Chi tiêu tự định là gì? Các nhân tố ảnh hưởng đến chi tiêu tự định

Chi tiêu tự định là gì? Đặc điểm của chi tiêu tự định ra sao? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến chi tiêu tự định? Đó là thắc mắc của rất nhiều bạn khi nhắc tới vấn đề chi tiêu tự định và trong bài viết ngày hôm nay, 3Gang sẽ giúp bạn giải đáp tất cả những câu hỏi này. Vậy nên, hãy dành ra ít phút để cùng tìm hiểu với chúng tôi nhé.

App tài chính uy tín mà nhà đầu tư không nên bỏ qua 

Tiêu dùng tự định là gì?

Trước khi hiểu về chi tiêu tự định là gì, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem tiêu dùng tự định là gì?

Trong tiếng Anh, tiêu dùng tự định là Autonomous Consumption. Nó được định nghĩa là các khoản chi tiêu mà người tiêu dùng phải thực hiện kể cả khi họ không có thu nhập khả dụng. Tức là cá nhân đó sẽ phải mua một số loại hàng hóa (nhu yếu phẩm) nhất định, bất kể số thu nhập hiện tại của cá nhân đó là bao nhiêu. 

Những mặt hàng hóa, dịch vụ mà cá nhân nhất định phải được mua ngay cả bị phá sản, có ít hoặc không có thu nhập khả dụng bao gồm thực phẩm, nơi ở (tiền thuê nhà và thế chấp), các dịch vụ tiện ích, chăm sóc sức khỏe, sản phẩm vệ sinh,… Vì lợi ích của các cá nhân trong việc duy trì mức sống cơ bản là không thể bàn cãi nên những khoản chi tiêu này được coi là độc lập và không bị mức thu nhập thực tế ảnh hưởng.

Thực phẩm là những mặt hàng nhất định phải mua và không phụ thuộc vào thu nhập
Thực phẩm là những mặt hàng nhất định phải mua và không phụ thuộc vào thu nhập

Trong mô hình Keynes về tổng chi tiêu, tiêu dùng tự định có một vai trò quan trọng. Mô hình về tiêu dùng tự định như sau:

C = a + bY

Trong đó, a là mức tiêu dùng tự định và b là xu hướng tiêu dùng biên ngoài thu nhập.

Có một cách khác để xem xét thuật ngữ tiêu dùng tự định, đó chính là nhu cầu và mong muốn. Thuật ngữ tiêu dùng tự định là tên kinh tế chính thức để chỉ những nhu cầu mà cá nhân muốn vay hoặc gánh nợ để trả nếu cá nhân đó không có tiền.

Thuật ngữ tiêu dùng tự định trái ngược với tiêu dùng tùy ý. Tiêu dùng tùy ý là thuật ngữ dành cho các loại hàng hóa, dịch vụ được người tiêu dùng coi là không thiết yếu, nhưng vẫn có nhu cầu mua để sử dụng nếu thu nhập khả dụng của họ đủ để mua.   

Vậy chi tiêu tự định là gì?

Trong tiếng Anh, chi tiêu tự định là Autonomous Expenditure. Nó là tất cả các khoản chi trong tổng chi tiêu không chịu tác động bởi mức thu nhập thực tế của một nền kinh tế. 

Chi tiêu tự định có thể được dùng để chỉ chi tiêu cấp cá nhân hoặc cấp nhà nước. Đó là những khoản luôn phải chi và bắt buộc phải chi. 

Theo lý thuyết kinh tế cổ điển, mọi sự gia tăng trong chi tiêu tự định đều tạo ra ít nhất một sự gia tăng tương đương hoặc nhiều hơn trong tổng sản lượng của nền kinh tế.   

Đặc điểm của chi tiêu tự định

Chi tiêu tự định giống như một nghĩa vụ chi tiêu phải được đáp ứng dù thu nhập có là cao hay thấp. Chi tiêu tự định là độc lập và không phụ thuộc vào yếu tố thu nhập do nhu cầu chi cho các khoản này không thay đổi theo thu nhập. 

Các khoản chi tiêu tự định thường liên quan đến khả năng duy trì trạng thái tự chủ của một nền kinh tế, đó là:

– Tự chủ trong bối cảnh các quốc gia chính là khả năng tự quản của quốc gia đó.

– Tự chủ với cá nhân là khả năng hoạt động độc lập trong một mức mà toàn xã hội chấp nhận được.

Để được coi là một khoản chi tiêu tự định, nó phải là khoản chi cần thiết để duy trì mức cơ bản có thể chấp nhận được, còn đối với từng cá nhân thì nó là mức đủ để họ duy trì sự sống còn. 

Thông thường, các chi phí này sẽ không thay đổi bất kể thu nhập khả dụng cá nhân hoặc quốc gia là như thế nào. 

