Khảo sát lãi suất tháng 9 năm 2022 đã niêm yết, của các ngân hàng trên nền tảng web chính thức, cho thấy xu hướng lãi suất huy động bằng VND trên cả kênh gửi trực tiếp tại quầy và trực tuyến đều tăng so với cùng kỳ 8/2022. Vậy lãi suất huy động là gì? Ngân hàng nào hiện nay có mức lãi suất huy động cao nhất? Hãy cùng đi tìm đáp án ngay trong bài viết dưới đây.
1. Lãi suất huy động là gì?
Căn cứ vào luật tổ chức tín dụng 2010 số hiệu 47/2010/QH12 quy định. Lãi suất huy động là lãi suất mà các ngân hàng hay tổ chức tín dụng đưa ra khi huy động tiền gửi. Và lãi suất huy động cũng là loại lãi suất quy định tỷ lệ lãi phải trả cho các hình thức nhận tiền gửi của khách hàng. Mà chúng ta thường gọi là lãi suất tiết kiệm.
Lãi suất huy động tính theo phần trăm lãi suất trên số tiền gửi tại các tổ chức tín dụng thường áp dụng cho 1 thời hạn nhất định. Hàng tháng, số tiền lãi bạn nhận được dựa vào tỷ lệ phần trăm trong thời gian bạn gửi chia cho số tháng mà bạn gửi tiền. Hiện nay, lãi suất tiết kiệm mà các tổ chức tài chính đưa ra sẽ dựa vào quy định lãi suất trần của ngân hàng nhà nước quy định.
2. Thế nào là trần lãi suất huy động?
Ngân hàng Nhà nước quy định tỷ lệ lãi suất huy động cụ thể ở mức độ tối thiểu và tối đa được gọi là trần lãi suất huy động. Dựa vào các quy định về trần lãi suất ở các thời điểm khác nhau mà các tổ chức tín dụng, ngân hàng đưa ra các lãi suất phù hợp để thu hút nguồn tiền gửi tiết kiệm của cá nhân hay tổ chức mà không vượt qua giới hạn mà NHNN quy định. Lãi suất huy động của các ngân hàng thương mại có nhiều biến động trong lần điều chỉnh lãi suất này của NHNN, cùng tham khảo qua lãi suất của một số ngân hàng sau đợt điều chỉnh này nhé.
3. Tại sao gửi tiết kiệm là giải pháp đầu tư an toàn?
Từ trước tới nay, gửi tiết kiệm luôn được xem là loại hình đầu tư được ưu tiên lựa chọn hơn cả. Do hình thức đầu tư này an toàn, không bị rủi ro khi thua lỗ, và được ngân hàng bảo hộ do đó quyền lợi của khách hàng được đảm bảo một cách tối ưu nhất. Bên cạnh đó, tuy lãi suất của phương pháp đầu tư không cao nhưng nó lại tăng dần theo thời gian một cách cực kì vững chắc.
4. Cập nhật bảng lãi suất huy động mới nhất của một số ngân hàng
Sau quyết định tăng lãi suất huy động kỳ hạn 1 – 6 tháng từ 4 – 5%/năm của Ngân hàng Nhà nước vào ngày 23/9, các ngân hàng thương mại lập tức nâng lãi suất huy động ở nhiều kỳ hạn lên mức tối đa. Dưới đây là mức lãi suất huy động của một số ngân hàng lớn tại Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại:
4.1.Lãi suất huy động của ngân hàng Vietcombank
Trong phiên làm việc sáng ngày 27/09, biểu lãi suất huy động của ngân hàng Vietcombank ở các kỳ hạn đã tăng mạnh, dao động ở mức 0,8 – 1,3%/năm.
Với hình thức giao dịch tại quầy:
- kỳ hạn 1-2 tháng: 4.1%/năm
- kỳ hạn 3 tháng: 4.4%/năm
- kỳ hạn 6 tháng: 4.7%/năm
- kỳ hạn 9 tháng: 4.8%/năm
- kỳ hạn từ 12 tháng: 6,4%/năm
Với hình thức giao dịch online
- kỳ hạn 3 tháng:4.9%/năm
- kỳ hạn từ 12 tháng: 6.8%/năm
4.2. Lãi suất huy động của ngân hàng BIDV hiện nay
Trong đợt điều chỉnh này ngân hàng BIDV là ngân hàng trong big4 sau cùng cập nhật biểu lãi huy động, cụ thể như sau:
- Kỳ hạn 1-6 tháng: 4,1-4,4%/năm
- Kỳ hạn 6-9 tháng:4,7-4,8%/năm
- Kỳ hạn 12 tháng: 6,4%/năm
4.3. Lãi suất huy động của ngân hàng Agribank hiện nay
Tương tự,ngân hàng Agribank cũng có biến động tăng nhẹ mức lãi suất:
- Kỳ hạn dưới 6 tháng: lãi suất cao nhất ở mức 4.4%/năm
- Kỳ hạn trên 12 tháng: lãi suất cao nhất ở mức 6,4%/năm
4.4. Lãi suất huy động hiện nay của ngân hàng Vietinbank
Lãi suất huy động của VietinBank cũng cập nhập tăng ở mức tăng nhẹ.
- kỳ hạn dưới 3 tháng: 4.1%/năm
- kỳ hạn 3-6 tháng: 4.4%/năm
- kỳ hạn 12 tháng trở lên: 6,4%/năm
4.5. Các ngân hàng khác
Trong thời điểm này lãi suất huy động của của các ngân hàng tư nhân lớn có mức tăng cao hơn và sớm hơn phải kể đến như:SHB,Techcombank,… nâng lãi suất lên 7%/năm, nơi cao nhất lên tới 7,7-7,7%/ năm ở các kỳ hạn dài trên 12 tháng nhưng ở các kì hạn ngắn hơn mức tăng lại khá dè dặt trong đợt điều chỉnh này.
5. Ngân hàng nào đang có mức lãi suất huy động cao nhất?
Hiện nay, ABBank đang là ngân hàng có mức lãi suất huy động cao nhất, lên tới 8.8%/năm. Mức lãi suất này áp dụng với hình thức gửi có kỳ hạn từ 13 tháng trở lên, nhận lãi cuối kỳ và số tiền gửi tối thiểu là 1.500 tỷ đồng.
Tiếp đó là tới ngân hàng SCB với lãi suất 7,6%/năm, áp dụng cho kỳ hạn gửi từ 13 tháng trở lên, nhận lãi cuối kỳ và số tiền gửi tối thiểu là 500 tỷ đồng.
Theo sau là ngân hàng CBBank và Đông Á với lãi suất khá cao, lên tới 7,4-7,5%/năm cho kỳ hạn từ 13 tháng đến 60 tháng.
Gửi tiết kiệm là một dạng đầu tư tài chính hết sức phổ biến vì phương pháp này có tỷ lệ rủi ro khá thấp. Hơn thế nữa, việc gửi tiết kiệm ngày càng tiện lợi và đa dạng các hình thức. Hi vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi đã cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích, giúp các bạn có thể hình dung khoản lãi huy động mà mình thực nhận khi quyết định tham gia vào kênh đầu tư này.