Thẻ tín dụng rút tiền được không? Đây có lẽ là thắc mắc của không ít người. Mặc dù việc rút tiền mặt từ thẻ tín dụng phải trả phí khá cao nhưng vẫn sẽ có các giải pháp giúp bạn có được tiền mặt với một khoản phí thấp và số lãi suất phải trả có thể chấp nhận được.
Xoay quanh bài viết này, 3Gang uy tín sẽ tập trung làm rõ câu hỏi thẻ tín dụng có rút được tiền không, rút tiền từ thẻ tín dụng là gì cũng như các vấn đề liên quan. Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây!
Thẻ tín dụng rút tiền được không? Để tìm ra câu trả lời chính xác nhất, trước hết bạn đọc cần nắm được các thông tin sau đây:
Rút tiền thẻ tín dụng là gì?
Rút tiền mặt từ thẻ tín dụng chính là hình thức sử dụng thẻ tín dụng để ứng tiền mặt tại ATM thay vì sử dụng thẻ ghi nợ hay thẻ ATM. Lúc này, số tiền bạn rút từ thẻ tín dụng bị tính là dư nợ tín dụng chứ không được coi là giao dịch rút tiền từ tài khoản tiết kiệm hoặc tài khoản thanh toán.
Đây là giải pháp rút tiền khá tiện lợi, nhất là khi bạn đang cần tiền mặt gấp. Tuy nhiên hình thức này cũng tồn tại những hạn chế mà bạn cần lưu tâm đến.
Có nên rút tiền mặt từ thẻ tín dụng không?
1. Ưu điểm của việc rút tiền mặt từ thẻ tín dụng
Dễ dàng thực hiện rút tiền mặt tại các cây ATM
Bất kể ở đâu và bất kể thời điểm nào, bạn chỉ cần ra cây ATM cùng với chiếc thẻ tín dụng của mình là đã có thể thực hiện rút được tiền một cách nhanh chóng và dễ dàng.
Thủ tục và giấy tờ đơn giản
Bạn không cần phải ký hợp đồng cho vay và chờ đợi sự chấp thuận từ ngân hàng để có được khoản tiền mặt mà chỉ đơn giản là cần một chiếc thẻ tín dụng.
2. Nhược điểm của việc rút tiền mặt từ thẻ tín dụng
Phí rút tiền của thẻ tín dụng tương đối cao
Phí rút tiền mặt của thẻ tín dụng là khá cao, nó rơi vào khoảng từ 2 – 4% trên tổng số tiền bạn rút và tùy vào từng ngân hàng. Do đó, bạn sẽ phải trả nhiều phí nếu quyết định rút một số tiền lớn từ thẻ tín dụng.
Một số loại thẻ tín dụng còn có quy định về phí rút tiền mặt tối thiểu, ví dụ là 50.000 VND, nghĩa là trong một vài trường hợp thì bạn có thể phải trả phí rút cao hơn 4% được quy định trong biểu phí. Cụ thể là khi bạn ứng 1.000.000 VND từ thẻ tín dụng, thay vì phải trả 4% phí tương đương 40.000 VND thì bạn sẽ cần thanh toán 50.000 VND.
Lãi suất rút tiền mặt thẻ tín dụng tương đối cao
Với những giao dịch mua sắm thông thường thì bạn sẽ được hưởng thời hạn miễn lãi để có thể hoàn trả lại ngân hàng số tiền đã chi tiêu trên thẻ. Thời hạn miễn lãi có thể kéo dài đến 55 ngày tùy thuộc vào loại thẻ và ngân hàng đã cấp thẻ cho bạn. Nhưng đối với rút tiền mặt từ thẻ tín dụng thì lãi suất tín dụng sẽ được áp dụng ngay tại thời điểm bạn thực hiện rút tiền cho đến khi bạn thanh toán lại đầy đủ số tiền đó ( gồm phí và lãi suất phát sinh).