Chi tiêu tự định gắn liền với tiêu dùng tự định, tức là tất cả các nghĩa vụ tài chính cần thiết để duy trì mức sống cơ bản nhất. Tất cả các khoản chi vượt quá mức này được coi là tiêu dùng được kích thích do chịu ảnh hưởng của sự thay đổi trong thu nhập khả dụng.

Đa phần các khoản chi tiêu của chính phủ là chi tiêu tự định
Đa phần các khoản chi tiêu của chính phủ là chi tiêu tự định

Tiêu dùng tự định thường xuất hiện ở những cá nhân đang trong tình trạng khó khăn tài chính hoặc chi phí tích lũy trong khi bản thân không có thu nhập để trang trải chúng. Những người này dù không có tiền nhưng vẫn cần một số nhu cầu cơ bản nhất định, ví dụ như thực phẩm, chỗ ở, chăm sóc sức khỏe và một số tiện ích cơ bản. Các khoản phí này không thể được loại bỏ dù thu nhập của cá nhân đó có như thế nào và những chi phí này được xem là tự định.     

Trong trường hợp thu nhập của một cá nhân không đủ để trang trải các khoản cần thiết, những khoản chi tiêu tự định vẫn phải được thanh toán. Cách thanh toán sẽ là sử dụng các khoản tiết kiệm cá nhân, chương trình vay tiêu dùng như thẻ tín dụng, cho vay tín chấp và các dịch vụ cộng đồng. 

Cách thức hoạt động của chi tiêu tự định 

  • Mức thu nhập với chi tiêu tự định

Theo góc nhìn của một cá nhân nhu cầu về thực phẩm là một khoản tiêu tốn tự định, mặc dù nhu cầu thiết yếu này hoàn toàn có thể được phân phối với nhiều cách và mức độ khác nhau. Ví dụ như mua thực phẩm để nấu ăn tại nhà hay dùng dùng bữa tại nhà hàng năm sao. Dù mức độ khác nhau nhưng hai lựa chọn này về bản chất vẫn là để duy trì sự sống của cá nhân đó. Hay nói một cách khác, dù mức thu nhập hoàn toàn có thể gây ảnh hưởng tác động của việc chi tiêu cho nhu yếu phẩm thiết yếu, bản thân nhu yếu đó vẫn không đổi khác.

Nếu một người bị cắt giảm thu nhập trong một khoảng thời gian, người đó sẽ phải dùng đến khoản tiết kiệm (nếu có) hoặc đi vay để chi trả cho các chi phí thiết yếu. Thông thường thay đổi tiêu dùng tự định chính là những thay đổi về nơi ở, thói quen ăn uống và giảm thiểu việc sử dụng một số tiện ích nhất định. Mức tiêu dùng tự định có thể thay đổi tùy theo mức đáp ứng của các lựa chọn tài chính hiện có khác, ví dụ như tiết kiệm hoặc mức thu nhập bị giới hạn.

Giảm tiết kiệm (tiết kiệm âm) là khái niệm đối nghịch với tiết kiệm. Nó đề cập đến việc một người tiêu tiền vượt quá mức thu nhập khả dụng của họ. Hiện tượng giảm tiết kiệm này có thể diễn ra ở cấp độ cá nhân hoặc ở một qui mô lớn hơn. 

Nếu chi tiêu tự định trong xã hội vượt quá mức thu nhập tích lũy, nền kinh tế sẽ có khoản tiết kiệm âm và việc phải đi vay từ các nước khác để chi trả tài chính là rất dễ xảy ra. Tuy nhiên, một cá nhân không cần phải rơi vào khó khăn tài chính để giảm tiết kiệm bởi họ có thể sử dụng khoản tiết kiệm lớn để chi trả cho một sự kiện quan trọng.   

  • Chi tiêu tự định và chính phủ

Phần lớn các khoản chi tiêu của chính phủ là chi tiêu tự định. Bởi lẽ, chi tiêu của chính phủ thường liên quan đến việc duy trì hiệu quả hoạt động của chính quốc gia đó. 

Do đó, chi tiêu tự định của chính phủ là điều thiết yếu để duy trì những tiêu chuẩn cộng đồng tối thiểu, ví dụ như những tiêu chuẩn về y tế và phúc lợi xã hội. Chính phủ sẽ phân bổ ngân sách có sẵn cho các khoản chi tiêu tự định (chi tiêu bắt buộc) và chi tiêu tùy ý. 

Các khoản chi tiêu bắt buộc này chính là các khoản tiền được ủy thác cho các dự án được xem là cần thiết cho một quốc gia hoạt động đúng mục đích an sinh xã hội, y tế, chăm sóc sức khỏe,…

Trong khi đó, chi tiêu tùy ý là các khoản chi cho các dự án có đem lại giá trị cho xã hội nhưng không được xem là nhu cầu cơ bản, ví dụ như chi cho giáo dục, quốc phòng, giao thông vận tải.   

