Thuế lợi tức là gì? Các quy định về miễn và giảm thuế lợi tức

Thuế lợi tức chính là loại thuế trực thu đánh vào lợi tức do các cơ sở sản xuất kinh doanh tạo ra. Để hiểu rõ hơn về thuế lợi tức là gì, lịch sử ra đời của thuế lợi tức ra sao, những trường hợp nào được miễn, giảm thuế lợi tức, số tiền cần nộp thuế lợi tức là bao nhiêu, các bạn hãy dành ít phút để đón đọc nội dung bài viết ngày hôm nay của 3Gang bạn nhé.

Tổng quan về lợi tức là gì

Trước khi tìm hiểu về thuế lợi tức là gì, chúng ta cần hiểu được lợi tức là gì?

1. Lợi tức là gì

Lợi tức là những khoản lợi nhuận hay chính là phần tiền lãi, lời có thể thu được từ hoạt động đầu tư, kinh doanh, hay đơn giản chỉ là phần tiền lãi thu được sau khi gửi tiền tiết kiệm ở ngân hàng hay app tài chính nào đó. Chúng ta có thể gọi lợi tức theo nhiều cách khác nhau, tùy từng trường hợp cụ thể. Ví dụ trong thị trường đầu tư chứng khoán, lợi tức được gọi dưới cái tên là cổ tức, còn trong trường hợp gửi tiết kiệm ngân hàng, gửi qua app tài chính hay tiền gửi theo kỳ hạn thì lợi tức ở đây được gọi là tiền lãi suất tiết kiệm.

>> Xem thêm: https://3gang.vn/huong-dan-quyet-toan-thue-thu-nhap-ca-nhan/

Định nghĩa lợi tức còn được hiểu theo nhiều góc độ khác nhau:

– Lợi tức dưới góc độ của nhà đầu tư hoặc người cho vay

Dưới góc độ này, lợi tức được hiểu là sự gia tăng vốn đầu tư ban đầu trong một khoảng thời gian nhất định và một số trường hợp cụ thể. Nếu nhà đầu tư bỏ ra một số vốn lớn và hoạt động này mang lại hiệu quả thì trong tương lai, số tiền nhận được sẽ lớn hơn vốn ban đầu. Phần chênh lệch này chính là kết quả.

Lợi tức là chênh lệch giữa số tiền ban đầu với số tiền gia tăng trong tương lai
Lợi tức là chênh lệch giữa số tiền ban đầu với số tiền gia tăng trong tương lai

– Lợi tức dưới góc độ của người sử dụng vốn hoặc người đi vay

Dưới góc độ của người dùng vốn hoặc người đi vay, lợi tức chính là số tiền đến hạn mà người đi vay phải trả cho chủ sở hữu vốn (người cho vay) để sử dụng số tiền vay trong một khoảng thời gian nào đó.

Trong thời hạn cho vay, người chủ sở hữu vốn có thể gặp phải các vấn đề như:

  • Người vay không trả được phần tiền lãi phát sinh.
  • Người vay không thể trả được phần vốn vay.

Những rủi ro này sẽ làm ảnh hưởng xấu đến lợi tức của chủ sở hữu vốn bởi họ sẽ không nhận được phần tiền mà họ đã tính toán trước đó ở tương lai.

Số tiền gốc chính là số tiền đi vay hoặc số tiền đã cho vay. Số tiền nhận được phát sinh từ phần vốn gốc sau một thời gian cho vay được tính là giá trị tích lũy.

>> Xem thêm: https://3gang.vn/cho-thue-tai-chinh-la-gi/

2. Tỷ suất lợi tức là gì?

Tỷ suất lợi tức hay còn gọi là lãi suất. Nó chính là tỷ lệ giữa lãi phải trả trên vốn đầu tư hoặc vốn vay trong thời hạn cụ thể. Nhóm thời gian là số (Trừ những trường hợp cụ thể khác thì nhóm thời gian sẽ là số. Về phía khoản nợ, tỷ lệ trả nợ cũng rõ ràng giống như lãi suất của khoản nợ.