Không rút được toàn bộ hạn mức thẻ tín dụng
Cho dù bạn đang sở hữu chiếc thẻ tín dụng với hạn mức cao thì bạn cũng không thể rút toàn bộ tiền trong thẻ tín dụng đó được. Số tiền tối đa mà bạn được phép rút từ thẻ dao động từ 30 – 70% hạn mức tín dụng mà bạn được cấp. Vì vậy, hãy tính toán thật kĩ về số tiền mặt bạn có thể rút từ thẻ liệu có đủ để chi trả cho tình huống bạn đang gặp phải hay không.
Dễ mất đi khả năng thanh toán
Do cả phí rút tiền mặt và lãi suất áp dụng cho khoản rút tiền mặt đều cao nên đôi khi chỉ là một khoản tiền nhỏ được rút thì dư nợ tín dụng của bạn cũng sẽ nhanh chóng tăng cao. Nếu bạn không sớm hoàn trả lại số tiền đã rút lại cho ngân hàng thì dư nợ đó sẽ tăng nhanh hơn nữa và vượt quá khả năng thanh toán của bạn.
Một số cách thay thế việc rút tiền mặt từ thẻ tín dụng
Như bạn đã thấy, việc rút tiền mặt từ thẻ tín dụng khá bất lợi. Vậy phải làm sao khi bạn đang thực sự cần tiền mặt? Đừng quá lo lắng, một số giải pháp tài chính sau đây sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này.
1. Sử dụng quỹ dự phòng
Trước khi đưa ra quyết định mang tiền đi đầu tư hoặc chi tiêu, bạn nên cân nhắc đến việc mở một quỹ tiết kiệm cho mình. Tuy không có giới hạn nào về số tiền bạn buộc phải có trong quỹ nhưng theo nhiều chuyên gia tài chính, khoản tiền tương đương với chi phí sinh hoạt của bạn trong 3 tháng là con số lý tưởng để đề phòng cho các tình huống tài chính phát sinh xảy ra.
Bạn có thể bắt đầu từ việc trích một khoản tiền nhỏ từ thu nhập hằng tháng để gửi vào tài khoản tiết kiệm. Khi số tiền đã đủ lớn thì bạn sẽ không còn phải lo lắng đến những trường hợp cần tiền mặt gấp trong tương lai nữa.
2. Tận dụng tính năng mua trước, trả sau từ thẻ tín dụng
Hãy tạo cho mình thói quen sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán mọi lúc mọi nơi, bởi thẻ tín dụng cho phép bạn chi tiêu trước và trả tiền sau đối với mọi giao dịch mua sắm online, thanh toán hóa đơn, siêu thị… Khi đó bạn sẽ giữ lại được khoản tiền mặt trong người để sử dụng cho các giao dịch không được chấp nhận thanh toán bằng thẻ.
Hãy nhớ một điều là khi sử dụng thẻ tín dụng, bạn nên thanh toán hết số dư thẻ tín dụng trước ngày đáo hạn hàng tháng để tránh trường hợp bị tính phí và lãi suất, đồng thời cũng là để tiếp tục nhận ưu đãi miễn lãi ở các kỳ tiếp theo. Thường các loại thẻ tín dụng phổ biến hiện nay sẽ cho bạn tới 45 ngày để thanh toán dư nợ tín dụng mà không bị tính lãi suất.
3. Tận dụng chương trình mua hàng trả góp của thẻ tín dụng
Chương trình trả góp của thẻ tín dụng cho phép bạn được chia nhỏ khoản tiền cần thanh toán và trả lại vào từng tháng. Bạn có thể tìm hiểu những cửa hàng có liên kết với các ngân hàng phát hành thẻ tín dụng của bạn để tận dụng chương trình trả góp này.
4. Rút tiền gửi tiết kiệm trước đáo hạn
Bằng hình thức gửi tiết kiệm thì ngân hàng sẽ chi trả cho bạn lãi suất nếu như bạn đồng ý gửi một khoản tiền vào ngân hàng trong một thời gian nhất định mà không rút số tiền này ra.
