Bạn đang có nhu cầu vay vốn để giải quyết những vấn đề cá nhân nhưng ngân hàng lại từ chối hồ sơ vay của bạn vì: Bạn không có tài sản thế chấp, bạn không có hợp đồng lao động hay không chứng minh được nguồn thu ổn định của mình. Thì vay tín chấp khi đó là sự lựa chọn tuyệt vời cho bạn. Cùng 3Gang tìm hiểu vay tín chấp là gì, những lợi ích và hạn chế của hình thức vay tín chấp cụ thể ra sao nhé?
1. Vay tín chấp là gì?
Vay tín chấp là một trong những các sản phẩm cho vay của ngân hàng. Hình thức vay này ra đời và được xây dựng dựa trên uy tín của bạn để ngân hàng cho bạn vay. Sự uy tín của bạn sẽ được thể hiện qua các bức xác minh thu nhập cũng như xác minh tín dụng của bạn.
Bạn cũng có thể vay khi cần tiền để lo chi phí cho những mục đích như: kinh doanh, cưới hỏi, du lịch, hay như mua những món đồ tiêu dùng… hoặc những nhu cầu khác để phục vụ cho việc tiêu dùng tài chính cá nhân.
Đối với các hình thức vay tín chấp này, hạn mức của từng ngân hàng sẽ khác nhau. Bạn có thể vay từ vài triệu lên đến vài trăm triệu đồng nếu hồ sơ đáp ứng được đủ điều kiện ngân hàng. Thời hạn vay cũng khá là linh hoạt, có một số ngân hàng hỗ trợ cho phép khách hàng vay lên đến 60 tháng. Lãi suất vay tín chấp của mỗi ngân hàng là khác nhau. Khoản lãi suất này được tính dựa trên số tiền bạn vay cũng như các điều kiện bạn đáp ứng được.
2. Lợi ích của việc vay tín chấp
- Thủ tục vay nhanh gọn, không cần tài sản làm đảm bảo.
- Quy trình duyệt hồ sơ diễn ra nhanh, dễ dàng được giải ngân sớm.
- Ngân hàng không tìm hiểu hoặc yêu cầu các khách hàng phải trình bày mục đích vay vốn.
- Số tiền được vay khá là cao, phù hợp cho nhu cầu vay tiêu dùng hoặc vay vốn đầu tư có nhỏ.
- Với gói vay tín chấp ngân hàng này, bạn có thể xem đó là cách “vay nóng” với ngân hàng. Bên cạnh đó, lãi suất vay sẽ được siết chặt an toàn, quản lý hơn những tổ chức tín dụng đen.
3. Làm thế nào để được vay tín chấp?
Bất kỳ một ngân hàng nào cũng đều rất mong có nhiều khách hàng sử dụng gói vay bên mình. Tuy nhiên, đối với khoản vay tín chấp, thì mọi ngân hàng đều có những quy định cụ thể cho từng trường hợp. Điều đó nhằm đảm bảo mọi lợi ích của cả khách hàng lẫn ngân hàng.
Để được vay tín chấp cần phải đáp ứng một số những điều kiện căn bản của ngân hàng cụ thể như sau:
- Người vay phải là người có thu nhập ổn định và cố định. Một số ngân hàng cũng đã chấp nhận với mức thu nhập từ 4,5 triệu đồng mỗi tháng, cũng đã có nhiều ngân hàng với yêu cầu cao hơn. Bạn sẽ cần phải nộp bản sao kê chứng thực mức lương này để ngân hàng đánh giá được khả năng chi trả của bạn.
- Người vay không có tín dụng xấu ở ngân hàng khác hoặc ở các tổ chức tài chính khác. Do đó, bạn nên có thói quen sử dụng tài chính đúng đắn tránh trường hợp bị đánh giá điểm tín dụng xấu.
- Và một số điều kiện căn bản như: người vay là công dân Việt Nam và có hộ khẩu thường trú tại ngân hàng vay tiền.
