Trái phiếu ngân hàng là gì? Cách mua trái phiếu ngân hàng an toàn

Trong đầu tư tài chính, trái phiếu ngân hàng được đánh giá là kênh đầu tư khá an toàn, hiệu quả. Cùng 3Gang tìm hiểu ngay trái phiếu ngân hàng là gì và lợi ích cũng như rủi ro khi tham gia loại trái phiếu này trong bài viết dưới đây nhé.

Tổng quan về trái phiếu ngân hàng là gì?

1. Trái phiếu ngân hàng là gì?

Trái phiếu là một hình thức đầu tư mà nhà phát hành trái phiếu cần phải trả cho người sở hữu trái phiếu một khoản tiền được xác định trong khoảng thời gian cụ thể. Đến thời gian đáo hạn, người phát hành trái phiếu, tức người vay sẽ phải hoàn trả khoản vay ban đầu cho những ai đang giữ trái phiếu. Do có tính ổn định và ít rủi ro hơn, trái phiếu thường phù hợp với những nhà đầu tư không thích mạo hiểm hơn so với các loại chứng khoán khác.

Trái phiếu ngân hàng được biết đến là một loại trái phiếu do ngân hàng phát hành ra, giúp ngân hàng đó có thể huy động được nguồn vốn dài hạn lớn trong một khoảng thời gian ngắn. Mang lại cơ hội đầu tư an toàn tương tự như hình thức gửi tiết kiệm nhưng có mức lãi suất cao hơn. 

Trái phiếu ngân hàng là gì?
Trái phiếu ngân hàng là gì?

2. Các khái niệm khác liên quan

2.1. Định nghĩa đầu tư trái phiếu ngân hàng là gì?

Đầu tư trái phiếu ngân hàng là việc nhà đầu tư sẽ bỏ vốn ra để sở hữu những trái phiếu do ngân hàng phát hành. Ngân hàng phát hành các trái phiếu này nhằm có thể huy động vốn từ thị trường, phục vụ cho nhu cầu của tổ chức. Thông thường, đây sẽ là các trái phiếu ngắn hạn thay cho việc huy động từ tiền gửi tiết kiệm.

2.2. Khái niệm lãi suất trái phiếu ngân hàng là gì?

Lãi suất trái phiếu ngân hàng là lợi nhuận mà nhà đầu tư sẽ nhận được khi mua trái phiếu ngân hàng. Nó tùy thuộc vào điều kiện đã được thỏa thuận từ lúc mua trái phiếu.

3. Trái phiếu ngân hàng khác gì trái phiếu chính phủ và cổ phiếu?

Tiêu chí

Trái phiếu ngân hàng Trái phiếu chính phủ

Cổ phiếu

Cơ sở phát hành Ngân hàng Bộ Tài Chính Công ty, doanh nghiệp
Rủi ro Mức độ rủi ro thấp, cao hơn trái phiếu chính phủ nhưng thấp hơn so với cổ phiếu Mức độ rủi ro thấp nhất trong 3 loại. Chủ yếu chịu ảnh hưởng trước tỷ giá hối đoái. Mức độ rủi ro cao nhất, phụ thuộc vào tình hình tài chính của công ty, vĩ mô thị trường…
Lãi suất Khá cao và giữ mức ổn định Thấp nhất Cao nhất

 

Nên mua trái phiếu ngân hàng hay không?

1. Lợi ích

Khi lựa chọn trái phiếu ngân hàng bạn sẽ có những khoảng thời gian “thư thái” hơn so với việc dùng hàng giờ thời gian ngồi nghiên cứu để khớp lệnh. Bởi:

  • Ngân hàng được giám sát bởi Chính Phủ, có mức độ uy tín cao.
  • Trái phiếu ngân hàng luôn mang đến cho nhà đầu tư các khoản thu cố định. Lãi suất không bị phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Do đó, dù ngân hàng thua lỗ hay có lãi cao thì vẫn phải trả lãi suất đúng như cam kết ban đầu với người mua.
  • Đây là một dạng một chứng khoán nợ. Trong trường hợp ngân hàng phát hành bị phá sản thì họ sẽ phải có nghĩa vụ thanh toán trước cho những ai đang nắm giữ trái phiếu sau đó mới đến các cổ đông.
  • Phù hợp cho nhiều nhà đầu tư có vốn không lớn, do giá trị của trái phiếu phát hành không quá cao.

