Hướng dẫn cách hủy thẻ tín dụng chi tiết, chính xác

Thẻ tín dụng hiện đang được sử dụng khá phổ biến trong việc thanh toán, mua sắm. Mặc dù có nhiều ưu đãi như hoàn lại một phần tiền chi tiêu, trả góp lãi suất 0%,… nhưng so với thẻ ghi nợ nội địa thì các khoản phí của thẻ tín dụng khá cao.

Chính vì vậy mà nhiều người không muốn dùng thẻ này nữa. Nếu bạn cũng đang có một chiếc thẻ tín dụng và không có nhu cầu sử dụng nữa, muốn biết cách huỷ thẻ tín dụng thì hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây của 3Gang nhé. Chúng tôi sẽ giúp bạn biết được cách huỷ thẻ tín dụng.

Tổng quan về thẻ tín dụng

1. Khái niệm

Thẻ tín dụng (Credit Card) là loại thẻ cho phép người dùng có thể chi tiêu trước và trả tiền sau. Đặc biệt, loại thẻ này còn hỗ trợ nhiều tính năng khi thanh toán, mua sắm,… mà không dùng tiền mặt và mỗi một ngân hàng khi ra mắt thẻ tín dụng đều triển khai những ưu đãi riêng để kích thích khách hàng đăng ký mở thẻ ngay.

Thẻ tín dụng là gì?
Thẻ tín dụng là gì?

2. Điều kiện mở thẻ

Để mở thẻ tín dụng ngoài việc đủ 18 tuổi và có giấy tờ nhân thân đầy đủ, bạn còn phải chứng minh thu nhập của mình qua khoản tiền lương nhận được hàng tháng, sổ tiết kiệm, tài sản thế chấp,…

3. Phân loại

Hiện nay, thẻ tín dụng được chia theo 2 hình thức, đó là:

– Theo phạm vi sử dụng

  • Thẻ tín dụng nội địa: Là loại thẻ chỉ dùng để thanh toán cho các dịch vụ, sản phẩm ở trong nước.
  • Thẻ tín dụng quốc tế: Là loại thẻ có thể thanh toán các dịch vụ, sản phẩm cả trong nước và ngoài nước.

– Theo thương hiệu

  • Thẻ VISA: Là loại thẻ được thanh toán bởi Công ty Visa International Service Association. Đây cũng là loại được dùng phổ biến ở các nước châu Á.
  • Thẻ MasterCard: Là loại thẻ được thanh toán bởi Công ty MasterCard Worldwide. So với thẻ VISA, thẻ MasterCard có phạm vi sử dụng lớn hơn.
Có thể chia thành nhiều loại thẻ tín dụng hiện nay
Có thể chia thành nhiều loại thẻ tín dụng hiện nay

Hướng dẫn chi tiết cách hủy thẻ tín dụng

Tuỳ vào việc thẻ tín dụng đã được kích hoạt hay chưa mà bạn sẽ chọn cách tiến hành hủy thẻ tín dụng phù hợp.

Hủy thẻ tín dụng sao cho đúng?
Hủy thẻ tín dụng sao cho đúng?

1. Huỷ thẻ tín dụng chưa kích hoạt

 Với những thẻ tín dụng chưa được kích hoạt, bạn có thể huỷ thẻ bằng 2 cách sau:

Cách 1: Trực tiếp gọi điện đến số hotline hoặc bộ phận chăm sóc khách hàng của tổ chức cấp thẻ tín dụng

Đây được xem là cách hủy thẻ tín dụng chưa kích nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và công sức nhất. Khi muốn huỷ thẻ, bạn chỉ cần gọi điện đến tổng đài của tổ chức phát hành và yêu cầu huỷ thẻ. Bạn sẽ được nhân viên tổng đài hỗ trợ tra cứu thông tin và huỷ thẻ tín dụng.