- Người vay có thể vay ở nhiều ngân hàng khác nhau, tuy nhiên ngân hàng sẽ cân nhắc mức độ và khả năng trả nợ của bạn để có thể duyệt cho vay hay không.
Nếu đã đáp ứng được đầy đủ các điều kiện trên, bạn hãy tham khảo một số ngân hàng cho vay tín chấp tiêu biểu như Vietcombank, Sacombank, TPBank, VPBank, VIB và ngân hàng ACB,… Một số tổ chức tài chính cũng cho vay như FE Credit, Home Credit. Mỗi một tổ chức sẽ có thủ tục vay riêng cho bạn nhưng nhìn chung thì các thủ tục vay tín chấp đơn giản hơn nhiều với loại hình vay thế chấp.
4. Những yếu tố được các tổ chức tín dụng thẩm định khi cho vay tín chấp ngân hàng bao gồm:
- Mức độ uy tín của khách hàng: như địa vị, chức vụ khách hàng trong công ty và địa vị trong xã hội.
- Lịch sử tín dụng: Khách hàng đã từng vay nợ ở đâu chưa và hiện tại đang có khoản vay ở đâu hay không, đã bao giờ trả nợ trễ hạn không. Tổ chức tài chính và ngân hàng sẽ tra cứu được điểm tín dụng để quyết định có cho bạn vay hay không thông qua CIC.
- Mức thu nhập: Nguồn thu nhập chính của khách hàng từ đâu và có thu nhập bao nhiêu một tháng.
- Uy tín của đơn vị, tổ chức và công ty: Nơi khách hàng hiện đang làm việc.
Dựa vào những yếu tố trên thì ngân hàng và các tổ chức tín dụng sẽ đưa ra quyết định có cho khách hàng vay hay không, số tiền cho vay là bao nhiêu và thời gian vay vốn cụ thể.
Mục đích sử dụng của vốn vay tín chấp chủ yếu phục vụ cho mục đích tiêu dùng như: mua sắm vật dụng gia đình, trang trí lại nhà cửa hay như làm đám cưới, đi du lịch, chữa bệnh…
Ví dụ: Tại ngân hàng ACB có sản phẩm vay tín chấp theo mức lương. Nếu như khách hàng vay có thu nhập từ lương và có nhu cầu vay với số tiền là 80 triệu đồng. Với trường hợp này khách hàng vay sẽ không cần phải thế chấp nhà hay xe mà chỉ cần cung cấp các chứng từ như chứng minh thư, sổ hộ khẩu và hợp đồng lao động, bảng lương, sao kê lương để ngân hàng tiến hành xét duyệt khoản vay của bạn.
5. Đặc điểm của vay tín chấp ngân hàng là gì?
- Có thế vay với số tiền tối đa từ 10 triệu đến 500 triệu. Với một số ngân hàng như HSBC hay ngân hàng LienVietPostBank cho vay tới 900 triệu đến 1 tỷ đồng.
- Thời gian vay: giao động từ 12 tháng đến 60 tháng.
- Không yêu cầu tài sản thế chấp đối với vay tín chấp.
- Thời gian duyệt hồ sơ nhanh từ 8h đến 3 ngày làm việc kể từ ngày ký hợp đồng vay.
6. Phân biệt vay tín chấp ngân hàng và vay thế chấp
Nhìn chung chúng ta có thể thấy vay tín chấp có những đặc điểm khá là hấp dẫn. Tuy nhiên trong một số trường hợp thì khách hàng có nhu cầu vốn vay lớn và khi muốn giảm chi phí vốn vay thì vay thế chấp sẽ có nhiều lợi thế hơn. Điều cần thiết là khách hàng vay cần phân biệt được hai hình thức vay này để áp dụng linh hoạt theo nhu cầu của cá nhân mình cụ thể sự khác biệt như sau:
7. Những tổ chức cho vay tín chấp
Trên thị trường tài chính hiện nay thì có ngân hàng và công ty tài chính là hai đơn vị cho vay tín chấp phổ biến nhất. Những ngân hàng có mức lãi suất vay tín chấp thấp hơn so với công ty tài chính những điều kiện cho vay vì thế cũng đã khắt khe hơn rất nhiều.