2. Rủi ro

  • Mối quan hệ nghịch đảo giữa lãi suất với giá của trái phiếu: Khi lãi suất giảm xuống, giá của trái phiếu có xu hướng tăng. Ngược lại, nếu lãi suất tăng thì giá trái phiếu phát hành sẽ giảm đi. Hiện tượng này xảy ra là vì các nhà đầu tư mong muốn “khoá” lợi nhuận cao trong khoảng thời gian lâu nhất có thể khi lãi suất giảm.
  • Lãi suất không còn hấp dẫn: Trong bối cảnh hầu hết các ngân hàng đều đồng loạt giảm lãi suất như hiện nay, lãi suất trái phiếu không còn có sức hấp dẫn như trước nữa. Mức lợi nhuận của các khoản đầu tư mà nhà đầu tư thu được sẽ giảm đi tương đối nhiều. 
Khi đầu tư trái phiếu ngân hàng có thể gặp rủi ro về lãi suất
Khi đầu tư trái phiếu ngân hàng có thể gặp rủi ro về lãi suất
  • Rủi ro trong tái đầu tư: Nhà đầu tư sẽ phải tái đầu tư số tiền đã thu được với mức tỷ lệ thấp hơn những gì đã thu được từ trước đó. Ngân hàng mua lại trái phiếu sau khi đáo hạn và bắt đầu phát hành đợt trái phiếu mới có mức lãi suất thấp hơn. Nếu như tiếp tục đầu tư, nhà đầu tư sẽ thu về một khoản lợi nhuận thấp hơn so với đợt trái phiếu trước đó.
  • Rủi ro về xếp hạng: các tổ chức cho vay như ngân hàng hay các tổ chức khác có thể cân nhắc hoặc tính mức lãi suất cao hơn đối với những công ty bị xếp hạng tín dụng thấp. Từ đó có thể dẫn tới khả năng chi trả khoản nợ của doanh nghiệp đối với những trái chủ của công ty và gây ra tổn hại cho cá nhân, tổ chức đang sở hữu trái phiếu muốn bán đi. 
  • Lạm phát: về bản chất, một trái chủ có quyền được nhận trái tức trong thời gian nắm giữ. Tuy nhiên, trong trường hợp lạm phát gia tăng với tốc độ nhanh chóng và nhanh hơn tốc độ sinh lời từ trái tức của nhà đầu tư thì nhà đầu tư có khả năng sẽ nhận mức lợi suất âm và sức mua giảm đi đáng kể.
  • Rủi ro tín dụng: Một số nhà đầu tư thường chưa nhận ra rằng trái phiếu doanh nghiệp không được tín dụng chính phủ bảo đảm mà sẽ phụ thuộc vào khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp đó.
  • Tính thanh khoản: tính thanh khoản phụ thuộc vào thỏa thuận ban đầu với ngân hàng. Nhà đầu tư khó có thể bán lại được trái phiếu của mình một cách nhanh chóng do thị trường trái phiếu đó quá nhỏ, chỉ có một số ít người mua, bán.

Một số ngân hàng đang phát hành trái phiếu sinh lời tốt hiện nay

1. Ngân hàng Vietcombank

Là một trong những ngân hàng tốt nhất Việt Nam với sự uy tín cao và lịch sử lâu đời. Ngân hàng luôn có nhiều chỉ tiêu kinh doanh trọng yếu dẫn đầu như giá trị vốn hóa, mạng lưới hoạt động hay dịch vụ Ngân hàng điện tử, tài trợ thương mại và thanh toán quốc tế, nhận được nhiều giải thưởng trong và ngoài nước lớn.

