Ví blockchain được xem là một trong những dạng ví tiền điện tử được dùng phổ biến nhất hiện nay bởi sự tiện lợi và có độ bảo mật cao. Vậy ví Blockchain là gì? Có những loại ví blockchain nào? Trong bài viết này, 3Gang sẽ đem đến cho bạn những thông tin chi tiết nhất để giúp bạn nắm bắt được thông tin bao quát hơn về chủ đề này.
Ví blockchain là gì?
Ví blockchain là nền tảng ví tiền điện tử được thiết lập dựa trên hệ thống mạng lưới Blockchain. Mạng lưới này có dạng chuỗi khối mắt xích, cho phép người dùng lưu trữ và truyền tải thông tin trên diện rộng.
Đây là nền tảng ví tiền mã hóa được thiết kế để có thể truy cập trên nền tảng website hoặc ứng dụng di động. Người dùng có thể dùng để giao dịch tiền điện tử một cách dễ dàng và an toàn, thông qua giao diện người dùng một cách rõ ràng, trực quan.
Cấu tạo của ví blockchain
Một ví Blockchain đầy đủ sẽ bao gồm:
Address (Địa chỉ ví): Hay còn gọi là Khóa công khai (Public Key) được dùng để nhận tiền mã hóa. Đây là một chuỗi ký tự và số được tạo ngẫu nhiên, giống như số tài khoản ngân hàng. Người gửi cần biết địa chỉ ví của người nhận để thực hiện giao dịch chuyển tiền.
Địa chỉ ví có cấu tạo khác nhau với từng mạng lưới khác nhau. Ví dụ: Terra Blockchain thì có địa chỉ ví bắt đầu là: terra; Binance Smart Chain sẽ bắt đầu là 0x; hay BTC địa chỉ ví là chuỗi ngẫu nhiên.
Khóa cá nhân (Private Key): Tương tự như mật khẩu để truy cập vào tài khoản ngân hàng. Nó là chìa khóa duy nhất, và quan trọng nhất để người dùng truy cập vào ví Blockchain đồng thời bảo mật tài khoản của mình.
Khóa cá nhân được thiết lập ngẫu nhiên và không thể thay đổi. Trường hợp người dùng làm mất hay quên Private Key thì coi như làm mất ví Blockchain của mình vĩnh viễn.
Passphrase: Là một dạng Private Key. Passphrase được tạo thành từ 12-24 ký tự tiếng anh ngẫu nhiên dùng để mã hóa thông tin. Với mỗi cơ chế giải mã ở các ví riêng biệt, Passphrase sẽ cho địa chỉ ví khác nhau.
Phân loại ví blockchain
Có nhiều loại ví blockchain hiện nay, cụ thể như sau:
1. Ví nóng và ví lạnh
Ví nóng
Là dạng ví luôn được kết nối với Internet. Người dùng có thể truy cập ví tại bất kỳ nơi nào trên thế giới, miễn là có Internet. Ví nóng phù hợp cho các giao dịch nhanh chóng, tiện lợi.
Ví phần mềm (hay ví mềm) được xem là dạng phổ biến nhất của ví nóng. Có ba loại ví mềm thường được sử dụng là ví web, ví trên desktop và ví di động:
Loại ví | Đặc điểm |
Ví Web | Được hoạt động trên hệ thống đám mây nên hoạt động liên tục 24/24
Có thể truy cập trên bất kỳ thiết bị điện toán nào ở bất cứ đâu Có nhiều tiện ích nhưng độ an toàn không cao, dễ bị tấn công và trộm cắp hơn. Người dùng cần đưa Private Key cho bên thứ 3 quản lý thay vì trực tiếp kiểm soát tiền của mình. Các loại ví phần mềm phổ biến như: Ví sàn giao dịch: Binance, Houbi, Bitfinex, Kraken,… Ví hoạt động như tiện ích mở rộng (Extension): Metamask, Terra Station,.. Ví được tạo trên các trang web dịch vụ lưu trữ: Coinbase, Blockchain.info |
Ví trên Desktop | Hoạt động như App, có thể tải về và hoạt động trên PC, laptop.
Ít tiện lợi hơn nhưng bảo mật hơn vì người dùng sẽ trực tiếp quản lý Private Key. Tuy nhiên, nếu máy tính bị đánh cắp hoặc hư hỏng thì ví và tài sản cũng sẽ mất theo. Một số ví cài trên PC. laptop như: bitcoin.org, exodus.co, … |
Ví di động | Hoạt động tương tự như ví Desktop nhưng cài đặt trên các thiết bị điện thoại thông minh.