Danh sách một số ngân hàng cho vay tín chấp: Hiện nay gần như là tất cả các ngân hàng đang hoạt động tại Việt Nam đều đã có sản phẩm cho vay tín chấp. Với một số ngân hàng tiêu biểu có thể kể đến như Vietcombank, Vietinbank, BIDV, ACB, OCB, hay như ngân hàng TPBank, LienVietPostBank, SHB, Sacombank, ngân hàng Quân Đội MB, HSBC, Hong Leong Bank, Shinhan Bank…
Danh sách những công ty tài chính cho vay tín chấp như: FE Credit, Shinhan Finance, Home Credit, Easy Credit, Mirea Asset…
8. Một số hình thức cho vay tín chấp ngân hàng
Có thể nói rằng vay tín chấp là một trong những sản phẩm tín dụng đa dạng nhất trên thị trường hiện nay, với đủ các hình thức như:
Xét về điều kiện để xét duyệt khoản vay thì vay tín chấp gồm các hình thức như:
- Vay tín chấp theo mức lương
- Vay tín chấp theo đăng ký sổ hộ khẩu
- Vay tín chấp theo cavet xe
- Vay tín chấp theo hợp đồng bảo hiểm
- Vay tín chấp theo sim
- Vay tín chấp theo hóa đơn điện nước
Xét về hình thức cấp vốn thì vay tín chấp sẽ gồm các hình thức vay như sau:
- Vay tín chấp trả góp: Với hình thức này thì ngân hàng sẽ cấp tiền vay cho khách hàng một lần. Sau đó khách hàng sẽ có trách nhiệm trả cả gốc và lãi đều hàng tháng.
- Vay thấu chi tín chấp: Khách hàng sẽ được cấp sẵn một hạn mức chi tiêu trong tài khoản thanh toán của mình. Khi nào có nhu cầu cần khách hàng có thể lấy ra để sử dụng. Ví dụ khách hàng được cấp với hạn mức thấu chi là 50 triệu. Trong tài khoản của khách hàng lúc này chỉ có 5 triệu tuy nhiên khách hàng hoàn toàn có thể chi tiêu với số tiền lên đến 55 triệu.
- Cấp thẻ tín dụng: Đây là một hình thức mà ngân hàng cấp cho khách hàng một chiếc thẻ trong đó có hạn mức chi tiêu nhất định. Khách hàng sẽ được sử dụng chiếc thẻ này để thanh toán hóa đơn hàng hóa dịch vụ và có thể rút tiền trong hạn mức cho phép. Hình thức vay này có ưu điểm là khách hàng sẽ được miễn lãi trong một khoảng thời gian từ 45 đến 55 ngày tùy từng loại thẻ.
9. Những ưu điểm và nhược điểm khi vay tín chấp ngân hàng
Vay tín chấp cũng đều có những ưu và nhược điểm riêng biệt. Bạn cần hiểu rõ những điều này để áp dụng khoản vay phù hợp với nhu cầu của cá nhân mình.
Ưu điểm khi vay tín chấp ngân hàng
- Ngân hàng không yêu cầu tài sản đảm bảo: Do đó nếu như bạn hiện không sở hữu bất kỳ tài sản nào thì vẫn có thể vay vốn được.
- Thủ tục hồ sơ vay đơn giản: Hồ sơ vay vốn chỉ bao gồm hồ sơ nhân thân và hồ sơ chứng minh mức thu nhập khá là đơn giản.
- Thời gian giải ngân nhanh: Nếu bạn đã hoàn thiện và nộp đủ hồ sơ vay vốn ngay từ đầu thì chỉ sau 1 đến 2 ngày là có thể nhận được khoản vay.