3. Phân loại các loại lợi tức trên thị trường hiện nay

Hiện nay, lợi tức được chia ra làm 4 loại chính và tùy từng trường hợp cụ thể mà bạn sẽ lựa chọn loại lợi tức phù hợp. Bốn loại lợi tức chính đó là:

  • Lợi tức hiệu dụng năm.
  • Lợi tức theo thời gian nắm giữ.
  • Lợi tức thị trường tiền tệ.
  • Lợi tức trên cơ sở chiết khấu ngân hàng.
Tùy từng trường hợp cụ thể mà bạn sẽ lựa chọn loại lợi tức phù hợp để đánh giá
Tùy từng trường hợp cụ thể mà bạn sẽ lựa chọn loại lợi tức phù hợp để đánh giá

3.1. Lợi tức hiệu dụng năm

Lợi tức hiệu dụng năm sẽ cung cấp cách tính lợi tức đầu tư chính xác hơn các loại khác. Đặc biệt là khi bạn đã có sẵn những cơ hội đầu tư khác nhau để áp dụng việc tính lãi kép.

Lợi tức hiệu dụng EAY = (1+HPY)365/t-1

Trong đó:

  • EAY là lợi tức hiệu dụng
  • HPY là lợi tức thu được trong khoảng thời gian đầu tư t.
  • t là số ngày được tính đến ngày đáo hạn.

3.2. Lợi tức thị trường tiền tệ

Lợi tức thị trường tiền tệ, có thể là tiền mặt hoặc các sản phẩm tương tự như số tiền gửi được sử dụng để so sánh lợi tức giữa trái phiếu với một công cụ thị trường nhất định.

Do đó, các công cụ của thị trường tiền tệ sẽ được tính giá trên cơ sở là 360 ngày. Điều này đồng nghĩa với việc thị trường tiền tệ cũng sẽ được tính trong 360 ngày. Các khoản đầu tư ngắn hạn này sẽ được tính bằng các khoản tiền mặt tương ứng với nó.

Lợi tức thị trường tiền tệ được sử dụng để so sánh lợi tức giữa trái phiếu với một công cụ thị trường nhất định
Lợi tức thị trường tiền tệ được sử dụng để so sánh lợi tức giữa trái phiếu với một công cụ thị trường nhất định

Lợi tức theo thị trường tiền tệ MMY = (360 x YBD)/ 360 – (t x YBD)

Trong đó:

  • MMY là lợi tức theo thị trường tiền tệ
  • YBD là là lợi tức trên cơ sở chiết khấu ngân hàng đã được tính.
  • T là số ngày tính đến ngày đáo hạn.

3.3. Lợi tức theo thời gian nắm giữ

Lợi tức theo thời gian nắm giữ được xác định trên cơ sở lưu giữ. Chính vì vậy mà bạn không cần thiết phải biết số ngày cũng như là cách tính lợi tức chiết khấu của ngân hàng. Nếu như có những cách tính lợi nhuận khác trong năm thì số tiền này sẽ không bị thay đổi sau một năm. Bên cạnh đó, tiền mặt hoặc lãi suất sẽ được chi trả khi đáo hạn.

>> Gợi ý: https://3gang.vn/thue-loi-tuc-la-gi/

Nếu các cách tính lợi tức khác dựa trên thời gian hàng năm thì lợi tức này chưa được chuyển đổi thành lợi tức của một năm. Ngoài ra, các khoản tiền lãi hay tiền giải ngân được giả định là thanh toán khi đáo hạn.

Lợi tức theo thời gian nắm giữ = (P1 – P0 + D1)/P0

Trong đó:

  • P1 là số tiền bạn sẽ nhận được khi đáo hạn.
  • P0 là giá tiền mua của khoản đầu tư.
  • D1 là số tiền được trả hoặc số tiền lãi sẽ nhận được.

3.4. Lợi tức trên cơ sở chiết khấu ngân hàng

Thông thường thì trên cơ sở chiết khấu, trái phiếu sẽ được niêm yết giá trên thị trường chứng khoán. Điều này đồng nghĩa với việc toàn bộ số tiền mà người đi vay nắm giữ được đáo hạn và nhà đầu tư khi mua sẽ trả giá thấp hơn để có được trái phiếu.

