Chỉ số PEG là gì? Công cụ để đầu tư chứng khoán hiệu quả

Chắc hẳn đối với những nhà đầu tư chứng khoán lâu năm sẽ không còn xa lạ với khái niệm PEG. Đây là một trong những chỉ số quan trọng có tính ứng dụng cao trong đầu tư chứng khoán.

Hệ số PEG được nhà đầu tư sử dụng để phân tích cơ bản nhằm tìm ra cổ phiếu tiềm năng để đầu tư vào. Vậy với những nhà đầu tư mới chưa biết chỉ số PEG là gì cũng như ứng dụng thực tiễn của nó như thế nào, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của 3Gang để hiểu rõ hơn nhé.

Biểu đồ chứng chỉ là gì? Vì sao nên học về biểu đồ chứng chỉ quỹ?

1. Khái niệm Chỉ số PEG là gì?

Chỉ số PEG là một trong những chỉ số quan trọng mà nhà đầu tư sử dụng để định giá cổ phiếu nhằm tìm ra những cổ phiếu tiềm năng. Trong đó, PEG là viết tắt của cụm từ Tiếng Anh Price Earnings to Growth, được hiểu là hệ số so sánh giữa chỉ số P/E (Price to Earnings ratio) và EPS (EPS Growth Rate).

Chỉ số này được Peter Lynch phát triển lần đầu tiên trong giới phân tích chứng khoán và được nhắc đến trong quyển sách One Up On Wall Street năm 1989. Đây được xem là chỉ số dùng để định giá cổ phiếu dựa trên tốc độ tăng trưởng thu nhập của chính cổ phiếu đó.

Nhờ chỉ số PEG, bạn có thể lọc ra những cổ phiếu tiềm năng trong hàng loạt mã cổ phiếu trên thị trường, từ đó giúp bạn tiến gần hơn với mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận hiệu quả. Bên cạnh đó, thông qua chỉ số PEG nhà đầu tư có thể tìm được mã cổ phiếu đang bị thị trường định giá thấp để đưa ra quyết định đầu tư có lợi hơn.

Chỉ số PEG là gì?

2. Khái niệm Pegging là gì?

Pegging khi dịch sang tiếng Việt có nghĩa là Neo giá. Trong lĩnh vực đầu tư tài chính, Pegging cũng được xem là một chiến lược mà người mua và người bán đề ra trong các quyền chọn mua và chọn bán.

Người bán thường sử dụng chiến lược neo giá này để tăng hoặc giảm giá của chứng khoán cơ sở khi quyền chọn gần đến ngày hết hạn. Mục đích chính là giúp họ có động cơ tiền tệ để đảm bảo rằng người mua không thực hiện hợp đồng quyền chọn.

Ngoài ra, có một ý nghĩa ít phổ biến hơn về neo giá là nó chỉ xảy ra chủ yếu ở các thị trường tương lai, và dẫn tới việc trao đổi hàng hóa liên kết giới hạn giao dịch hằng ngày với giá thanh toán của ngày hôm trước, nhằm mục đích kiểm soát biến động giá.

2.1. Crawling PEG là gì?

Crawling PEG khi dịch sang tiếng Việt có nghĩa là neo bò. Thuật ngữ này được dùng trong lĩnh vực điều chỉnh tỷ giá hối đoái đồng thời ứng dụng trong đầu tư cổ phiếu.

Chứng chỉ tiền gửi là gì? Có nên mua chứng chỉ tiền gửi hay không?

3. Công thức tính chỉ số PEG

Chỉ số PEG thông thường và chỉ số PEG khi có điều chỉnh cổ tức sẽ có sự khác nhau.

  •   Công thức tính chỉ số PEG thông thường

PEG = P/E / Tốc độ tăng trưởng thu nhập EPS (G)

Trong đó

P/E là hệ số giá trên lợi nhuận thu được của một cổ phiếu. Thể hiện mối quan hệ giữa giá thị trường và thu nhập của mỗi cổ phiếu.

EPS (G) – là chỉ số tốc độ tăng trưởng thu nhập được tính dựa theo kết quả dự phóng EPS – tốc độ tăng trưởng của cổ phiếu trong tương lai.

Công thức tính PEG
  •   Đối với chỉ số PEG điều chỉnh

PEG điều chỉnh = P/E / (Tốc độ tăng trưởng thu nhập EPS + tỷ suất của cổ tức Y)

Lý do người ta phải sử dụng công thức này để thay thế trong trường hợp điều chỉnh cổ tức vì trong một số trường hợp các doanh nghiệp ngành tiện ích, hoặc năng lượng có tốc độ tăng trưởng lợi nhuận thường thấp, dẫn đến chỉ số PEG lớn hơn 1.

Nếu chỉ nhìn vào điểm này và vội vàng đánh giá tổ chức hoạt động không tốt và bị định giá quá cao sẽ không chính xác, vì trong thực tế hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp này khá ổn định, dòng tiền lớn, chi trả cổ tức bằng tiền mặt khá cao. Nếu tính chỉ số PEG theo cách thông thường, bạn sẽ bỏ lỡ mất cơ hội đầu tư vào những cổ phiếu tiềm năng đó.

