Vốn hóa là gì? Những điều cần lưu ý khi tham gia thị trường chứng khoán.

Von-hoa-la-gi

Khi tham gia thị trường chứng khoán hay tìm hiểu các báo cáo tài chính các nhà đầu tư chắc không còn xa lạ với thuật ngữ vốn hóa. Vốn hóa là thuật ngữ được sử dụng rất nhiều trong phân tích thị trường chứng khoán và báo cáo tài chính. Cùng 3Gang tìm hiểu về vốn hóa và Những điều nhà đầu tư cần lưu ý khi tham gia thị trường chứng khoán qua bài viết dưới đây.

Von-hoa-la-gi
Vốn hóa là gì? Một số điều nhà đầu tư cần lưu ý khi tham gia thị trường chứng khoán

1.Tổng quan về vốn hóa

Vốn hóa là gì?

Vốn hóa là tổng giá trị của doanh nghiệp/công ty trong một thời điểm cụ thể. Tức là tổng số tiền phải bỏ ra để mua lại doanh nghiệp tại thời điểm hiện tại bao gồm các khoản như: nợ dài hạn, thu nhập được giữ lại và tổng giá trị thị trường của cổ phiếu đang lưu hành.

>> Xem thêm: https://3gang.vn/von-it-thi-bat-dau-lap-ke-hoach-dau-tu-nhu-the-nao/

Vốn hóa thị trường là tổng giá trị từ các loại vốn cổ phần mà doanh nghiệp/ công ty đang phát hành trên thị trường. Có thể hiểu một cách đơn giản đây là tổng giá trị các cổ phiếu đang được lưu hành trên sàn chứng khoán. Giá trị vốn hóa thị trường được tính bằng: lượng cổ phiếu của công ty do các cổ đông nắm giữ x giá hiện tại của mỗi cổ phiếu:

Vốn hóa thị trường = Tổng số lượng cổ phiếu x Giá 1 cổ phiếu 

Ví dụ: 

Một công ty đang có 50 triệu cổ phiếu lưu hành, trị giá mỗi cổ phiếu được bán với giá 50.000 đ. Theo công thức trên giá trị vốn hóa thị trường của công ty đó là 2500 tỉ đồng.

Theo công thức trên tùy thuộc vào từng thời điểm giá cổ phiếu tăng sẽ kéo theo vốn hóa thị trường tăng theo, ngược lại khi giá cổ phiếu giảm bởi bất kỳ lý do gì thì vốn hóa thị trường bị kéo giảm theo.

Thuật ngữ tỷ lệ vốn hóa tiếng anh là capitalization rate là một thuật ngữ khá quan trọng mà bất cứ nhà đầu tư nào cũng phải nắm được. Đây là khái niệm tổng giá trị vốn hóa thị trường gắn với tỷ trọng của một loại vốn vay/ cổ phần với doanh nghiệp. 

Ở các doanh nghiệp lớn thường có đa dạng các loại vốn vay và loại cổ phần, khi tham khảo tỷ lệ vốn hóa có thể thấy tỷ trọng của mỗi loại cổ phần trong cơ cấu vốn của doanh nghiệp từ đó giúp các nhà đầu tư có thể đánh giá các doanh nghiệp.

Tuy chỉ số vốn hóa thị trường có thể mô tả về quy mô của một doanh nghiệp/ công ty, nhưng đây không phải là chỉ số để đánh giá giá trị vốn hóa và giá trị vốn sở hữu của một doanh nghiệp/ công ty. Chỉ số này chỉ đơn giản phản ánh tổng giá trị cổ phiếu của công ty đó.

von-hoa-la-gi-3
Vốn hóa là gì?

2. Phân loại doanh nghiệp theo vốn hóa thị trường 

Ở Việt Nam, có thể phân loại các doanh nghiệp dựa theo vốn hóa phổ biến trên thị trường chứng khoán hiện nay thành 4 nhóm.

  • Vốn hóa lớn tên tiếng anh là Largecap: có vốn hóa thị trường trên 10.000 tỷ VND
  • Vốn hóa vừa có tên khác là Midcap: có vốn hóa thị trường từ >=1,000 và <=10,000 tỷ VND.
  • Vốn hóa nhỏ có tên gọi khác là Smallcap: vốn hóa thị trường từ >=100  và <1,000 tỷ VND.
  • Vốn hóa siêu nhỏ có tên gọi khác là Microcap: vốn hóa thị trường từ <100 tỷ VND

Doanh nghiệp có vốn hóa lớn – Largecap 

Nhóm cổ phiếu Largecap là cổ phiếu lớn và có giá cao trên thị trường. Những doanh nghiệp sở hữu cổ phiếu này thường có quy mô hoạt động rất lớn. Đồng thời, những doanh nghiệp này có sự đánh giá cao của thị trường và tin tưởng từ khách hàng, được thể hiện qua thị giá cổ phiếu của họ luôn rất cao.