Để tính lợi tức trên cơ sở chiết khấu ngân hàng, bạn cần phải quy khoản tiền chênh lệch với tỷ lệ phần trăm hàng năm. Trong trường hợp này, lợi tức tức trên cơ sở chiết khấu ngân hàng sẽ được được tính theo công thức sau:

Lợi tức = (D/F x 360)/t

Trong đó:

  • D là giá trị chiết khấu.
  • F là mệnh giá trái phiếu.
  • t là số ngày đến khi đáo hạn.

Tổng quan về thuế lợi tức

Thuế lợi tức ra đời khi nào
Thuế lợi tức ra đời khi nào

1. Lịch sử ra đời của thuế lợi tức

Hình thức thu thuế thu nhập đối với các doanh nghiệp được áp dụng lần đầu tiên vào năm 1920 tại Đức và Mỹ. Cho đến thời điểm hiện tại, hình thức này đã được áp dụng rộng rãi ra toàn thế giới. Tuy nhiên, mỗi quốc gia lại có những quy định riêng về luật thuế này trong việc xác định phạm vi đối tượng nộp thuế, cách đánh thuế trên mỗi loại thu nhập, phạm vi thu nhập chịu thuế… Chẳng hạn như luật thuế thu nhập công ty của Thụy Điển quy định rằng đối tượng phải nộp thuế thu nhập công tỳ là các chủ kinh doanh, các công ty có số vốn từ 50.000 Curon trở lên và có lao động làm thuê. Còn luật thuế thu nhập công ty của Thái Lan quy định rằng chỉ các các tổ chức hùn vốn, công ty có tư cách pháp nhân mới là đối tượng nộp thuế.

Do hoàn cảnh của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp nên sau Cách mạng tháng 08/1945 đến năm 1951, nhà nước Việt Nam tạm thời áp dụng chế độ thuế lợi tức của chế độ cũ. Đến năm 1951, chính sách thuế của nước ta mới được ban hành, trong đó có những quy định về thuế lợi tức đối với các cơ sở kinh doanh. Từ năm 1962, việc thu thuế lợi tức chỉ áp dụng với thành phần kinh tế là tập thể và cá thể, còn các cơ sở kinh tế quốc doanh thì chỉ thu một phần lợi nhuận kinh doanh. Phần lợi nhuận này được gọi là  thu trích nộp lợi nhuận.

Đến năm 1990, chế độ thuế lợi tức đã được áp dụng với tất cả các thành phần kinh tế theo quy định của Luật thuế lợi tức. Bộ luật này được Quốc hội Khoá VIIl, kì họp thứ 7 thông qua ngày 30/06/1990 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/10/1990.

Luật thuế lợi tức được đã được áp dụng với tất cả các thành phần kinh tế thi hành từ ngày 01/10/1990
Luật thuế lợi tức được đã được áp dụng với tất cả các thành phần kinh tế thi hành từ ngày 01/10/1990

Phạm vi điều chỉnh của Luật thuế lợi tức năm 1990 gồm có quan hệ thu, nộp thuế giữa Nhà nước với các cá nhân, tổ chức có lợi tức từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam. Bộ luật quy định:

  • Quy định tổ chức, cá nhân có lợi tức từ hoạt động sản xuất, kinh doanh là những đối tượng nộp thuế.
  • Quy định biểu thuế, lợi tức chịu thuế, kê khai và nộp thuế.
  • Quy định về miễn và giảm thuế lợi tức.
  • Quy định xử lí vi phạm, khen thưởng, thời hiệu và các khiếu nại.
  • Quý định tổ chức thực hiện.

