Nhắc đến đầu tư, tích lũy sinh lời, chắc hẳn sẽ có rất nhiều người nghĩ ngay đến việc gửi tiết kiệm, mua bảo hiểm hoặc là lựa chọn đầu tư chứng khoán. Trên thực tế, vẫn còn một sự lựa chọn khác để kiếm thêm thu nhập từ khoản tiền nhàn rỗi của mình đó là đầu tư vào chứng chỉ tiền gửi. Vậy cụ thể thì chứng chỉ tiền gửi là gì? Chứng chỉ này có gì khác so với sổ tiết kiệm? Hãy cùng 3Gang làm rõ vấn đề này qua bài viết dưới đây, bạn nhé!
Chứng chỉ tiền gửi là gì?
Chứng chỉ tiền gửi có tên gọi tiếng Anh là Certificate of deposit và được viết tắt là CDs, đây là một loại giấy tờ có giá trị được phát hành bởi ngân hàng để huy động vốn từ các tổ chức và cá nhân. Chứng chỉ CDs có tính chất tương tự như sổ tiết kiệm.
Hiện nay có 3 loại chứng chỉ tiền gửi, gồm:
- Chứng chỉ tiền gửi ghi danh: Đây là loại giấy tờ có giá phát hành theo hình thức chứng chỉ hoặc ghi sổ và ghi rõ tên người sở hữu.
- Chứng chỉ tiền gửi vô danh: Đây là loại giấy tờ có giá phát hành theo phương thức chứng chỉ không ghi tên người sở hữu. Chứng chỉ này thuộc quyền sở hữu của người nắm giữ chúng.
- Chứng chỉ tiền gửi ghi sổ: Đây là loại chứng chỉ CDs không thể chuyển nhượng hay giao cho người khác mà thường sẽ được bán theo mệnh giá và nhận lãi vào ngày đáo hạn.
Nội dung của chứng chỉ tiền gửi
Để bạn có thể dễ dàng nhận biết cũng như kiểm tra lại thông tin thì chứng chỉ tiền gửi sẽ bao gồm các nội dung chính như dưới đây:
- Tên ngân hàng phát hành.
- Tên gọi chứng chỉ tiền gửi.
- Mệnh giá, hiệu lực thời gian, ngày phát hành và ngày đáo hạn.
- % lãi suất, phương thức trả lãi, thời gian trả lãi, nơi thanh toán gốc và lãi.
- Thể hiện rõ chứng chỉ tiền gửi ghi danh hay vô danh.
- Tên tổ chức, giấy phép thành lập, giấy phép đăng ký kinh doanh, địa chỉ của tổ chức mua giấy tờ có giá phải được ghi rõ ràng trong trường hợp người mua là một tổ chức, công ty.
- Họ tên, số chứng minh nhân dân hoặc số hộ chiếu, địa chỉ của người mua chứng chỉ tiền gửi trong trường hợp người mua là cá nhân.
- Ký hiệu, số seri phát hành chứng chỉ tiền gửi.
- Phiếu trả lãi phải có các chi tiết liên quan đến giấy tờ có giá như số seri, mệnh giá, lãi suất, số tiền lãi nhận được, kỳ hạn nhận lãi.
- Chữ ký của người đại diện cho tổ chức tín dụng theo pháp luật, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành hoặc người được ủy quyền theo quy định pháp luật và các chữ ký khác do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã quy định.
- Các nội dung khác có liên quan.
- Cách thiết kế và in ấn của chứng chỉ tiền gửi phải đảm bảo khả năng chống làm giả.
Chứng chỉ tiền gửi có ưu điểm và nhược điểm như thế nào?
Xét về ưu điểm mà chứng chỉ tiền gửi mang lại cho người dùng:
- Cả gốc và lãi đều được đảm bảo trong quá trình gửi tiền như một hình thức gửi tiết kiệm và rủi ro thấp.
- Chứng chỉ tiền gửi thường sẽ có lãi suất cao hơn so với các tài khoản tiết kiệm thông thường có cùng kỳ hạn.
- Người mua có thể lựa chọn cầm cố hoặc chuyển nhượng linh hoạt.
Xét về nhược điểm mà chứng chỉ tiền gửi chưa khắc phục được:
- Người mua không được thanh toán chứng chỉ tiền gửi trước hạn.
- Tính thanh khoản của chứng chỉ tiền gửi không được cao.
- Lãi suất thấp nếu như lựa chọn đầu tư dài hạn.
Điều kiện để có thể mua chứng chỉ tiền gửi
Để có thể mua chứng chỉ tiền gửi, thông thường bạn phải đáp ứng được các điều kiện sau:
- Là công dân Việt Nam hoặc có thể người nước ngoài đang sinh sống và làm việc hợp pháp tại Việt Nam.
- Người đủ 18 tuổi trở lên.
- Có giao dịch tại ngân hàng mà bạn đăng ký mua chứng chỉ tiền gửi.
- Có đầy đủ giấy tờ tùy thân như căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân và là hộ chiếu đối với người nước ngoài.
- Ngoài các điều kiện trên, các ngân hàng có thể đặt ra thêm một số yêu cầu khác.