>> Gợi ý: https://3gang.vn/diem-hoa-von-la-gi/

Doanh nghiệp thuộc nhóm mức vốn hóa thị trường lớn thường là những doanh nghiệp có xu hướng dẫn đầu trong ngành và có sự nhận diện cao bởi người tiêu dùng. Một số doanh nghiệp có mức vốn hóa lớn phải kể đến như: Ngân hàng Vietcombank(VCB), Vinamilk (VNM), VinGroup( VIC)…

Công ty có Vốn hóa vừa – Midcap

Những công ty ở nhóm này thông thường có thị giá cổ phiếu và số lượng cổ phiếu không cao bằng nhóm doanh nghiệp có vốn hóa lớn – Largecap. Những công ty có vốn hóa vừa và nhỏ có giá cổ phiếu trên thị trường không quá cao và quy mô hoạt động ở tầm trung. 

Đây có thể là những công ty đang ở giai đoạn chưa nhận được nhiều sự chú ý từ thị trường. Những doanh nghiệp trong phân khúc này thường cố gắng để trở nên cạnh tranh hơn và tăng thị phần trên thị trường. Các công ty này có giá càng cao càng biểu hiện cho sự chú ý của thị trường dành cho cổ phiếu của công ty họ.

Ở nhóm smallcap này tập trung các công ty có cổ phiếu giá thấp hoặc là số lượng cổ phiếu ít. Những công ty thuộc nhóm smallcap thường là các công ty có quy mô vốn nhỏ. Thường các công ty này hoạt động trong môi trường có mức cạnh tranh lớn, bị thị trường bỏ quên hoặc không có lợi nhuận tốt, các nhà đầu tư thường không đánh giá cao loại cổ phiếu này.

Vốn hóa siêu nhỏ – Microcap

Những doanh nghiệp thuộc nhóm Microcap thường có quy mô vốn siêu nhỏ với thị giá cổ phiếu thấp hay còn có tên gọi khác là cổ phiếu “trà đá”. Đây có thể là các doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh khốc liệt hoặc hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, thậm chí là trong các ngành đang bước vào chu kỳ suy thoái. Khi đầu tư vào những doanh nghiệp này thường có rất ít số liệu để đánh giá và tính rủi ro cao.

3. Ý nghĩa và vai trò của vốn hóa thị trường

von-hoa-la-gi-2
Ý nghĩa của vốn hóa thị trường

Giá trị vốn hóa thị trường là một thuật ngữ rất phổ biến trong các báo cáo tài chính. Đây là chỉ số dùng để đánh giá vị thế của một doanh nghiệp trên thị trường. Thông thường các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp đầu ngành, hoạt động lâu năm thường sẽ có vốn hóa thị trường cao hơn.

Giá trị vốn hóa cho thấy tiềm năng phát triển, tăng trưởng giá cổ phiếu của một doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có vốn hóa lớn thường sẽ có tốc độ tăng trưởng chậm nhưng ổn định, mang lại lợi nhuận lâu dài và tỷ lệ rủi ro cũng giảm ở mức đáng kể.

Các doanh nghiệp có giá trị vốn hóa lớn thường có tính thanh khoản cao và các rủi ro khi đầu tư được giảm thiểu. Chính vì vậy, đây là loại cổ phiếu được rất nhiều nhà đầu tư tìm kiếm và quan tâm trong danh mục đầu tư của mình. 

>> Xem thêm: https://3gang.vn/von-chu-so-huu-la-gi-cong-thuc-tinh-von-chu-so-huu-chinh-xac-nhanh-nhat/

Những doanh nghiệp/ công ty có vốn hóa nhỏ thường mới được thành lập chịu ảnh hưởng từ biến động thị trường và sự dẫn dắt của các doanh nghiệp dẫn đầu. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp có vốn hóa vừa và nhỏ mặc dù tiềm năng phát triển giá cổ phiếu mạnh nhưng đi đôi với đó là độ rủi ro và không đảm bảo tính chắc chắn cao.

4. Vốn hóa thị trường chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố nào?

von-hoa-la-gi-4
Các yếu tố tác động đến vốn háo thị trường

Vốn hóa của một doanh nghiệp/ công ty chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố, vì thế giá trị vốn hóa  không cố định, mà biến động theo từng thời điểm. Hai yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự biến động vốn hóa thị trường của một doanh nghiệp/ công ty:  thị giá cổ phiếu và số lượng cổ phiếu đang lưu thông.