Nhược điểm của vay tín chấp ngân hàng
- Lãi suất khá là cao: Do không có tài sản để đảm bảo nên ràng buộc về tính trách nhiệm trả nợ của khách hàng sẽ thấp, chủ yếu là dựa vào ý thức của người vay. Do đó mức lãi suất khi vay tín chấp thường khá cao để bù đắp lại một phần rủi ro trong quá trình thu hồi lại vốn. Ví dụ nếu như vay thế chấp với lãi suất chỉ 8%/năm thì vay tín chấp sẽ có mức lãi suất lên đến 14%/năm thậm chí có khi cao hơn nếu bạn vay tại công ty tài chính.
- Sẽ bị phạt ngay từ ngày chậm trả đầu tiên: Thông thường khi vay thế chấp nếu khách hàng chậm trả trong phạm vi 10 ngày thì sẽ không bị tính phí phạt trả chậm. Nhưng với khoản vay tín chấp thì dù cho trả chậm 1 ngày khách hàng sẽ bị phạt ngay. Một số ngân hàng sẽ tính phí phạt 200.000VND/lần chậm trả và trong phạm vi 10 ngày.
Nếu quyết định đi vay, bạn cần có sự nghiên cứu kỹ lưỡng, tính toán mọi phương thức cho vay, tìm ra ngân hàng phù hợp cũng như có sự cẩn trọng với các điều khoản trong hợp đồng trước khi ký hợp đồng vay.
10. Mức lãi suất và cách tính lãi vay tín chấp là bao nhiêu?
Lãi suất vay tín chấp tại ngân hàng và tại các công ty tài chính có sự chênh lệch khá là lớn. Thường lãi suất tại các ngân hàng sẽ thấp hơn so với lãi suất tại công ty tài chính. Tuy nhiên điều kiện vay tại công ty tài chính thì lại đơn giản hơn.
Mức lãi suất vay tín chấp tại ngân hàng: Giao động từ khoảng 1% đến 2% mỗi tháng tính trên dư nợ giảm dần. Một số ngân hàng có lãi suất vay ưu đãi như ngân hàng HSBC từ 16,49% mỗi năm, Shinhan từ 12% mỗi năm.
Lãi suất vay tín chấp tại các công ty tài chính: Từ 1.75% đến 3.27% mỗi tháng.
Những khoản vay tín chấp thường được tính lãi trên 2 phương pháp là tính trên dư nợ giảm dần và tính trên dư nợ ban đầu cụ thể:
Tính lãi trên dư nợ ban đầu
Đây là cách tính lãi dựa trên tổng số tiền vay ban đầu trong suốt thời gian khách hàng vay vốn. Cũng chính vì thế mà số lãi phải trả hàng tháng sẽ luôn bằng nhau. Giả sử bạn vay 100 triệu thì lãi suất sẽ luôn được tính trên số tiền 100 triệu này. Dù bạn đã trả được 50 triệu thì đơn vị cho vay cũng vẫn sẽ tính lãi trên số tiền 100 triệu.
Tính lãi dựa trên dư nợ giảm dần
Đây là một cách tính lãi dựa trên số tiền còn nợ thực tế của khách hàng. Ví dụ khi khách hàng vay số tiền là 100 triệu và đã trả được 30 triệu đồng thì số lãi phải trả sẽ được tính dựa trên số tiền là 100 triệu – 30 triệu = 70 triệu. Với cách tính này thì tiền lãi phải trả sẽ được giảm dần theo thời gian.
Ví dụ về cách tính lãi trên khoản dư nợ giảm dần và dư nợ ban đầu:
Giả sử khách hàng vay 50 triệu trong vòng 12 tháng. Lãi suất trên dư nợ ban đầu áp với mức 9% mỗi năm. Lãi suất trên dư nợ giảm dần sẽ là 15,99% mỗi năm.