4. Chỉ số PEG bao nhiêu được xem là tốt?

4.1. PEG bao nhiêu được xem là tốt?

Theo phân tích từ nhiều chuyên gia, các mã cổ phiếu có chỉ số PEG dao động từ 1 – 1.5 có thể xem xét để đầu tư nếu mã này của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có ứng dụng công nghệ cao, cung cấp các sản phẩm xuyên biên giới quốc gia.

PEG cao hay thấp được xem là tốt hay không tốt còn tùy thuộc vào vị thế của bạn là người bán hay người mua. Các nhà đầu tư thường mong muốn bán cổ phiếu có PEG cao, trong khi lại ưu tiên lựa chọn các mã cổ phiếu có PEG thấp để mua vào, PEG bao nhiêu là tốt còn phụ thuộc vào mục đích đầu tư của bạn.

4.2. Phải làm gì nếu PEG âm?

Cần xem xét đến trường hợp khi PEG < 0, lúc này nhà đầu tư nên làm gì thì hợp lý? Có hai trường hợp sẽ xảy ra như sau:

P/E âm tức là phần tử số của phép tính âm: Lúc này có thể doanh nghiệp đang có nguy cơ giải thể, phá sản, không có ý nghĩa về mặt kinh tế hay định giá.

EPS (G) âm tức là phần mẫu số âm: Lợi nhuận tương lai ít hơn ở hiện tại và thậm chí cả quá khứ. Tuy nhiên cần phải theo dõi chỉ số này trong dài hạn ít nhất là 3 năm vì nguyên nhân dẫn tới giá trị âm là do doanh nghiệp mới thành lập, chưa ổn định, gặp khó khăn nhất thời, do biến động kinh tế, nội tại doanh nghiệp có vấn đề chưa giải quyết được, …

Như vậy khi PEG âm bạn nên sử dụng thêm các công cụ định giá tài chính khác, kết hợp phân tích cẩn thận hơn để đảm bảo an toàn vốn cho bản thân.

5. Ý nghĩa chỉ số PEG trong chứng khoán

Ý nghĩa chỉ số PEG trong chứng khoán

Trước khi đưa ra quyết định đầu tư vào một mã cổ phiếu nào đó, các nhà đầu tư thường hướng đến giá trị của nó trong tương lai, kỳ vọng về sự tăng trưởng trong dài hạn. Việc sử dụng chỉ số PEG để tính toán giá trị giúp bạn đánh giá tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp thông qua việc theo dõi tốc độ tăng trưởng của cổ phiếu đó.

  •   Trường hợp PEG > 1

Lúc này, cổ phiếu đang được định giá cao hơn so với giá trị thực tế. Nhà đầu tư có nhiều kinh nghiệm sẽ ít chọn mua những cổ phiếu này vì lo lắng đến khả năng bị thua lỗ. Nếu bạn đang sở hữu cổ phiếu có PEG > 1 nên ưu tiên bán ra thay vì mua thêm vào.

Đầu tư chứng chỉ quỹ có rủi ro không? Lợi ích của việc đầu tư chứng chỉ quỹ

Tuy nhiên, trong một số trường hợp người ta chọn mua những cổ phiếu có PEG cao nếu mã cổ phiếu đó thuộc những doanh nghiệp có vị thế đầu ngành, độc quyền, công nghệ, ngành nghề mang tính chất đầu cơ, … sau đó kỳ vọng về tốc độ tăng trưởng nhanh hơn của nó trong tương lai.

  •   Trường hợp PEG = 1

Lúc này, giá cổ phiếu bằng với giá trị thực tế, nhà đầu tư đang đánh giá đúng và có hoạt động hợp lý. Bạn không nên mua vào cũng không cần bán ra.

Tuy nhiên, hiện nay, trên thị trường có quá nhiều thông tin, yếu tố tác động đến giá cổ phiếu như tin tức, sự kiện, hay tâm lý nhà đầu tư, … chúng có thể làm thay đổi giá cổ phiếu hoặc là bị đẩy lên cao hoặc đẩy xuống thấp hơn giá trị thực.

  •   Trường hợp PEG < 1

Có nhiều khả năng mã cổ phiếu đó đang bị thị trường định giá thấp, nhà đầu tư không có nhiều kỳ vọng về mức tăng trưởng thu nhập của doanh nghiệp trong tương lai. Xu hướng chung là nhà đầu tư sẽ lựa chọn mua những cổ phiếu như thế này, và ưu tiên nhất là những cổ phiếu của doanh nghiệp có chi trả cổ tức đều đặn, kết hợp với phân tích yếu tố tài chính của công ty đó.

Nhà đầu tư cũng cần lưu ý, những cổ phiếu mang tính chất đầu cơ và có chu kỳ thường sẽ bùng nổ ở giai đoạn nền kinh tế phát triển. Ngược lại nếu có dấu hiệu suy thoái kinh thế thì giá trị cổ phiếu đó lập tức sẽ bị suy giảm nhanh chóng. Lựa chọn những mã cổ phiếu này phải hết sức thận trọng và xem xét kỹ càng.