Một số loại ví di động phổ biến: Blockchain, Trust Wallet, Terra Station wallet, Bitcoin wallet, … |
Trong các loại ví mềm, ví di động được xem là loại ví thuận tiện cho người dùng nhất. Nó có thể dùng mã QR để chuyển và nhận tiền mã hóa. Vì thế, có thể giúp giảm thiểu sai sót khi điền địa chỉ ví. Bên cạnh đó, người dùng có thể tự quản lý Khóa cá nhân, tăng độ bảo mật và an toàn khi sử dụng.
Ví lạnh
Khác với ví nóng, ví lạnh được thiết kế trên một thiết bị chuyên dụng, bảo mật cao, chỉ kết nối Internet khi thực hiện giao dịch.
Không cần phải kết nối Internet, tài khoản vẫn có thể nhận tiền từ người khác, tương tự như tài khoản ngân hàng. Ví lạnh gồm hai loại được dùng phổ biến là ví cứng và ví giấy:
Loại ví | Đặc điểm |
Ví cứng | Cho phép người dùng lưu trữ Private Key trên thiết bị ngoài giống như USB.
Mặc dù nó giao dịch trực tuyến nhưng Private Key lại để trên thiết bị thay vì bên thứ 3 nên có độ bảo mật cao hơn. Tuy nhiên, giống như ví mềm, nếu bạn đánh mất thiết bị thì Private Key cũng mất theo. Không thích hợp cho việc giao dịch nhanh, thay vào đó được sử dụng cho việc lưu trữ dài hạn hơn. Các thương hiệu ví cứng phổ biến hiện nay: Ledger Nano S, Trezor.io và KeepKey. |
Ví giấy | Là một tờ giấy chứa Public Key và Private Key được in dưới dạng mã QR, có thể sử dụng bằng cách scan ra để giao dịch.
Khá dễ dàng để sử dụng và sự bảo mật tương đối cao Với loại ví này, bạn không thể gửi một phần tiền trong tài khoản mà phải gửi toàn bộ số dư trong ví một lần. Một số dịch vụ uy tín: Myetherwallet, BitAddress, BitcoinPaperWallet, … |
So với ví cứng, ví giấy có nhiều hạn chế trong việc bảo quản cũng như trong quá trình sử dụng để giao dịch.
2. Ví multiple chain và ví single chain
Ví Multiple Chain
Ví Multi-Chain hay còn được gọi là ví đa chuỗi. Cho phép hỗ trợ nhiều tài sản kỹ thuật số chuỗi công khai cùng một lúc. Ví dụ: một ví có thể hỗ trợ hai hoặc nhiều tài sản kỹ thuật số trong Bitcoin, Ethereum, và các chuỗi công cộng khác được gọi là ví đa chuỗi. Các ví đa chuỗi phổ biến hơn như ví Cobo, ví cắn, im token 2.0, …
Ví Single Chain (Ví đơn chuỗi)
Ví Single Chain hay còn gọi là Ví đơn chuỗi. Loại ví này chỉ cho phép người sử dụng lưu trữ, gửi và nhận chữ ký số của một Blockchain cụ thể. Ví dụ: Bitcoin Core, ví chính thức của Bitcoin, là một ví đơn chuỗi điển hình vì nó chỉ hỗ trợ BTC.
3. Ví điện tử tập trung và phi tập trung
Ví tập trung
Là các ví được quản lý bởi một công ty hay một tổ chức (bên thứ 3). Ví dụ như ví sàn: Private Key sẽ được sàn (bên thứ 3) kiểm soát thay vì cho người dùng trực tiếp sử dụng.
Ví phi tập trung
Trái ngược với ví tập trung, ví phi tập trung không phụ thuộc vào bất kì một bên trung gian thứ ba nào, người dùng sẽ được trực tiếp kiểm soát khóa cá nhân. Hầu hết các loại ví di động, ví desktop và các loại ví lạnh đều là ví phi tập trung.
Ưu – nhược điểm của ví blockchain
- Ưu điểm
Độ bảo mật vô cùng cao
Đến với ví Blockchain, thay vì để bên trung gian quản lý các giao dịch thì Blockchain hoạt động bằng cách đưa toàn bộ giao dịch lên hệ thống. Vì vậy, mọi thông tin được quản lý trong mạng ngang hàng, có độ tin cậy cao. Bạn có thể kích hoạt tính năng bảo mật 2 lớp của Blockchain để đảm bảo tài sản của mình được bảo vệ an toàn.