Số tiền lãi và gốc, tổng số tiền phải trả hàng tháng của khách hàng theo hai phương pháp tính lãi được tính cụ thể như sau:
11. Điều kiện và thủ tục vay tín chấp ngân hàng
Khách hàng vay tín chấp sẽ cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện về thu nhập, xếp hạng tín dụng cũng như nơi ở và độ tuổi do tổ chức tín dụng đề ra.
- Điều kiện vay tín chấp ngân hàng
Mỗi một tổ chức tín dụng sẽ có những điều kiện vay tín chấp riêng theo chính sách cho vay vào từng thời điểm. Nhưng nhìn chung khách hàng sẽ cần những điều kiện như sau:
- Độ tuổi từ 22 tuổi đến 60 tuổi
- Khách hàng vay không có nợ xấu tại bất kỳ tổ chức tín dụng nào
- Có hộ khẩu, KT3, giấy tạm trú tại cùng địa bàn với chính đơn vị cho vay đang hoạt động
- Có chứng minh thư hoặc thẻ căn cước còn hiệu lực
- Có mức thu nhập ổn định đủ khả năng trả nợ
Với ngân hàng thì sẽ yêu cầu khách hàng phải có mức thu nhập từ lương, thời gian công tác từ 12 tháng trở lên tại nơi làm việc hiện tại.
Hồ sơ cho vay tín chấp
Khách hàng cần chuẩn bị một bộ hồ sơ vay tín chấp gồm có đầy đủ những loại giấy tờ sau:
Hồ sơ pháp lý:
- Có bản sao chứng minh thư, hộ chiếu, thẻ căn cước công dân còn hiệu lực.
- Có bản sao hộ khẩu, KT3, Sổ tạm trú còn hiệu lực.
- Có bản sao giấy đăng ký kết hôn hoặc giấy chứng nhận độc thân.
Hồ sơ chứng minh thu nhập
- Cần có hợp đồng lao động
- Sao kê bảng lương 3 tháng gần nhất
Tùy theo vào sản phẩm cho vay mà bạn có thể sẽ phải nộp thêm 1 trong những loại giấy tờ khác như sau:
- Hợp đồng bảo hiểm
- Hóa đơn điện nước
- Cavet xe…
- Giấy phép đăng ký kinh doanh và sổ sách thu chi
12. Các khoản phí cần lưu ý khi vay tín chấp ngân hàng
Khi bạn vay tiền từ các tổ chức cho vay thì không chỉ có chi phí lãi vay mà sẽ còn có một số các khoản phí khác để ràng buộc và nâng cao trách nhiệm của khách hàng trong việc trả nợ như:
- Phí trả nợ trước hạn
Hầu như tất cả những khoản vay tín chấp đều sẽ bị phạt khi trả nợ trước so với thời gian quy định. Thông thường thì càng trả nợ sớm mức phí phạt sẽ càng cao. Ví dụ bạn trả nợ trước hạn trong vòng thời gian là 2 năm thì phí là 5%, nhưng nếu bạn trả trước 3 năm thì phí sẽ chỉ còn 4%.
- Phí phạt trả chậm
Đây là khoản phí phạt cho những khách hàng trả lãi và gốc chậm hơn so với thời gian quy định của ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng. Ví dụ như kỳ thanh toán nợ cả gốc và lãi là ngày 25 hàng tháng thì khách hàng sẽ phải trả trước ngày 25 đó. Nhưng nếu khách hàng trả sau ngày 25 thì sẽ bị phạt tiền.
- Lãi suất chậm trả
Khi khoản vay bị chậm trả thì khách hàng cũng sẽ không được tính lãi suất vay như ban đầu cam kết trong hợp đồng mà thay vào đó sẽ là mức lãi suất trả chậm. Lãi suất phạt trả chậm thông thường bằng 150% lãi suất trong hạn. Ví dụ lãi suất khoản vay của bạn là 10% thì lãi suất chậm trả sẽ tính là 15%.