Ngân hàng Vietcombank đã phối hợp cùng với công ty chứng khoán trực thuộc VCBS triển khai gói đầu tư trái phiếu:

  • Khối lượng giao dịch tối thiểu: 5 – 10 trái phiếu. 
  • Phí giao dịch: 0,1% giá trị của giao dịch.
  • Địa điểm mua: tại các chi nhánh trên địa bàn thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh. 
  • Lãi suất niêm yết (tham khảo): từ 9,57 – 10%/ năm. 
  • Thời điểm có thể đặt mua trái phiếu: Trước 3 ngày so với ngày giao dịch. 
  • Thời điểm để nộp tiền mua: Trước 3 giờ chiều ngày giao dịch.

2. Ngân hàng Vietinbank

VietinBank là một trong bốn ngân hàng thương mại Nhà nước lớn, đóng vai trò quan trọng trong ngành ngân hàng Việt Nam, mang đến sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng hiện đại và đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Trái phiếu VietinBank mang lại các ưu điểm:

  • Lãi suất trái phiếu hấp dẫn và thả nổi (có điều chỉnh theo định kỳ): Lãi suất cao hơn 0,8%/năm so với trung bình lãi suất tiền gửi tiết kiệm cá nhân có kỳ hạn 12 tháng của 4 ngân hàng Vietcombank, BIDV, Agribank và VietinBank.
  • Khách hàng có thể tự do chuyển nhượng, cho hay tặng người khác hoặc làm tài sản thừa kế cho người thân hoặc dùng làm tài sản bảo đảm, cầm cố, thế chấp.

3. Ngân hàng Agribank

Vào cuối năm 2020, ngân hàng Agribank đã phát hành 5.000 tỷ đồng trái phiếu ra với công chúng. Với nhiều lợi ích vượt trội, đây được xem là lựa chọn đầu tư kinh doanh vô cùng hiệu quả cho nhiều người:

  • Lãi suất cao hơn lãi suất khi gửi tiết kiệm (cao hơn khoảng từ 1,3 – 1,5%)
  • Tạo kênh đầu tư an toàn, hiệu quả trong thời đại dịch.
  • Tính thanh khoản cao, có thể sử dụng trái phiếu này để chuyển nhượng, bán hay cho tặng, thừa kế hoặc làm tài sản đảm bảo trong vay mượn.

4. Ngân hàng BIDV

Ngân hàng BIDV đang nắm giữ danh mục trái phiếu lớn và đa dạng, gồm: trái phiếu chính phủ và các trái phiếu được chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu doanh nghiệp. 

Thời gian đáo hạn: 5 – 7 năm. BIDV có quyền được mua lại trái phiếu trước thời hạn.

Kỳ thanh toán đầu tiên có lãi suất 6,33%/ năm. Các năm sau đó sẽ được tính theo lãi suất tham chiếu cộng 0,75%/ năm. Lãi suất tham chiếu ở đây được tính là lãi suất tiết kiệm trung bình kỳ hạn 12 tháng của BIDV, Vietcombank cùng với Agribank và Vietinbank. 

Ngân hàng BIDV đang nắm giữ danh mục trái phiếu lớn
Ngân hàng BIDV đang nắm giữ danh mục trái phiếu lớn

5. Ngân hàng MB bank

Trái phiếu MB bank do MBS phát hành (đây là 1 trong 6 công ty chứng khoán lâu đời nhất tại Việt Nam). Hiện tại, MBbank phát hành ba loại trái phiếu không chuyển đổi, bao gồm:

Kỳ hạn 3 năm, không có tài sản đảm bảo và được phát hành riêng lẻ cho dưới 100 nhà đầu tư.

  • Đơn giá: 1 tỷ/ trái phiếu
  • Hình thức lãi suất trái phiếu cố định trong một năm đầu tiên, sau đó được thả nổi trong 2 năm tiếp đó với biên độ 1%/ năm.
  • Lãi suất (tham khảo): 9.9%/ năm,
  • Kỳ hạn trả lãi: 1 năm/lần

Kỳ hạn 5 năm: lãi suất được tính bằng lãi suất tham chiếu cộng với biên độ 1-1.5%/ năm. Lãi suất tham chiếu ở đây cũng lấy lãi suất trung bình gửi tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng của Vietcombank, Vietinbank, BIDV và Agribank.