Số lượng người dùng tương đối lớn
Chiếm được lòng tin sử dụng từ số lượng lớn người tham gia bao gồm cả cá nhân đơn lẻ và các doanh nghiệp. Không chỉ dừng lại ở một con số nhất định, nó đang ngày càng tăng lên theo thời gian. Do đó bạn không cần phải lo lắng, băn khoăn về tình trạng ví điện tử lừa đảo, scam, …
Số tiền để đầu tư vừa tầm
Để tham gia vào Blockchain, bạn không cần đầu tư quá nhiều chi phí. Hơn nữa, ví Blockchain còn cung cấp đa dạng công cụ tính toán, thống kê cho doanh nghiệp.
Giao diện thân thiện, phù hợp với người dùng
Mặc dù đây là một ví điện tử hiện đại nhưng cách thức, giao diện của ví Blockchain rất đơn giản, trực quan và phù hợp cho mọi đối tượng sử dụng.
Tính năng lưu trữ Private Key
Nếu không có tính năng lưu trữ Private Key, người dùng sẽ mất quyền kiểm soát hoàn toàn tài sản của mình. Đây là một tính năng vô cùng quan trọng và cần thiết ở các ví điện tử, và Blockchain đã sở hữu.
- Nhược điểm
So với các ví multi – coin khác, ví Blockchain hỗ trợ lưu trữ ít coin hơn.
Nếu bạn muốn lưu trữ đa dạng các đồng Altcoin thì Blockchain không phải là lựa chọn hữu dụng dành cho bạn. Tuy nhiên, trong tương lai ví Blockchain hứa hẹn sẽ có sự cải tiến, bổ sung thêm những tính năng này.
Blockchain không đính kèm tính năng Staking, không thể truy cập vào DApp.
Khi kích hoạt ví trên Web tốc độ tải sẽ hơi chậm, gây khó chịu cho người dùng.
Một số lưu ý khi sử dụng ví blockchain
Mặc dù có độ bảo mật cao, nhưng các loại ví Blockchain vẫn có một số rủi ro khi sử dụng như:
- Có khả năng bị Hacker xâm nhập: Khi người dùng vô tình ấn vào một đường dẫn lạ nào đó, hacker từ đây có thể truy cập vào thông tin trên trình duyệt. Ở đó cài một số tiện ích mở rộng của ví như Metamask, Terra Station.
- Hacker có thể dùng thủ thuật để chuyển hướng các giao dịch, chuyển token của bạn đến ví của hacker, lấy cắp token trong ví, ….
- Các loại ví cứng, ví giấy có thể dễ dàng bị mất, rách, bị phá hỏng, …
- Với một số rủi ro tiềm tàng như vậy, khi sử dụng các loại ví Blockchain, bạn cần hết sức lưu ý:
Luôn kiểm tra kỹ lưỡng địa chỉ ví tiền điện tử: Khi giao dịch, cần kiểm tra chắc chắn xem địa chỉ ví người nhận đã chính xác chưa. Cần lưu ý một số chương trình gắn mã độc có khả năng thay đổi địa chỉ ví bạn đã sao chép sang địa chỉ ví khác của hacker.
Tỉnh táo để nhận biết các trang Web lừa đảo: Đăng nhập đúng địa chỉ các trang web chính thống của sàn giao dịch hoặc ví trực tuyến thay vì trang web giả mạo. Tại đây, hacker có thể yêu cầu quyền kết nối đến ví của bạn giống như web thật. Nếu bạn đồng ý, tài sản của bạn sẽ bị đánh cắp nhanh chóng.
Duy trì sử dụng linh hoạt nhiều ví: Chỉ nên sử dụng một ví để thực hiện các giao dịch hàng ngày và lưu trữ phần tiền còn lại trong một ví riêng. Đây là một trong những cách giảm thiểu rủi ro và bảo vệ tài sản kỹ thuật số của mình hiệu quả.
Kết luận
Nhằm đáp ứng nhu cầu sở hữu, trao đổi và tích trữ các loại tiền ảo ngày càng tăng cao, trong tương lai, chắc chắn các loại ví tiền Blockchain sẽ tiếp tục phát triển, đổi mới và trở nên phổ biến hơn. Vì vậy, 3Gang hi vọng với những thông tin phía trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về Ví Blockchain là gì và có những đánh giá cũng như đưa ra lựa chọn loại ví Blockchain phù hợp cho mục đích sử dụng của mình.