Trong cuộc sống hàng ngày, các bạn thường nghe đến “tích lũy tiền”, “ tích lũy vàng”, “ tích lũy lương thực”, “tích lũy kiến thức”…. Vậy bạn có hiểu tích lũy là gì không? Nếu chưa thực sự hiểu rõ tích lũy là gì thì hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây của 3Gang để đi tìm câu trả lời nhé.
Tổng quan về tích lũy
Tích lũy là sự góp nhặt, tích góp dần lại cho nhiều hơn, phong phú hơn. Ví dụ như mỗi ngày đi học, bạn lại có thêm những kiến thức mới, sau 4 – 6 năm đại học, bạn đã có cho mình một lượng kiến thức kha khá về chuyên ngành mình học. Sau khi ra trường, bạn lại tiếp tục học hỏi thêm từ đồng nghiệp, bạn bè, quản lý,… và cả đi học những lớp kỹ năng, cao học để bồi dưỡng kiến thức, dần dần bạn có thể trở thành chuyên gia của lĩnh vực đó. Tất cả là nhờ việc tích lũy kiến thức và kinh nghiệm trong suốt thời gian đi học và đi làm.
Hay một ví dụ khác là bạn đi làm và để dành một khoản tiền từ thu nhập hàng tháng. Giả sử mỗi tháng bạn bỏ ra khoảng 4 triệu thì sau 12 tháng là bạn đã có 48 triệu. 48 triệu này chính là kết quả của quá trình tích lũy trong 12 tháng.
Giá trị tích lũy tài sản chính là tổng số tiền của một khoản đầu tư, bao gồm số vốn ban đầu đầu tư và số tiền lãi thu được tích lũy đến thời điểm hiện tại.
Giải pháp tích lũy tài sản hiệu quả
1. Thay đổi quan điểm về tích lũy, tiết kiệm
Trong chúng ta có rất nhiều người có thói quen chi tiêu thoải mái phần thu nhập của mình cho đến cuối tháng, nếu còn tiền thì mới để tiết kiệm. Đây là một thói quen không tốt và không giúp ích gì cho kế hoạch tích lũy tiền của bạn. Chính vì vậy, nếu muốn có một khoản tiền tích lũy thì ngay khi nhận lương, bạn cần trích ra một khoản tiền để tiết kiệm. Số tiền còn lại sẽ dùng để chi tiêu cho cả tháng và bạn phải cân đối các khoản chi của mình sao cho phù hợp.
Nếu thực hiện được nghiêm túc việc này, bạn sẽ không gặp phải tình trạng chi tiêu quá mức cho những việc không cần thiết và không thể tiết kiệm được tiền.
2. Đặt ra mục tiêu cụ thể cho khoản tiền tích lũy
Để có thể tích lũy tiền hiệu quả, bạn cần đặt ra mục tiêu sử dụng cụ thể cho số tiền tiết kiệm. Dù mục tiêu là mua nhà, mua xe, nuôi con, đi du lịch, làm đẹp, chăm sóc sức khỏe,…hay an hưởng tuổi già thì nó cũng sẽ là nguồn động lực mạnh mẽ để bạn thực thi kế hoạch tích lũy ban đầu.
3. Hạn chế sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán
Nhiều người có thói quen sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán cho việc mua sắm, ăn uống,….hàng ngày và rồi số tiền bạn tiêu vượt quá tầm kiểm soát của bạn. Việc tiêu trước, trả sau giống như một cái “bẫy” khiến bạn chi tiêu nhiều hơn số tiền bạn có. Chính vì vậy, nếu không cần thiết, hãy cất thẻ tín dụng đi và chỉ rút một phần tiền vừa đủ để chi tiêu cho nhu cầu hàng ngày.
4. Lên danh sách những món đồ cần mua
Trước khi đi mua sắm, bạn hãy lên danh sách những thứ thực sự cần thiết phải mua, tránh việc chi tiêu cho những thứ không cần thiết vì thấy đang giảm giá, ra mẫu mới hay đơn giản là thích thì mua.
