệp: Chỉ số ROI cao hoặc thấp thể hiện mức chi phí đang đầu tư có lớn hay không. Việc chúng ta dựa vào chỉ số ROI để mua thiết bị sẽ giúp đánh giá được tình hình tài chính, hiệu năng sử dụng để có quyết định lựa chọn sản phẩm phù hợp.

– Tuyển thêm nhân viên mới: Dựa vào chỉ số ROI bạn có thể nắm bắt được hiệu năng làm việc của nhân viên giúp tăng hay giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Theo dõi lợi tức đầu tư của nhân viên sẽ giúp bạn có quyết định thuê mới hoặc sa thải nhân viên sao cho phù hợp.

– Chiến lược bán hàng, đầu tư: Việc tính chỉ số ROI sẽ giúp chủ doanh nghiệp hoặc giám đốc Marketing đưa ra các chiến lược bán hàng, chiến lược tiếp thị phù hợp với tiềm năng phát triển của doanh nghiệp. 

ROI quyết định đến nhiều đến các hoạt động nhân sự và kinh doanh của doanh nghiệp, chính vì thế bạn cần phải linh hoạt trong việc tính chỉ số này sao cho phù hợp với các chiến lược để đạt được mục tiêu ban đầu.

Chỉ số ROI bao nhiêu là tốt?

Chỉ số ROI tăng trưởng ngày càng nhanh thì doanh nghiệp của bạn sẽ thu hồi vốn nhanh hơn và ngược lại. Vậy chỉ số ROI bao nhiêu là tốt?

– Chỉ số ROI 2:1 thể hiện chi phí sản xuất chiếm 50% giá bán của sản phẩm, với tỷ lệ này doanh nghiệp chỉ đủ để hòa vốn chứ chưa sinh ra lợi nhuận.

– Chỉ số ROI > 2:1 thể hiện chi phí sản xuất thấp hơn 50% giá bán thì công tu không cần đẩy mạnh bán hàng. 

– Chỉ số ROI < 2:1 thể hiện chi phí sản xuất cao hơn 50% giá bán thì cần phải đẩy mạnh các chiến dịch bán hàng nhiều hơn giúp bù đắp lại các chi phí sản xuất hàng hóa.

– Chỉ số ROI lý tưởng nhất là 5:1, để đạt được chỉ số này còn phụ thuộc nhiều vào chi phí sản xuất hàng hóa thuần của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, trên thực tế thì chỉ số ROI không có mức đánh giá cố định, chỉ cần chỉ số này dương thì các hoạt động kinh doanh sẽ sinh lời và đạt hiệu quả. Tỷ lệ ROI càng cao sẽ càng đạt được lợi nhuận và ngược lại.

Kiểm soát ROI ở mức hợp lý để đảm bảo hiệu quả kinh doanh
Kiểm soát ROI ở mức hợp lý để đảm bảo hiệu quả kinh doanh

Chỉ số ROI bao nhiêu trong chứng khoán là tốt?

Sau khi đã nắm được công thức chỉ số ROI là gì trong chứng khoán, ắt hẳn có nhiều người quan tâm ROI bao nhiêu là tốt? Trong thị trường này, ROI xấp xỉ 7% hoặc cao hơn sẽ được coi là tốt nhất cho một khoản đầu tư cổ phiếu. Đây cũng chính là lợi nhuận trung bình hàng năm của S&P 500. 

Là một Trader bạn nên vận dụng chỉ số này vào phân tích thị trường một cách hiệu quả. Ngoài ra các mẫu nến đổi chiều cũng là một công cụ phổ biến được các nhà đầu tư sử dụng giúp đánh giá biến động lên xuống của thị trường. 

Những nhược điểm của chỉ số ROI là gì?

Chỉ số ROI có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp nhưng nó cũng có những nhược điểm nhất định, cụ thể như sau:

– Chỉ số này không đề cập rõ ràng đến yếu tố thời gian: Dựa vào công thức tính mà các doanh nghiệp áp dụng cho từng thời gian cụ thể để đạt được là không giống nhau. Rõ ràng nếu lấy chỉ số ROI của các doanh nghiệp để so sánh thì sẽ không cho kết quả chính xác. ROI 150% trong 4 năm sẽ không bằng ROI 130% trong 1 năm.

– Tỷ lệ ROI không điều chỉnh theo những rủi ro: Trong thị trường đầu tư, lợi nhuận tiềm năng càng cao thì rủi ro xảy ra càng lớn.

– Chỉ số ROI có thể bị phóng đại: Chỉ số này hoàn toàn có thể bị phóng đại bởi còn nhiều các chi phí dự kiến liên quan không được đưa vào để tính toán. Ví dụ như trong các lĩnh vực Bất động sản (chi phí lãi suất thế chấp, bảo hiểm, thuế tài sản…)

Hiện nay chỉ số ROI được áp dụng rất nhiều vào các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nhất là các lĩnh vực Marketing và tài chính. Nắm được định nghĩa ROI là gì sẽ giúp bạn đọc ứng dụng vào phân tích và đo lường một cách chính xác nhất. Nếu bạn đang quan tâm và có ý định đầu tư lĩnh vực tài chính hãy truy cập ngay website 3Gang.vn của chúng tôi để tham khảo các tin tức mới nhất.