Giá cổ phiếu (thị giá): Yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự thay đổi của giá trị vốn hóa thị trường là sự biến động của thị giá cổ phiếu. Bị ảnh hưởng từ rất nhiều yếu tố (tình hình chính trị, kinh tế vĩ mô, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,…) mà giá cổ phiếu sẽ gặp biến động.

Yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến mức vốn hóa thị trường của các doanh nghiệp/ công ty là số lượng cổ phiếu phổ thông đang lưu hành trên thị trường chứng khoán. Nếu ở mức giá cố định thì doanh nghiệp có số lượng cổ phiếu lưu thông càng lớn thì mức vốn hóa thị trường của công ty doanh nghiệp đó luôn ở mức cao.

Hoạt động thu mua lại các cổ phiếu đã phát hành trước đó sẽ làm cho vốn hóa của doanh nghiệp giảm. Ngược lại, nếu công ty phát hành thêm cổ phiếu thì sẽ tăng giá trị vốn hóa của công ty.

Điều quan trọng mà các nhà đầu tư cần lưu ý, việc chia tách cổ phiếu sẽ không ảnh hưởng tới giá trị vốn hóa thị trường. Khi cổ phiếu được chia tách thì số lượng cổ phiếu sẽ tăng lên và giá trị của cổ phiếu đó sẽ giảm theo tỷ lệ tương ứng. Vì vậy,  nếu có chia tách cổ phiếu thì giá trị vốn hóa thị trường vẫn giữ nguyên.

5. Chiến lược cho nhà đầu tư dựa trên vốn hóa thị trường

von-hoa-la-gi-1
Chiến lược cho nhà đầu tư khi đầu tư vào thị trường chứng khoán

Do vốn hóa thị trường không ổn định, luôn biến động liên tục theo thị giá cổ phiếu, vì vậy nhà đầu tư không được chỉ tập trung vào cổ phiếu của một công ty mà cần phải đa dạng hóa danh mục đầu tư. Khi xây dựng danh mục đầu tư, các nhà đầu tư cần cân nhắc một số yếu tố như sau: 

  1. Mục tiêu đầu tư: Nhà đầu tư cần có các mục tiêu dài hạn hay ngắn hạn, trước khi đầu tư cần có sự cân nhắc rõ ràng và kỹ lưỡng. Trong thời điểm giá cổ phiếu biến động như hiện tại các nhà đầu tư có thể cân nhắc đến các kỳ đầu tư dài hạn.
  2. Mức rủi ro trong khả năng chấp nhận được: Mỗi một cổ phiếu có khả năng sinh lời cũng sẽ có tồn tại những rủi ro. Vì vậy trước khi đầu tư vào thị trường chứng khoán các nhà đầu tư cần phải chuẩn bị các rủi ro có thể xảy ra.
  3. Sự am hiểu về kiến thức tài chính và chính trị: Các nhà đầu tư cần có khả năng phân tích tài chính của các loại cổ phiếu khác nhau và sự am hiểu đa dạng về các loại hình doanh nghiệp/công ty khác nhau. Trong một số trường hợp tình hình chính trị có thể ảnh hưởng đến sàn chứng khoán trong nước cũng như nước ngoài.

Những cổ phiếu có vốn hóa lớn nhất thị trường hiện nay đều thuộc các doanh nghiệp lớn, dẫn đầu ngành, là nhóm Large cap hay Bluechip. Tuy rằng những cổ phiếu của các công ty có vốn hóa lớn thường thu hút sức mua lớn do có thể mang lại nguồn thu nhập lâu dài cho nhà đầu tư và có tính ổn định và mang lại thu nhập lâu dài cho nhà đầu tư. 

Ngoài ra còn nhiều mã cổ phiếu của các doanh nghiệp trong nhóm VN30 với vốn hóa lớn, uy tín . Đem lại tiềm năng đầu tư ổn định, dài hạn trên thị trường.

Kết luận:

Đầu tư vào các mã cổ phiếu của doanh nghiệp/ công ty có vốn hóa cao thường có xu hướng rủi ro thấp hơn nhưng lợi nhuận sẽ không tăng đột biến rất thích hợp để đầu tư dài hạn. Tuy nhiên  không phải cổ phiếu nào cũng đảm bảo an toàn vào sinh lời vì vậy việc đa dạng hóa các danh mục đầu tư sẽ đem lại lợi nhuận. Đôgng thời, giảm các rủi ro trong mức chấp nhận được. Trên đây là những chia sẻ của 3 gang về vốn hóa và những điều các nhà đầu khi lưu ý khi tham gia vào thị trường chứng khoán. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ mang lại những kiến thức bổ ích cho bạn, hãy theo dõi 3Gang để trau dồi thêm các kiến thức về tài chính.  

Zalo Chat