Luật thuế lợi tức năm 1990 chính là văn bản luật đầu tiên ở Việt Nam quy định việc áp dụng thu thuế lợi tức chung cho những cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế trong nước. Hạn chế của bộ luật này là:

  • Chỉ áp dụng cho các cơ sở kinh doanh trong nước, không áp dụng với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
  • Có sự phân biệt giữa các ngành, nghề sản xuất, kinh doanh.
  • Mức thu thuế quá cao với mức thấp nhất là 30% và mức cao nhất là 50%.
  • Phạm vi áp dụng còn hẹp.
  • Tên thuế lợi tức không tương thích với tính chất thu nhập chịu thuế của các cơ sở sản xuất, kinh doanh.

Sau đó, Luật này được sửa đổi theo Luật sửa đổi, đồng thời bổ sung thêm một số điều và được Quốc hội thông qua ngày 06/07/1993.

Để khắc phục một số nhược điểm trước đó của chế độ thuế lợi tức, từ ngày 01/01/1999, thuế thu nhập doanh nghiệp được triển khai áp dụng để thay thế cho Luật thuế lợi tức. Luật này là Luật thuế thu nhập doanh nghiệp được Quốc hội thông qua ngày 10/05/1997.

Trước những hạn chế này, luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 1997 và 2003 đã ra đời để sửa đổi, bổ sung.

2. Thuế lợi tức là gì?

Thuế lợi tức là loại thuế trực thu đánh vào lợi tức do các cơ sở sản xuất kinh doanh tạo ra.

Luật thuế lợi tức là đạo luật quy định việc thu và nộp thuế lợi tức đối với những cá nhân, tổ chức thuộc các thành phần kinh tế có lợi tức từ những hoạt động sản xuất, vận tải, xây dựng, thương nghiệp, dịch vụ, ăn uống và hoạt động kinh doanh khác trên lãnh thổ Việt Nam.

3. Những đối tượng phải nộp thuế lợi tức

Đối tượng nộp thuế lợi tức
Đối tượng nộp thuế lợi tức

Đối tượng nộp thuế lợi tức là các cơ sở kinh doanh (các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh) trên lãnh thổ Việt Nam. Theo điều 1 Luật thuế lợi tức, đối tượng này gồm có:

  • Các xí nghiệp quốc doanh có hạch toán kinh tế độc lập
  • Các đơn vị sự nghiệp, y tế, giáo dục, văn hoá và sự nghiệp khác hoạt động theo tất cả các phương thức kinh doanh, thuộc mọi ngành, các tổ chức kinh tế của đoàn thể, Đảng và lực lượng vũ trang
  • Các công ty hợp doanh, tổ chức liên doanh liên kết kinh tế giữa các tổ chức hoặc cá nhân kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế.
  • Các tổ chức kinh tế tập thể, tổ hợp tác và hợp tác xã.
  • Các cá nhân kinh doanh, bao gồm xí nghiệp tư doanh và hộ cá thể.
  • Trong trường hợp cơ sở kinh doanh khoán cho cá nhân nào đó dưới hình thức phải nộp lại một số tiền cho cơ sở thì cá nhân nhận khoán phải nộp thuế lợi tức, thuế doanh thu theo quy định đối với cá nhân kinh doanh. Khoản nộp này được coi là khoản lợi tức khác và cơ sở kinh doanh sẽ phải cộng vào lợi tức chịu thuế của cơ sở để tính nộp thuế lợi tức cho nhà nước.

Theo điều 2 của Luật thuế lợi tức, những cơ sở kinh doanh không thuộc diện chịu thuế lợi tức sẽ là:

  • Các cá nhân, tổ chức nước ngoài đầu tư vào Việt Nam sẽ phải nộp thuế lợi tức theo quy định tại điều 26 cảu Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
  • Các cá nhân, tổ chức có hoạt động sản xuất nông nghiệp sẽ nộp thuế nông nghiệp theo như quy định của Pháp lệnh thuế nông nghiệp được ban hành ngày 25/02/1983 và Pháp lệnh sửa đổi bổ sung cho Pháp lệnh thuế nông nghiệp ban hành ngày 30/01/1989.

Các quy định về miễn và giảm thuế lợi tức

Các cơ sở kinh doanh muốn xin được miễn, giảm lợi tức phải có đơn đề nghị gửi đến cơ quan trực tiếp thu thuế. Biểu mẫu đơn sẽ theo quy định của Bộ Tài chính (phụ lục số 3).