Chứng chỉ tiền gửi ở ngân hàng nào cao nhất hiện nay
Nhắc đến chứng chỉ tiền gửi cao nhất, 3Gang sẽ cập nhật mức lãi suất chứng chỉ tiền gửi ngay sau đây để bạn đọc dễ dàng so sánh và lựa chọn. Hiện nay hầu hết các ngân hàng đều đã phát hành loại chứng chỉ này, sau đây là một số loại chứng chỉ tiền gửi điển hình:
1. Chứng chỉ tiền gửi của SCB
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín – Sacombank đã cho phát hành chứng chỉ tiền gửi vào ngày 15/3/2017. Chứng chỉ tiền gửi của ngân hàng Sacombank có mức lãi suất khá cao. Với mệnh giá thấp nhất là 10 triệu đồng và trong kỳ hạn 5 đến 7 năm, khách hàng sẽ nhận được mức lãi suất ưu đãi từ 8,48%/năm đến 8,88%/năm trong năm thứ nhất.
Trong các năm tiếp theo, lãi suất sẽ được ngân hàng điều chỉnh theo lãi suất thực, tuy nhiên nó vẫn sẽ cao hơn so với việc gửi tiết kiệm.
Khi mua chứng chỉ tiền gửi tại ngân hàng Sacombank, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn cầm cố, chuyển nhượng hoặc tặng nó cho người thân, bạn bè một cách dễ dàng.
2. Chứng chỉ tiền gửi của Techcombank
Ngân hàng Techcombank phát hành chứng chỉ tiền gửi với hình thức dịch vụ tài chính mang tên “Phú Tài Lộc”. Chứng chỉ này tại ngân hàng Techcombank được liên kết với trái phiếu doanh nghiệp, vì vậy nó mang lại nhiều lợi ích cho người mua, cụ thể như sau:
- Mức lãi suất ở con số vừa phải nhưng có khả năng mang lại lợi nhuận bền vững.
- Chứng chỉ tiền gửi liên kết với trái phiếu của các doanh nghiệp vì vậy nó sẽ luôn đảm bảo lãi suất cao và ít bị rủi ro nhất. Lãi suất này cao hơn lãi suất gửi tiết kiệm truyền thống từ 0.5% – 1%.
- Giá trị giao dịch tối thiểu là 1 tỷ đồng với khách hàng Priority và kỳ hạn linh hoạt theo các mốc 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng tùy theo yêu cầu của khách hàng.
3. Chứng chỉ tiền gửi của MB Bank
Chứng chỉ tiền gửi của ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội MB Bank cũng nằm trong TOP những loại giấy tờ có giá mang đến lợi nhuận cao và có những điểm ưu việt hơn khi so với hình thức gửi tiền tiết kiệm như:
- Lãi suất ổn định, hiện nay mức lãi cao nhất khoảng 4,2%.
- Kỳ hạn linh động từ 6 tháng đến 84 tháng, tùy theo thời điểm phát hành chứng chỉ tiền gửi.
- Mệnh giá tối thiểu là 3,5 tỷ đồng.
- Là loại tài sản đầu tư phi rủi ro, lãi suất bình ổn, đảm bảo an toàn trong quá trình gửi tiền.
So sánh chứng chỉ tiền gửi và sổ tiết kiệm
– Xét về lãi suất
- Chứng chỉ tiền gửi: So với hình thức gửi tiết kiệm thì chứng chỉ tiền gửi thường sẽ có mức lãi suất cao hơn và ổn định hơn. Điều này cũng tùy vào kỳ hạn dài hay trung hạn.
- Sổ tiết kiệm: Mức lãi suất sẽ tùy từng kỳ hạn và quy định của từng ngân hàng.
– Xét về kỳ hạn
- Chứng chỉ tiền gửi: Chứng chỉ tiền gửi thường có kỳ hạn dài hơn, tùy theo từng ngân hàng và đợt phát hành.
- Sổ tiết kiệm: Thông thường gửi tiết kiệm sẽ có các kỳ hạn 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng, 24 tháng…
– Xét về tính thanh khoản
- Chứng chỉ tiền gửi: Khách hàng khi mua chứng chỉ tiền gửi sẽ không được rút trước hạn, nếu có rút được cũng phải chờ sau 1 nửa kỳ hạn (tùy theo ngân hàng). Do đó, tính thanh khoản của chứng chỉ tiền gửi sẽ kém hơn so với hình thức gửi tiết kiệm.
- Sổ tiết kiệm: Khi gửi tiết kiệm thì tính thanh khoản sẽ cao hơn. Khách hàng có thể rút tiền khi đến hạn hoặc cũng có thể được rút trước hạn nhưng khi đó khách hàng sẽ phải chịu lãi suất không kỳ hạn rất thấp.
Ở mỗi hình thức sẽ có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Bạn đọc nên tìm hiểu và phân tích thật kỹ để tìm ra lựa chọn phù hợp nhất với bản thân mình.
Bài viết này, 3Gang đã tổng hợp và trình bày một cách ngắn gọn, súc tích để bạn đọc có thể dễ dàng hình dung về chứng chỉ tiền gửi. Chúng tôi mong rằng, qua bài viết này bạn đọc đã nắm được chứng chỉ tiền gửi là gì cũng như đã tìm ra câu trả lời có nên đầu tư chứng chỉ tiền gửi không. Lời cuối, 3Gang chân thành cảm ơn quý bạn đọc đã dành thời gian tham khảo bài viết này!