Cách 2: Trực tiếp đến các chi nhánh hoặc phòng giao dịch của tổ chức phát hành thẻ

Nếu bạn muốn đảm bảo sự an toàn khi huỷ thẻ hoặc không thể liên hệ được với tổng đài, bạn có thể trực tiếp đến các các chi nhánh hoặc phòng giao dịch của tổ chức phát hành thẻ để làm thủ tục huỷ thẻ. Khi đi, bạn cần mang CMND/CCCD/Hộ chiếu hoặc các giấy tờ liên quan khác để nhân viên ngân hàng có thể xác minh và làm thủ tục huỷ thẻ.

2. Hủy thẻ tín dụng đã kích hoạt

Thẻ tín dụng về bản chất là loại thẻ cho chi tiêu trước và trả tiền sau. Do đó, với trường hợp thẻ tín dụng đã kích hoạt, bạn bắt buộc phải đáp ứng các điều kiện sau:

  • Thanh toán hết các khoản nợ có trong thẻ tín dụng: Đây là điều kiện bắt buộc của mọi ngân hàng đối với chủ thẻ tín dụng vì sau khi sử dụng, trong thẻ luôn có số dư nợ phát sinh. Do đó trước khi hủy thẻ, bạn phải đảm bảo đã trả hết số dư nợ  gồm cả gốc và lãi cho ngân hàng..
  • Thanh toán đầy đủ các chi phí phát sinh: Bao gồm các loại phí phát sinh trong kỳ như phí duy trì thẻ, phí sao kê….

Hiện nay, tất cả ngân hàng thương mại Việt Nam đều chỉ áp dụng phương thức hủy thẻ trực tiếp tại điểm giao dịch của ngân hàng. Vì vậy khi đáp ứng đủ các điều trên, bạn cần đến trực tiếp chi nhánh của các tổ chức phát hành thẻ tín dụng và thực hiện huỷ thẻ theo các bước sau:

Bước 1: Thông báo yêu cầu hủy thẻ tín dụng tại điểm phát hành thẻ của chi nhánh ngân hàng trên toàn quốc. Tại đây, nhân viên ngân hàng sẽ tiến hành xác minh các thông tin của chủ thẻ như sau:

  • Mã PIN
  • Thông tin cá nhân
  • Địa chỉ
  • Số dư nợ còn lại trong thẻ
  • Ngày giao dịch gần nhất

Và một số thông tin khác theo quy định của từng ngân hàng

Bước 2: Nếu các thông tin trên đã trùng khớp với thông tin bạn đăng ký lúc làm thẻ tín dụng, thẻ của bạn sẽ được duyệt khóa lại.

Bước 3: Nộp lại thẻ tín dụng

Nhân viên ngân hàng sẽ thu thẻ và cắt huỷ thẻ tín dụng. Nếu bạn không nộp lại thẻ do quên không mang hoặc thẻ đã bị mất, ngân hàng sẽ cho bạn vào trường hợp bị mất thẻ. Lúc này, bạn sẽ phải nộp phí “Mất thẻ tín dụng”.

Phí huỷ thẻ tín dụng sẽ tuỳ vào từng ngân hàng và nó thường dao động trong khoảng từ 0 – 50.000 VND.

Khi nào nên huỷ thẻ tín dụng?

Các trường hợp bạn nên huỷ thẻ tín dụng là:

  • Thẻ tín dụng sắp hết hạn và bạn không có nhu cầu dùng thẻ tiếp.
  • Trong trường hợp khẩn cấp, ví dụ như bạn bị mất thẻ và bạn muốn khóa thẻ ngay lập tức để tránh các giao dịch gian lận và rò rỉ thông tin.
  • Không kiểm soát được việc chi tiêu, chi tiêu quá hạn mức thẻ tín dụng dẫn đến việc chi trả chậm.
Bạn nên hủy thẻ tín dụng khi chưa kiểm soát được việc chi tiêu
Bạn nên hủy thẻ tín dụng khi chưa kiểm soát được việc chi tiêu
  • Có nhiều thẻ tín dụng nhưng không sử dụng đến: Bạn cần huỷ bớt để hạn chế phí thường niên, chỉ nên giữ lại khoảng 1 – 2 chiếc thẻ hay dùng.
  • Có thẻ tín dụng nhưng không sử dụng tới: Bạn nên huỷ để tránh phải chi trả phí thường niên và các loại phí dịch vụ liên quan khác.
  • Bạn muốn đổi sang thẻ tín dụng của ngân hàng khác và không muốn dùng thẻ của ngân hàng cũ.