Cơ quan thuế có trách nhiệm xem xét, kiểm tra và ra quyết định miễn giảm thuế thuộc 2 thẩm quyền hoặc có ý kiến bằng văn bản đi kèm đơn xin miễn, giảm thuế của cơ sở, sau đó gửi lên cơ quan thuế cấp trên để họ xem xét, quyết định theo thẩm quyền.

Việc miễn, giảm thuế lợi tức đối với các cơ sở kinh doanh được quy đinh tại điều 12 Nghị định 353-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng:

Miễn thuế lợi tức với các trường hợp

Các trường hợp miễn thuế lợi tức
Các trường hợp miễn thuế lợi tức

– Người kinh doanh lặt vặt có mức thu nhập hàng tháng dưới mức lương và phụ cấp tối thiểu của một cán bộ công nhân viên chức Nhà nước hoặc người già yếu, người tàn tật.

– Các hoạt động vận tải bằng phương tiện thô sơ ở miền núi như xe thồ, xe đạp, xe ba gác và xe súc vật kéo.

– Các cơ sở kinh doanh di chuyển địa điểm từ miền xuôi lên miền núi sẽ được miễn thuế lợi tức trong vòng một năm đầu kể từ tháng bắt đầu hoạt động kinh doanh. Nếu trong năm thứ 2 và thứ 3, hoạt động kinh doanh còn gặp khó khăn như cần phải đầu tư thêm để ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc thiếu vốn kinh doanh… thì sẽ được xét miễn thuế lợi tức.

– Các hoạt động và dịch vụ sản xuất thuộc kinh tế gia đình bảo đảm đủ những điều kiện dưới đây:

  • Người làm kinh tế gia đình là công nhân viên chức tại chức hoặc xã viên hợp tác xã làm thêm ngoài giờ theo quy định của cơ quan, xí nghiệp và đơn vị tập thể.
  • Người làm cùng phải là bố, mẹ, vợ, chồng và các con đang ngoài độ tuổi lao động. Trong trường hợp là người thân thì phải ngoài độ tuổi lao động và có tên trong hộ khẩu của gia đình.
  • Hoạt động sản xuất và dịch vụ sản xuất của người về hưu nếu không thuộc kinh tế tư nhân, cá thể.
  • Trường hợp có từ một người trở lên trong độ tuổi lao động mà không phải là công nhân viên chức Nhà nước, xã viên hợp tác xã hoặc chuyên làm trong hộ kinh tế gia đình đã có ba năm thì phải chuyển sang đăng ký hình thức hộ cá thể kinh doanh.

Cơ quan thuế trực tiếp quản lý thu thuế sẽ có thẩm quyền xét miễn thuế lợi tức trong các trường hợp nêu trên.

– Các cơ sở kinh doanh có khó khăn do tai nạn, thiên tai, địch hoạ bất ngờ sẽ được xét giảm thuế lợi tức:

  • Nếu thiệt hại từ 20 – 50% doanh thu chịu thuế thì cơ quan thuế tỉnh hoặc cấp tương đương sẽ quyết định giảm thuế lợi tức theo tỷ lệ tương ứng.
  • Nếu thiệt hại trên 50% doanh thu chịu thuế thì Tổng cục thuế Nhà nước sẽ quyết định miễn, giảm thuế.

– Các cá nhân, tổ chức ở miền núi và một số ngành nghề cần được khuyến khích đầu tư, nếu sau khi đã dùng hết các nguồn vốn tự có của cơ sở như vốn đầu tư xây dựng cơ bản, quỹ xí nghiệp… mà vẫn phải dùng đến lợi nhuận thu được trong năm để tái đầu tư thì sẽ được giảm thuế lợi tức.

Tỷ lệ giảm thuế bằng tỷ lệ số tiền đã chi tái đầu tư bằng nguồn lợi nhuận so với lợi tức chịu thuế trong một năm, nhưng mức giảm thuế tối đa không quá 50% số thuế lợi tức phải nộp trong một năm.