13. Có nên vay tín chấp ngân hàng hay không?
Nhìn chung với những khách hàng đang cần nguồn vốn nhanh và không có tài sản đảm bảo thì vay tín chấp là sự lựa chọn tốt nhất khi cần nguồn vốn.
Tuy nhiên khách hàng nên cân nhắc và lựa chọn nơi vay vốn uy tín, có mức lãi suất vừa phải và mọi thông tin đều nên được công khai, minh bạch, rõ ràng. Những ngân hàng là nơi vay tín chấp khá là uy tín. Nhưng nếu bạn không có đủ điều kiện để vay tại ngân hàng thì có thể vay tại các công ty tài chính. Nhưng cần lưu ý khi vay tại công ty tài chính thì cần tìm hiểu rõ ràng mọi quy định liên quan đến khoản vay để tránh gặp rắc rối về sau này.
14. Một vài lưu ý quan trọng khi vay tín chấp
Khi quyết định vay tín chấp, khách hàng tìm hiểu kỹ càng và hiểu rõ khoản vay là một trong những bí quyết để bạn lựa chọn được cho mình nơi vay vốn cũng như số tiền vay vốn phù hợp. Trong quá trình vay tín chấp ngân hàng cần lưu ý một số điều sau:
- Tham khảo lãi suất vay ở nhiều nơi
Mỗi một tổ chức cho vay sẽ có các mức lãi suất vay khác nhau. Vì vậy bạn cần tham khảo lãi suất vay ở nhiều nơi để lựa chọn được cho mình nơi vay vốn với chi phí hợp lý nhất.
- Tính toán khả năng trả nợ trước khi vay
Những khoản vay tín chấp có phí phạt và lãi suất phạt trả nợ trước hạn khá là cao. Do vậy bạn cần tính toán khả năng trả nợ của mình để đảm bảo được sẽ trả đúng hạn trong thời gian vay vốn, tránh phát sinh thêm những chi phí liên quan tới việc chậm trả. Ví dụ như thu nhập của bạn là 10 triệu thì bạn chỉ nên dùng tối đa là 4 – 5 triệu cho việc trả nợ hàng tháng. Số tiền còn lại là vừa để lo sinh hoạt, vừa để phòng những trường hợp cần tiền đột xuất do ốm đau, cưới xin…
- Tất toán trước hạn sẽ bị tính phí phạt
Trường hợp như bạn dư tiền và muốn trả nợ trước hạn khoản vay thì cần lưu ý rằng trả trước hạn sẽ bị tính một khoản phí phạt. Mức phí phạt này thông thường giao động từ 3% đến 5% số tiền trả trước hạn. Giả sử như bạn trả nợ trước hạn 30 triệu, thì phí phạt là 4% bạn sẽ mất khoản phí là 1,2 triệu đồng.
- Nếu có nhu cầu vay số tiền lớn thì nên cân nhắc vay thế chấp
Nhìn chung hình thức vay tín chấp chỉ phù hợp với những khách hàng cần tiền gấp và không có tài sản đảm bảo vì chi phí mức lãi vay khá là cao. Nếu như bạn cần vay một khoản vay lớn và có đủ khả năng trả nợ thì nên vay thế chấp để được lãi suất tốt hơn. Nếu như không có tài sản đảm bảo đứng tên mình thì có thể cân nhắc nhờ người thân bố mẹ, anh em trong nhà cho mượn tài sản đảm bảo để có thể vay thế chấp.
15. Những ngân hàng có lãi suất vay tín chấp thấp
Câu hỏi: Vay tín chấp ngân hàng nào là tốt nhất? Đây là câu hỏi khá phổ biến hiện nay. Dưới đây là danh sách một số ngân hàng có lãi suất thấp trên thị trường.