Các nhân tố ảnh hưởng đến chi tiêu tự định 

Về mặt lí thuyết thì chi tiêu tự định không bị ảnh hưởng bởi các nhân tố bên ngoài nhưng trong thực tế, có một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến chi tiêu tự định, đó là:

 – Lãi suất: Lãi suất có ảnh hưởng đáng kể đến việc chi tiêu trong một nền kinh tế. Khi lãi suất cao, mức chi tiêu có thể giảm và ngược lại, lãi suất thấp sẽ thúc đẩy chi tiêu.  

Lãi suất có ảnh hưởng đáng kể đến việc chi tiêu trong một nền kinh tế
Lãi suất có ảnh hưởng đáng kể đến việc chi tiêu trong một nền kinh tế

 – Chính sách thương mại giữa các quốc gia cũng có thể là nhân tố gây ảnh hưởng đến chi tiêu tự định của người dân trong nước. 

 – Chính phủ cũng có thể kiểm soát việc chi tiêu tự định của người dân thông qua chính sách thuế. Nếu một mặt hàng gia dụng cơ bản bị đánh thuế và không có sản phẩm có thể thay thế nó, người dân có thể giảm đi khoản chi đó.   

Chi tiêu tự định chính là các loại chi tiêu độc lập với mức thu nhập của cá nhân, chính phủ. Với chính phủ thì đó là khoản chi cho các vấn đề an sinh xã hội, đầu tư, xuất khẩu, còn đối với các cá nhân, đó là các chi phí sinh hoạt cơ bản như chỗ ở, thực phẩm, chăm sóc sức khỏe.   

Một số vấn đề liên quan đến tiêu dùng tự định

  • Vai trò và ý nghĩa của tiêu dùng tự định

Tiêu dùng tự định chính là chi phí cho các nhu cầu cơ bản của con người, ví dụ như nhà ở, thực phẩm, y tế và phương tiện đi lại. Là một người tiêu dùng, việc nắm được tổng chi phí hàng tháng cho những nhu cầu thiết yếu này có thể giúp bạn xây dựng một quỹ khẩn cấp để trang trải chi phí sinh hoạt cơ bản cho mình trong ít nhất 3 – 6 tháng, trong trường hợp không may bị mất thu nhập hoặc cần trợ giúp tài chính.

Nó cũng có thể giúp bạn xây dựng một khoản tín dụng cho riêng mình, từ đó có thêm nguồn lực để trang trải các nhu cầu cần thiết nếu tình hình tài chính của bạn có sự thay đổi..

Biết được mức tiêu dùng tự định cũng có thể giúp các nhà hoạch định chính sách phân biệt được xu hướng tiết kiệm trong nền kinh tế. Ví dụ như, trong tình huống chi tiêu tự chủ của một cộng đồng hoặc một bộ phận dân cư nhất định cao hơn tổng thu nhập của tất cả các cá nhân trong cộng đồng, bộ phận dân cư đó, nền kinh tế được cho là tiết kiệm âm.

Cách tiết kiệm tiền hiệu quả cho gia đình 

  • Phân biệt sự khác biệt giữa tiêu dùng tự định và tiêu dùng dẫn dụ 

Sự khác biệt cơ bản giữa tiêu dùng tự định và tiêu dùng dẫn dụ là tiêu dùng dẫn dụ sẽ dao động tùy theo mức thu nhập của cá nhân. Nói cách khác, tiêu dùng dẫn dụ chính là phần chi tiêu thay đổi theo mức thu nhập khả dụng của mỗi người. 

Thu nhập khả dụng tăng lên sẽ là dấu hiệu của sự gia tăng tương tự trong tiêu dùng ở tương lai gần. Những người có thu nhập tăng lên sẽ có khả năng chi tiêu nhiều tiền hơn do nguồn tiền nhàn rỗi của họ lớn hơn, họ sẽ mua nhiều hơn, từ đó chi phí phát sinh cao hơn.   

Chắc hẳn rằng, sau khi theo dõi hết bài viết trên của 3Gang, các bạn đã có thêm những kiến thức hữu ích về chi tiêu tự định và tiêu dùng tự định. Hy vọng những thông tin này đã giúp bạn hiểu được chi tiêu tự định là gì, các nhân tố ảnh hưởng đến chi tiêu tự định. Cảm ơn các bạn đã dành thời gian theo dõi và đừng quên ghé thăm thường xuyên website của 3Gang để cập nhật những kiến thức bổ ích về tài chính cá nhân bạn nhé.

Zalo Chat