Ví dụ như trong năm, cơ sở kinh doanh phải đầu tư mua sắm tài sản cố định mới với giá 50 triệu đồng. Vốn tự có về đầu tư xây dựng cơ bản và quỹ khuyến khích phát triển sản xuất mà cơ sở hiện có là: 20 triệu đồng. Lợi tức chịu thuế trong một năm của cơ sở là 200 triệu đồng.

Giả sử thuế suất là 40% thì mức giảm thuế lợi tức sẽ được tính như sau:

  • Mức thuế lợi tức phải nộp theo đúng quy định là: 200 x 40% = 80 triệu đồng.
  • Chi để đầu tư mua sắm tài sản cố định bằng nguồn lợi nhuận là: 50 – 20 = 30 triệu đồng.
  • Tỷ lệ chi để đầu tư bằng nguồn lợi nhuận so với lợi tức chịu thuế trong một năm là 30 triệu đồng.
  • Tỷ lệ giảm thuế lợi tức phải nộp cho cơ quan thuế là 15%.
  • Thuế lợi tức còn phải nộp cho cơ quan thuế là: 80 – (80 x 15%) = 68 triệu đồng.

– Các tổ chức kinh doanh mới thành lập ở khu vực miền núi và một số ngành nghề cần khuyến khích đầu tư, nếu trong năm đầu kinh doanh bị thua lỗ thì sẽ được chuyển số lỗ kinh doanh sang năm kế tiếp để trừ vào lợi tức chịu thuế trước khi tính thuế lợi tức nộp cho nhà nước.

– Đối với xí nghiệp quốc doanh, nếu phần lợi nhuận để lại cho xí nghiệp sau khi tính thuế lợi tức không đảm bảo mức tối thiểu để trích lập 2 quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi theo quy định của Nhà nước thì được xem xét giảm thuế lợi tức.

Việc xét miễn, giảm thuế lợi tức được xem xét và ra quyết định vào cuối năm, sau khi cơ sở kinh doanh đưa ra báo cáo quyết toán chính thức gửi lên cơ quan trực tiếp quản lý thu thuế. Nếu trong một năm mà có nhiều trường hợp xin giảm thuế lợi tức thì số thuế lợi tức làm căn cứ xét giảm của mỗi lần sẽ là số thuế phải nộp đủ trừ đi số thuế giảm của lần trước.

Nguyên tắc tính toán các khoản chi phí hợp lý và hợp lệ để trừ thuế lợi tức

Cách tính các khoản chi phí hợp lý và hợp lệ
Cách tính các khoản chi phí hợp lý và hợp lệ

Các khoản chi phí hợp lý và hợp lệ được trừ để tính lợi tức chịu thuế quy định theo những nguyên tắc sau

– Tài sản cố định dùng cho hoạt động kinh doanh phải trích chi phí kinh doanh và khấu hao. Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định sẽ phản ánh đúng mức độ hao mòn tài sản này trong điều kiện sản xuất bình thường và được áp dụng thống nhất theo quy định của Nhà nước.

– Chi phí nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng lượng thực tế dung trong sản xuất kinh doanh liên quan đến lợi tức chịu thuế phát sinh sẽ được tính theo mức tiêu hao hợp lý và giá thực tế khi xuất kho của cơ sở kinh doanh.

– Tiền lương, tiền công và những khoản tiền mang tính chất tiền lương phải trả sẽ dựa theo tính chất ngành nghề, tiền công, định mức tiền lương trong đơn vị sản phẩm theo năng suất lao động xã hội, hiệu quả kinh tế và tương quan hợp lý giữa các ngành nghề thuộc tất cả các thành phần kinh tế.

– Những khoản chi phí khác được công nhận là hợp lý, hợp lệ:

  • Chi phí quản lý.
  • Các khoản chi về mua hoặc trả tiền để dung các tài liệu kỹ thuật, giấy phép công nghệ, bằng sáng chế và các dịch vụ kỹ thuật.
  • Các khoản chi liên quan trực tiếp đến việc tiêu thụ những sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ.
  • Các khoản tiền phải nộp vào quỹ bảo hiểm xã hội và bảo hiểm tài sản cơ sở.
  • Các chi phí hợp lý và hợp lệ khác.

