Tiết kiệm là gì? Những ý nghĩa quan trọng mà tiết kiệm mang lại

Tiết kiệm là một việc quan trọng luôn được khuyến khích thực hiện. Nó chưa hẳn đã giúp bạn trở nên giàu có nhưng chắc chắn việc lãng phí có thể khiến bạn nghèo khó. Vậy tiết kiệm là gì? Vì sao cần phải thực hành tiết kiệm và ý nghĩa của việc này như thế nào? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của 3gang để cùng tìm hiểu chi tiết.

Tiết kiệm là gì?

Tiết kiệm là gì?
Tiết kiệm là gì?

Theo định nghĩa trong hệ thống giáo dục, tiết kiệm được hiểu là biết cách sử dụng đúng mức, hợp lý của cải vật chất, thời gian và sức lực của mình cũng như người khác. Trái ngược với tiết kiệm là xa hoa, lãng phí, hà tiện,… và có thể dẫn đến tình trạng cuộc sống thiếu thốn, con người sống vất vả,…

Trong khoản 1 điều 3 của Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2013, tiết kiệm được định nghĩa là việc giảm bớt hao phí trong việc sử dụng vốn, tài sản, lao động và thời gian lao động cùng các tài nguyên khác nhưng vẫn có thể đạt được mục tiêu đã định.

Đối với việc quản lý và sử dụng ngân sách Nhà nước, vốn cùng tài sản Nhà nước, lao động, thời gian lao động nằm trong khu vực Nhà nước, tài nguyên ở các lĩnh vực đã có định mức, tiêu chuẩn, chế độ, ban hành bởi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì tiết kiệm là việc sử dụng ở mức thấp hơn định mức, tiêu chuẩn, chế độ nhưng vẫn có thể đạt được mục tiêu đã định hay dùng đúng nhưng mang về kết quả cao hơn mục tiêu đã đặt ra.

Có thể hiểu đơn giản, tiết kiệm là việc sử dụng đúng mức, phù hợp nhưng vẫn hoàn thành được mục tiêu đã đề ra, tránh xảy ra việc lãng phí.

Tìm hiểu ý nghĩa của tiết kiệm là gì?

1. Tiết kiệm của cải

Tiết kiệm tiền là điều mà tất cả chúng ta nên thực hiện vì các rủi ro có thể bất ngờ xảy ra không thể lường trước được. Do đó, việc có một khoản tiền dự phòng là cần thiết.

1.1. Phòng các trường hợp khẩn cấp

Điều quan trọng của việc có quỹ dự phòng là dành cho các tình huống không mong đợi có thể xảy ra. Một khoản tiết kiệm sẽ giúp cho bạn xoay sở được những điều khó khăn bất ngồi có thể ập đến như ốm đau, bệnh tật, sự cố trong công việc,…  Bên cạnh đó, bạn nên có một kế hoạch tạo thêm nguồn thu nhập thụ động đảm bảo để không phải phụ thuộc tài chính vào người khác.

1.2. Cải thiện đời sống

Nếu bạn đang có kế hoạch mua hoặc nâng cấp ngôi nhà của mình hay đổi chiếc xe mới thì hãy tiết kiệm ngay từ bây giờ để không cần phải quá lo lắng, vất vả trong việc kiếm tiền. Biết đâu ở một khoảng thời gian nào đó, giá đang giảm mà bạn cũng đã có khoản tiền tiết kiệm, có thể sẵn sàng mua, không bị bỏ lỡ cơ hội tốt.

1.3. Phục vụ cho nghỉ hưu

Không ai mong muốn khi về già còn phải lo kiếm tiền sống mỗi ngày. Nếu như bạn đã tiết kiệm lúc còn trẻ và có một khoản tiền ổn định, không chỉ giúp bạn không phải lo về cuộc sống khi về già mà còn có thể nghỉ hưu sớm, tận hưởng những ngày vàng hạnh phúc bên cạnh gia đình và bạn bè.

1.4. Giúp bạn giải trí

Có một khoản tiền tiết kiệm trong tay, bạn có thể dành một chuyến du lịch để thư giãn khi muốn hay không cần quá băn khoăn, tính toán chi li trong lựa chọn một món đồ hoặc địa điểm vui chơi.