6. Chỉ số PEG có điều chỉnh cổ tức

Nếu cần tính toán chỉ số PEG có điều chỉnh cổ tức cho các doanh nghiệp blue chip hoặc các doanh nghiệp đầu ngành, bạn cần theo dõi công thức sau:

PEG điều chỉnh = (P/E) / (G + tỷ suất của cổ tức Y)

Lý do là vì các doanh nghiệp này có tốc độ tăng trưởng không cao như nhóm cổ phiếu Penny hay cổ phiếu Midcap, nhưng họ có chính sách chi trả cổ tức cao và ổn định cho nhà đầu tư qua các năm.

Ví dụ: Công ty Cổ phần Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 (NT2) là doanh nghiệp thuộc ngành năng lượng, tiện ích, với tỷ lệ tăng trưởng thấp.

NT2 tại thời điểm đóng phiên có giá thị trường là 25.000 VNĐ/cổ phiếu, EPS là 1.850 VNĐ/cổ phiếu, P/E = 13.5. Tốc độ tăng trưởng của NT2 trong các năm sắp tới dự kiến là 5% thì PEG = 2.7 > 1 rất nhiều.

Nếu chỉ dựa vào tiêu chí PEG = 1 được xem là tốt thì bạn có khả năng cho rằng cổ phiếu này đang bị đẩy giá lên cao. Bạn cần đánh giá lại vì NT2 được xem là doanh nghiệp chi trả cổ tức cho nhà đầu tư cao và ổn định, trung bình tới 10%/năm.

Khi đó PEG điều chỉnh sẽ như sau:

PEG điều chỉnh = 13.5 / (5 + 10) = 0.9 gần tiệm cận với 1 và cổ phiếu NT2 rẻ hơn so với cách tính ban đầu.

7. Hướng dẫn cách tra cứu PEG trong đầu tư

Dựa theo công thức tính, PEG được xác định trên tử số là P/E và mẫu số là EPS (G). Để tra cứu PEG bạn cần tính được chỉ số P/E và EPS.

Hệ số P/E có thể tính toán chính xác vì dựa trên dữ liệu từ quá khứ còn EPS lại được xác định dựa vào kết quả dự phóng – kết quả trong tương lai nên nó không thể là con số tuyệt đối. Vậy làm cách nào để tra cứu chính xác PEG? Bạn có thể sử dụng 1 trong 3 cách dưới đây:

Cách thứ nhất, bạn có thể sử dụng công thức tốc độ tăng trưởng trung bình – AAGR hoặc tăng trưởng kép CAGR nhằm điều chỉnh mức dự phóng tăng trưởng, từ đó EPS cho ra kết quả hợp lý hơn.

Cách thứ hai, bạn hãy dùng con số tăng trưởng dự phóng trung bình ngành trên các tài liệu, báo chí và tiến hành điều chỉnh lại dựa theo vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp mà bạn đang phân tích.

Cách thứ ba, sử dụng bản kế hoạch kinh doanh công bố của chính doanh nghiệp (kế hoạch được xây dựng dựa vào lợi nhuận sau thuế, số lượng cổ phiếu phát hành thêm, …) làm căn cứ dự phóng EPS.

Ở cách thứ hai và thứ ba, bạn cần hết sức lưu ý trước những báo cáo tài chính đã được “làm đẹp” những con số vì nhiều mục đích của doanh nghiệp.

8. Một số lưu ý quan trọng dành cho nhà đầu tư

Chỉ số PEG rất được nhà đầu tư ưa chuộng sử dụng trong suốt quá trình đầu tư của mình bởi vai trò quan trọng của nó trong việc nghiên cứu đầu tư cổ phiếu, tuy nhiên nếu bạn dùng chỉ số này để làm nền tảng đánh giá chủ quan thì kết quả đem lại không phải lúc nào cũng đúng.

Lưu ý quan trọng dành cho nhà đầu tư

Khi sử dụng chỉ số PEG cần lưu ý một số điểm như sau:

Nhà đầu tư nên kết hợp PEG với nhiều thông tin liên quan khác để đưa ra cái nhìn toàn diện, tổng thể bức tranh tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp.

Chỉ nên sử dụng chỉ số PEG và số liệu dự phóng nhằm mục đích tham khảo, đánh giá triển vọng tương lai, chất lượng doanh nghiệp theo hướng khách quan. Không nên tự ý định giá theo chủ quan cá nhân mình.

Đừng nên kỳ vọng quá nhiều vào tương lai và đưa ra quyết định mua vào số lượng lớn cổ phiếu có PEG cao. Bạn cần lựa chọn phương án mua an toàn với kết quả chỉ số PEG vừa phải để giảm thiểu rủi ro khi đầu tư.

9. Kết luận

Như vậy, bài viết trên đây của 3Gang đã cung cấp toàn bộ thông tin quan trọng về chỉ số PEG nhằm giúp nhà đầu tư hiểu PEG là gì? cũng như ứng dụng quan trọng của chỉ số này trong chứng khoán để có thể sử dụng hiệu quả, nhằm đạt được thành công trong chiến lược đầu tư của mình.

Zalo Chat