– Các khoản thuế và lệ phí đã nộp có liên quan đến những hoạt động kinh doanh, trừ thuế lợi tức.

– Không được trừ vào chi phí sản xuất kinh doanh các khoản tiền phạt và những khoản chi không đúng với chế độ quy định của Nhà nước.

Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan thuế

Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan thuế
Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan thuế

Cơ quan thuế có nhiệm vụ và quyền hạn như sau :

– Hướng dẫn, giúp đỡ và đốc thúc các cơ sở kinh doanh tuân thủ nghiêm chỉnh chế độ sổ sách kế toán, hoá đơn, chứng từ và thủ tục kê khai, nộp thuế lợi tức.

– Kiểm tra, kiểm soát các hoạt động kinh doanh để tính thuế lợi tức.

– Trong các trường hợp cần thiết, cơ quan có thẩm quyền về thuế sẽ yêu cầu mọi tổ chức, cá nhân cung cấp các tài liệu có liên quan đến việc tính thuế và nộp thuế lợi tức.

– Tính thuế, duyệt sổ thuế, lập sổ thuế và thông báo số thuế lợi tức cần phải nộp vào kho bạc nhà nước. Khi thu thuế, cơ quan thu thuế của nhà nước phải cấp biên lai nộp thuế do Bộ tài chính phát hành.

– Lập biên bản và xử phạt hành chính theo thẩm quyền hoặc đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các đơn vị vi phạm Luật thuế lợi tức.

– Xem xét, giải quyết khiếu nại và tố cáo về thuế lợi tức.

Số tiền cần nộp với thuế lợi tức là bao nhiêu?

Nếu bạn muốn biết mình cần phải nộp bao nhiêu thuế lợi tức, việc bạn cần làm là tham khảo các điều luật mà Nhà nước Việt Nam đã quy định về lợi tức.

Điều 10 của Luật thuế lợi tức, các công ty và cá nhân kinh doanh, trừ những nhà bán lẻ lớn hoặc các công ty kinh doanh nhỏ thì những đối tượng khác sẽ phải trả một mức thuế cố định trên những khoản tín dụng thuế hàng năm của họ:

  • Ngành điện, luyện kim, cơ khí, khai khoáng, hóa chất cơ bản, vật liệu xây dựng, phân bón, thuốc trừ sâu, chế biến; lâm nghiệp, xây dựng, giao thông: 30%.
  • Ngành đồ uống, thực phẩm và các ngành khác: 40%.
  • Thương mại và dịch vụ: 50%.

Đối với các doanh nghiệp cá nhân, nếu mức thu nhập hàng tháng trên 6.000.000 VND thì ngoài mức thuế sản phẩm tính theo thuế suất cố định, những doanh nghiệp này còn phải nộp một loại thuế do Hội đồng của Hội đồng.

Lợi tức và lãi suất có khác nhau không?

Theo các chuyên gia tài chính, khái niệm lãi suất được định nghĩa là mức mà người đi vay phải trả cho người cho vay dựa trên số đã vay. Chính vì vậy mà khái niệm của lãi suất và lợi tức rất gần nhau. Do đó, để xác định hiệu quả của vốn đầu tư, người ta thường so sánh với lợi tức với vốn vay ban đầu nên cho để kết quả là lãi suất tín dụng. Lãi suất tín dụng chính là sự so sánh giữa số lợi tức thu được với số vốn vay ban đầu trong một khoảng thời gian xác định.

Phân biệt lợi tức và lãi suất
Phân biệt lợi tức và lãi suất

Với những thông tin mà 3Gang chia sẻ trong bài viết ngày hôm nay, các bạn chắc hẳn đã hiểu được thuế lợi tức là gì rồi. Đừng quên vào 3Gang thường xuyên để cập nhật thêm những kiến thức mới bạn nhé. 

Zalo Chat