Bạn có thể tiết kiệm tiền cho những chuyến nghỉ ngơi, du lịch
Bạn có thể tiết kiệm tiền cho những chuyến nghỉ ngơi, du lịch

1.5. Tránh những khoản nợ

Khi có tiền tiết kiệm, bạn có thể hạn chế việc vay nợ.

2. Tiết kiệm thời gian

Tiết kiệm thời gian là việc thực hiện, cải tiến những phương thức hành động để rút ngắn thời gian hoàn thành một việc. Một khi thời gian đã trôi đi thì không thể lấy lại được. Do vậy, mọi người cần biết cách sử dụng thời gian thông minh và tiết kiệm hiệu quả nhất. Việc sử dụng tiết kiệm thời gian sẽ mang đến những lợi ích như:

2.1. Thêm thời gian dành cho việc khác

Cùng một khoảng thời gian như nhau nhưng với người biết sử dụng hợp lý thì lượng công việc được giải quyết sẽ nhiều hơn. Từ đó, bạn có thể có thêm thời gian “trống” ở mỗi ngày, tuần, tháng,… để thực hiện những việc khác theo mong muốn, sở thích.

2.2. Tạo ra một thói quen tốt và khoa học

Việc lên kế hoạch và thực hiện theo những nguyên tắc đặt ra để tiết kiệm sẽ gây khó khăn cho những ai yêu thích sự tự do. Tuy nhiên, lâu dần chúng sẽ tạo ra cho bạn các thói quen làm việc và sinh hoạt một cách khoa học. Điều này chắc chắn sẽ mang lại những giá trị tích cực cho cuộc sống của bạn.

2.3. Nâng cao hiệu quả, năng suất trong làm việc

Khi bị giới hạn về thời gian, ở trong một khuôn khổ nhất định, buộc bạn phải tập trung cao độ để có thể hoàn thành công việc với kết quả hài lòng nhất. Vì vậy, việc tiết kiệm và giới hạn về mặt thời gian sẽ là động lực thôi thúc con người làm việc có hiệu quả hơn.

Nguyên tắc cơ bản trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo quy định của Pháp luật

  • Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là nhiệm vụ thường xuyên từ trong chủ trương, đường lối, cơ chế chính sách cho đến tổ chức thực hiện và gắn với việc kiểm tra, giám sát.
  • Cần căn cứ vào định mức, tiêu chuẩn và chế độ cũng như quy định khác của Pháp luật
  • Phải gắn với việc cải cách hành chính và đảm bảo hoàn thành các nhiệm vụ được giao, không để ảnh hưởng tới hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức.
  • Thực hiện việc phân cấp quản lý và phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, ban, ngành, cơ quan, tổ chức để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao gắn với trách nhiệm của người đứng đầu, của cán bộ, công chức, viên chức tại cơ quan, tổ chức trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
  • Bảo đảm dân chủ, công khai và minh bạch đồng thời đảm bảo vai trò giám sát của Quốc hội cùng Hội đồng nhân dân các cấp, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nhân dân trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Một số lĩnh vực cần phải thực hiện việc tiết kiệm theo quy định của Pháp luật (Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2013)

  • Thực hành tiết kiệm trong ban hành, định mức, tiêu chuẩn và chế độ.
  • Trong việc lập, thẩm định cũng như phê duyệt, dự toán, quyết toán, quản lý, sử dụng hợp lý nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước.
  • Trong mua sắm, sử dụng phương tiện đi lại, phương tiện và thiết bị làm việc của các cơ quan, tổ chức tại khu vực Nhà nước.
  • Trong quản lý, khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên.
  • Trong tổ chức bộ máy Nhà nước đồng thời quản lý và sử dụng hợp lý nguồn, thời gian lao động trong khu vực Nhà nước.
  • Trong vấn đề sử dụng vốn, tài sản của Nhà nước ở các doanh nghiệp.
  • Trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của nhân dân.

Tham khảo thêm chế tài xử phạt đối với những tổ chức, cá nhân có hành vi sử dụng không tiết kiệm, gây lãng phí

Tiết kiệm là gì? Các chế tài xử phạt khi có hành vi sử dụng không tiết kiệm
Tiết kiệm là gì? Các chế tài xử phạt khi có hành vi sử dụng không tiết kiệm

– Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân không thực hiện hay thực hiện không đúng những quy định của pháp luật về thực hành tiết kiệm:

  • Có trách nhiệm phải giải trình theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức hay cá nhân quản lý trực tiếp, cơ quan cấp trên, cơ quan thanh tra, kiểm toán, kiểm tra, giám sát và cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành.
  • Bồi thường một phần thiệt hại hay toàn bộ theo quy định Pháp luật.
  • Tùy vào mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hay truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định Pháp luật.