1 – Vietcombank
Đứng đầu trong danh sách này là ngân hàng Vietcombank – Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam. Được thành lập vào ngày 1/4/1963, ngân hàng Vietcombank hiện nay được xem là một trong những ngân hàng cho vay với mức lãi suất tốt nhất trên thị trường. Tại ngân hàng Vietcombank thiết kế nhiều chương trình cho vay tín chấp tiêu dùng và vay theo lương chuyển khoản, vay theo lương tiền mặt ưu đãi nhà nước, theo thẻ tín dụng…
Với chủ trương hỗ trợ khách hàng thực hiện các kế hoạch tiêu dùng, ngân hàng Vietcombank thường phát động chương trình cho vay tiêu dùng tín chấp với mức lãi suất ưu đãi từ 7% mỗi năm. Cụ thể nếu khách hàng vay tiêu dùng 12 tháng trở xuống, thì lãi suất 7% mỗi năm đối với 6 tháng đầu, với vay thời hạn từ 1 đến 2 năm mức lãi suất từ 7.2% mỗi năm trong 06 tháng đầu, vay từ 2 năm trở lên thì lãi suất 7.2% mỗi năm trong 12 tháng đầu.
Vay tín chấp theo mức lương chuyển khoản: khoản vay sẽ dao động từ 25 đến 500 triệu, lãi suất ưu đãi từ 0.85% – 1.3% mỗi tháng, thời hạn vay 1 đến 5 năm, thủ tục đơn giản.
Vay tín chấp theo lương nhận tiền mặt, như cho giáo viên, bác sĩ, bộ đội với mức lãi suất ổn định từ 8% mỗi năm.
2 – Sacombank
Hiện tại thì Ngân hàng Sacombank có hai gói vay tín chấp đó chính là vay tiêu dùng cán bộ nhân viên và vay tiêu dùng – Bảo Tín. Đối với gói vay cán bộ nhân viên, thì mức vay là 200 triệu đồng đối với Trưởng hoặc Phó phòng trở lên, từ 100 triệu đồng với nhân viên bình thường, thời gian vay tối đa là 60 tháng, lãi suất thông thường từ 7.5% mỗi năm. Gói vay tiêu dùng – Bảo Tín, mức vay tối đa lên đến 16 lần so với thu nhập, thời gian vay tối đa là 48 tháng, lãi suất thông thường từ 8.5% mỗi năm.
3 – Ngân hàng Vietinbank
Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam – VietinBank được thành lập và chính thức hoạt động độc lập từ năm 1988. Với sự nỗ lực cung cấp cho khách hàng những dịch vụ vay tốt nhất, qua nhiều năm ngân hàng luôn định ra những mức lãi suất ưu đãi cho nhiều gói vay khác nhau, nhất là vay tín chấp. Hiện tại thì lãi suất vay tín chấp ngân hàng VietinBank từ khoảng 0.85 – 1% mỗi tháng, kỳ hạn vay lên đến 48 tháng.
4 – Ngân hàng BIDV
Đối với Ngân hàng BIDV thì cho vay tiêu dùng, cá nhân hộ gia đình vay để sản xuất kinh doanh không cần tài sản đảm bảo với mức lãi suất ưu đãi từ 7% mỗi năm. BIDV lựa chọn cách tính lãi suất vay tín chấp thấp dựa trên dư nợ thực tế và đảm bảo lợi ích của khách hàng một cách tối đa nhất.
Kết luận
Hy vọng với những chia sẻ trên của 3Gang bạn đọc đã có câu trả lời cho mình Vay tín chấp là gì và những vấn đề liên quan tới khoản vay tín chấp như các thủ tục vay tín chấp ngân hàng và có nên vay tín chấp hay không…. Dù vay tín chấp ngân hàng là hình thức có nhiều ưu điểm, tuy nhiên thì người đi vay cũng nên chú ý nhiều yếu tố khác nhau để đảm bảo được quyền lợi của mình một cách cao nhất và an toàn nhất.