Kỳ hạn 7 năm: có lãi suất thả nổi với biên độ 1.7%/ năm.

Làm sao để mua được trái phiếu ngân hàng?

1. Điều kiện khi mua trái phiếu ngân hàng là gì?

Để có thể mua trái phiếu ngân hàng năm 2022, các nhà đầu tư cần đáp ứng đầy đủ các tiêu chí như:

  • Có tối thiểu một tài khoản lưu ký tại công ty chứng khoán
  • Có tài khoản thanh toán đã đăng ký tại một ngân hàng (tốt nhất nên đăng ký ở ngân hàng phát hành trái phiếu).
  • Tài khoản thanh toán có số dư phải lớn hơn hoặc bằng với giá một trái phiếu của ngân hàng đó.

Bên cạnh đó, mỗi ngân hàng khi phát hành trái phiếu cũng sẽ có một số yêu cầu thêm hoặc các điều kiện riêng. Đặc biệt, ở một số ngân hàng còn quy định chỉ phát hành trái phiếu cho doanh nghiệp hoặc khách hàng lớn của mình mà không lưu hành rộng ra bên ngoài.

2. Có thể mua trái phiếu ngân hàng ở đâu?

  • Quý khách có thể tìm đến cách kênh sau khi có nhu cầu mua trái phiếu ngân hàng:
  • Đến trực tiếp phòng giao dịch hoặc chi nhánh của ngân hàng phát hành trái phiếu.

Một vài ngân hàng đã phát hành trái phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán nên quý khách có thể thực hiện việc mua trái phiếu ngân hàng thông qua các công ty môi giới chứng khoán.

3. Thủ tục mua trái phiếu ngân hàng như thế nào?

  • Để mua trái phiếu ngân hàng, quý khách cần chuẩn bị bộ hồ sơ đơn giản bao gồm các giấy tờ sau:
  • Đơn đăng ký mua trái phiếu ngân hàng (theo mẫu riêng của từng ngân hàng)
  • Giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hay hộ chiếu bản gốc và bản photo
  • Giấy tờ chứng minh mục đích mua trái phiếu ngân hàng là hợp pháp
  • Giấy phép kinh doanh (nếu có).
Trái phiếu ngân hàng là gì? Cách mua trái phiếu ngân hàng?
Trái phiếu ngân hàng là gì? Cách mua trái phiếu ngân hàng?

Mua trái phiếu ngân hàng hay gửi tiết kiệm tốt hơn?

Trước khi đưa ra quyết định về gửi tiết kiệm hay mua trái phiếu ngân hàng, quý khách nên đánh giá ưu điểm cũng như nhược điểm của cả hai hình thức này. Gửi tiết kiệm có mức lãi suất ổn định nhưng thấp. Trong khi đó, mua trái phiếu ngân hàng, nhà đầu tư có khả năng thu hồi vốn cao và thu về lợi nhuận tốt hơn gửi tiết kiệm ngân hàng nhưng cũng mang đến nhiều rủi ro.

Có thể thấy cả hai hình thức này đều có ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với những nhu cầu khác nhau của khách hàng. Để hạn chế rủi ro trong khi đầu tư, quý khách có thể chia số tiền ra thành hai khoản: vừa gửi tiết kiệm vừa mua trái phiếu ngân hàng. Nếu quý khách đang cần tìm nơi gửi tiết kiệm, tích lũy uy tín, lãi suất cao thì có thể tham khảo lựa chọn 3Gang. Chỉ từ 30,000 đồng bạn có thể tham gia tích lũy với đa dạng các kỳ hạn và lãi suất lên đến 11%/ năm.

Hy vọng với thông tin mà 3Gang chia sẻ trên, quý bạn đọc đã hiểu rõ hơn về trái phiếu ngân hàng là gì và cách để mua loại trái phiếu này như thế nào? Truy cập ngay 3gang.vn hoặc liên hệ đến hotline 1900 3492 để được giải đáp các thắc mắc liên quan hay theo dõi nhiều bài viết hữu ích khác nhé.

Zalo Chat