– Đối với người đứng đầu của cơ quan, tổ chức không trực tiếp vi phạm nhưng để xảy ra tình trạng lãng phí trong cơ quan, tổ chức, người do mình trực tiếp quản lý, giao nhiệm vụ hay không xử lý các trường hợp gây lãng phí theo thẩm quyền có thể bị xử phạt như sau:

  • Có trách nhiệm thực hiện giải trình theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân cấp trên hay từ cơ quan thanh tra, kiểm toán, kiểm tra, giám sát, cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành.
  • Tùy vào mức độ sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định Pháp luật

– Đối với người đứng đầu của cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp chịu trách nhiệm liên đới về vấn đề để tình trạng lãng phí xảy ra trong cơ quan, tổ chức cấp dưới, trong cơ quan, tổ chức do cấp phó của mình phụ trách trực tiếp:

  • Có trách nhiệm phải giải trình theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân cấp trên hay từ phía cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, giám sát và cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành.
  • Tùy vào mức độ có thể bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật.

Cách để tiết kiệm hiệu quả?

Bạn đang có một khoản tiền dư đang để tiết kiệm nhưng chỉ để yên trong tài khoản, khiến tiền không thể “sinh tiền” thì liên hệ ngay cho 3Gang. Đây là một kênh đầu tư an toàn, có thể giúp bạn nhận lãi hàng tháng với mức lãi suất hấp dẫn. 

Chỉ với 50,000 đồng bạn cũng có thể thực hiện việc tích lũy dễ dàng, tạo nguồn thu nhập thụ động đều đặn hàng tháng, năm. Bên cạnh đó, bạn còn có thể dễ dàng mua Bảo hiểm y tế cho chính mình hay người thân và thực hiện nhiều giao dịch thanh toán cực kỳ tiện lợi trên app 3gang.

Một số câu hỏi liên quan đến tiết kiệm là gì?

1. Tiết kiệm là gì? Vì sao phải tiết kiệm?

Tiết kiệm là việc sử dụng hợp lý, có hiệu quả của cải, thời gian, công sức lao động. Người tiết kiệm là người biết cân đối, biết chi tiêu có kế hoạch, biểt tính toán và xem xét đầy đủ các yếu tố nhằm giảm bớt hao phí trong quá trình sản xuất nhưng vẫn đạt được mục tiêu đã đề ra.

Đây là một đức tính tốt đẹp và cần có ở mỗi người. Nó thể hiện sự quý trọng thành quả lao động của bản thân, của người khác, góp phần làm giàu cho bản thân, gia đình và đất nước.

2. Vì sao cần phải biết tiết kiệm? Biểu hiện của tiết kiệm?

Tiết kiệm được biết tới là sự cần thiết để đưa cuộc sống của con người đạt được sự phồn vinh, ấm no và hạnh phúc. Ví dụ: tiết kiệm điện, nước có thể làm giảm chi tiêu cho gia đình.

Đây là một trong các yếu tố quan trọng để ta đạt đến thành công, vì qua đây, chúng ta biết tích góp những thứ cần thiết, kể cả thứ nhỏ nhặt để “tích tiểu thành đại”.

Người không có tính tiết kiệm không chỉ có thể làm tổn thất của cải, vật chất của xã hội mà dễ khiến bản thân rơi vào cuộc sống nghèo khó.

Tuy nhiên, cần lưu ý, tiết kiệm không có nghĩa tằn tiện quá mức mà là sự chi tiêu hợp lý, bảo đảm hiệu quả cao nhất, phục vụ tốt nhất.

3. Ai cần phải thực hiện tiết kiệm?

Tất cả chúng ta, ai cũng nên thực hành tiết kiệm.

Tiết kiệm là gì? Ai cần phải thực hiện việc tiết kiệm?
Tiết kiệm là gì? Ai cần phải thực hiện việc tiết kiệm?

Trên đây là một số thông tin xoay quanh vấn đề tiết kiệm là gì? Ý nghĩa của nó như thế nào? Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan cần 3Gang giải đáp, bạn đọc vui lòng liên hệ đến số hotline, chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và hỗ trợ tốt nhất.