5. Mua bảo hiểm
Bảo hiểm, điển hình là bảo hiểm nhân thọ không chỉ là một giải pháp đề phòng rủi ro về sức khỏe mà còn là kênh tích lũy, đầu tư hiệu quả cho tương lai. Tùy vào dòng sản phẩm bảo hiểm mà công ty bảo hiểm cung cấp, người tham gia sẽ được hưởng những quyền lợi về sức khỏe, tài chính tương ứng.
Hiện nay, thị trường bảo hiểm đang trở nên ngày một sôi động và nhiều người đã lựa chọn tham gia bảo hiểm để ép bản thân có tính kỷ luật hơn trong việc lập kế hoạch chi tiêu và tích lũy lâu dài.
6. Mua chứng chỉ tiền gửi
Chứng chỉ tiền gửi (CCTG) là một loại giấy tờ có giá được ngân hàng phát hành để huy động vốn từ các cá nhân, tổ chức.
So với lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng cùng kỳ hạn thì chứng chỉ tiền gửi có lãi suất cao hơn. Bên cạnh đó thì cả gốc và lãi của chứng chỉ tiền gửi đều được ngân hàng bảo lãnh giống như là gửi tiền tiết kiệm. Người mua CCTG có thể cho – tặng, cầm cố và chuyển nhượng giống như một sổ tiết kiệm. Tuy nhiên, khi lựa chọn CCTG thì khách hàng không được rút trước hạn và số tiền tối thiểu để mua CCTG cũng khá cao, tối thiểu là 100 triệu đồng.
7. Đầu tư vào chứng chỉ quỹ
Chứng chỉ quỹ là một loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu của nhà đầu tư đối với một phần vốn góp của quỹ mở (quỹ đại chúng).
Khi mua chứng chỉ quỹ, nhà đầu tư không nhất thiết phải có nhiều kiến thức về thị trường chứng khoán. Bằng cách ủy quyền việc mua, bán cổ phiếu, trái phiếu cho các công ty quản lý quỹ – nơi có một đội ngũ các chuyên gia về đầu tư, người mua sẽ không phải mất thời gian hay công sức để tìm hiểu cũng như theo dõi thị trường chứng khoán vốn đầy biến động và rủi ro. Hơn nữa, số tiền bỏ ra cho kênh đầu tư tích lũy này cũng không quá lớn và người mua có thể đặt lệnh hàng tháng giống như một hình thức tiết kiệm thông thường.
Đối với chứng chỉ quỹ, lãi suất sẽ không cố định bởi nó phụ thuộc vào công ty quản lý quỹ mà nhà đầu tư đã chọn. Và khác với việc mua bảo hiểm hay gửi tiền tiết kiệm, chứng chỉ quỹ có tính thanh khoản nhanh nên nó hiện đang là kênh đầu tư của những đối tượng có khẩu vị rủi ro trung bình.
8. Tích lũy bằng app đầu tư 3Gang
3Gang là app đầu tư, tích lũy được phát triển bởi LBC – đơn vị hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực đầu tư ngang hàng. Khi lựa chọn 3Gang, bạn không cần phải có một số lượng vốn lớn mà chỉ cần 30.000 đồng là có thể gửi tiết kiệm. Người dùng có thể thực hiện việc đầu tư, tích lũy với app 3Gang ngay trên chiếc smartphone của mình một cách thuận tiện, nhanh chóng.
Trên đây là một số thông tin về tích lũy mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những kiến thức hữu ích để có thể đưa ra giải pháp tích lũy hiệu quả cho bản thân. Cảm ơn quý bạn đọc đã dành thời gian theo dõi bài viết và hãy thường xuyên ghé thăm website 3Gang để theo dõi thêm nhiều bài viết thú vị hơn nhé.