Bên cạnh những trường hợp trên thì bạn cũng nên chú ý trường hợp thẻ tín dụng bị mất tiền dù bạn không chi tiêu.

Các vấn đề cần lưu ý khi huỷ thẻ tín dụng

Hủy thẻ tín dụng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các giao dịch của bạn nên trước khi huỷ, bạn cần cân nhắc các vấn đề sau:

  • Yêu cầu nhân viên ngân hàng trực tiếp hủy thẻ tín dụng để tránh việc rò rỉ thông tin cá nhân trong thẻ ra ngoài.
  • Nếu không muốn hủy thẻ VISA/ Mastercard thì đừng thông báo hủy ngay vì nếu thông báo hủy thẻ, bạn sẽ phải thanh toán hết mọi khoản dư nợ còn lại trong thẻ ngay lập tức. Chính vì vậy, bạn cần đảm bảo việc thanh toán dư nợ của mình được diễn ra suôn sẻ.
  • Nếu thẻ của bạn đã gần hết hạn sử dụng thì hãy chờ đến khi thẻ hết hạn luôn vì lúc này, ngân hàng sẽ chủ động liên hệ trước với bạn để hỏi xem bạn có muốn sử dụng tiếp dịch vụ thẻ hay là hủy. Lúc này, bạn có muốn hủy thẻ cũng không muộn.
  • Dừng sử dụng và hủy thẻ tín dụng VISA/Mastercard sẽ làm giảm điểm tín dụng của bạn. Nguyên nhân là do điểm tín dụng phụ thuộc vào số lần sử dụng thẻ, tuổi thọ của thẻ và số lượng thẻ tín dụng bạn đang sở hữu. Do đó, bạn cần cân nhắc thật kĩ việc hủy thẻ và tốt nhất là không nên đóng những loại thẻ mà bạn mới sử dụng được một thời gian. Bên cạnh đó, việc giảm điểm tín dụng khi huỷ thẻ sẽ khiến việc đăng ký lại thẻ sau này gặp khó khăn hơn. Nếu thẻ của bạn có yêu cầu mở thẻ khắt khe thì bạn cũng nên cân nhắc để tránh mất công khi muốn đăng ký lại.
  • Chỉ hủy những thẻ tín dụng ít sử dụng đến: Nếu bạn đang có nhiều thẻ tín dụng thì nên hủy bớt và chỉ nên giữ lại 1 – 2 thẻ vì càng nhiều thẻ tín dụng, bạn sẽ càng phải trả nhiều phí duy trì thẻ hàng tháng.
  • Dùng hết số điểm thưởng trước khi hủy thẻ: Trước khi hủy thẻ tín dụng, bạn nên dùng hết số điểm thưởng đã tích lũy được, tránh lãng phí vì sau khi hủy thẻ, số điểm này sẽ bị vô hiệu, không còn quy đổi được nữa.
  • Bạn chỉ có thể hủy thẻ tại các điểm giao dịch của ngân hàng phát hành thẻ.
  • Khi bạn huỷ thẻ tín dụng chính, thẻ tín dụng phụ của ngân hàng cũng bị hủy theo.

Vậy là 3Gang đã giúp các bạn nắm được cách huỷ thẻ tín dụng qua nội dung bài viết trên. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích với các bạn. Thực tế thì việc huỷ thẻ thẻ tín dụng là điều không mong muốn của cả ngân hàng lẫn khách hàng. Do đó, bạn hãy cân nhắc thật kỹ trước khi làm thẻ cũng như huỷ thẻ bạn nhé.