Tuy nhiên bạn vẫn được quyền rút tiền từ tài khoản gửi tiết kiệm này bất cứ lúc nào. Trong trường hợp bạn quyết định rút tiền sớm hơn so với cam kết ban đầu thì có thể toàn bộ số tiền mà bạn gửi tiết kiệm sẽ được tính theo lãi suất không kỳ hạn, thay vì tính theo lãi suất tiết kiệm thông thường, hoặc đôi khi bạn không còn tiền lãi trên khoản đã gửi.
Đây không hẳn là lựa chọn ưu tiên và được khuyến khích khi bạn cần tiền mặt gấp, nhưng phí phát sinh này vẫn có thể thấp hơn so với rút tiền mặt từ thẻ tín dụng. Trong từng tình huống cụ thể, bạn hãy làm một bài toán so sánh giữa phí khi rút tiền gửi tiết kiệm trước hạn với lãi suất khi ứng tiền mặt từ thẻ tín dụng để xem phí nào thấp hơn và đưa ra quyết định hợp lý nhất, bạn nhé.
5. Vay thấu chi
Vay thấu chi là hình thức ngân hàng cho phép bạn chi tiêu vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của mình ở một mức thấu chi tối đa. Tùy vào các điều kiện như lương, độ uy tín và một số yếu tố khác mà bạn sẽ được cấp một hạn mức vay thấu chi nhất định để chi tiêu. Lúc này thì ngân hàng sẽ chỉ tính lãi suất trên khoản chi vượt mức của bạn.
Đây là một lựa chọn khá hợp lý khi bạn vay tiền mặt ngắn hạn thay vì dùng khoản tiền mặt được rút từ thẻ tín dụng. Với cách này, không những bạn có thể được vay thấu chi với hạn mức vay cao mà lãi suất áp dụng cho vay thấu chi cũng thấp hơn so với việc ứng tiền mặt của thẻ tín dụng.
6. Vay tiêu dùng cá nhân
Bạn có thể cân nhắc đến khoản vay tiêu dùng cá nhân để hỗ trợ tài chính cho các nhu cầu như sửa chữa nhà cửa, du lịch và các nhu cầu khác …Hình thức này không yêu cầu người vay phải thế chấp tài sản, nhưng hạn mức cho vay khá cao cùng với kỳ hạn dao động chỉ từ 12 tháng đến 48 tháng. Để vay tiêu dùng cá nhân thì ngân hàng sẽ tiến hành đánh giá độ uy tín và thẩm định hồ sơ của bạn để đảm bảo khả năng trả nợ của người vay.
Vậy thẻ tín dụng rút tiền được không?
Dịch vụ rút tiền mặt từ thẻ tín dụng là không hợp pháp. Một số đơn vị đã chấp nhận thẻ tín dụng có dịch vụ rút tiền mặt bằng cách thực hiện giao dịch khống từ thẻ tín dụng của bạn rồi sau đó đưa lại cho bạn số tiền mặt tương ứng sau khi họ đã trừ phí dịch vụ.
Hình thức rút tiền mặt này là hành vi bị cấm( Thể theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam).
Bất kỳ ai vi phạm cũng sẽ bị phạt tiền lên tới 150.000.000 VND. Ngoài ra, ngân hàng được quyền khóa thẻ tín dụng của bạn ngay lập tức nếu phát hiện dấu hiệu gian lận trên thẻ.
Khi nào nên ứng tiền mặt từ thẻ tín dụng?
Chúng tôi hy vọng bạn có thể hiểu rằng chỉ nên ứng tiền từ thẻ tín dụng trong trường hợp thực sự cấp bách. Nếu không còn lựa chọn nào khác và bạn buộc phải rút tiền từ thẻ tín dụng thì hãy cân nhắc đến những vấn đề sau:
Không được hưởng các ưu đãi
Mục đích chính của thẻ tín dụng không phải để cung cấp dịch vụ rút tiền mặt, do đó thời hạn miễn lãi và các chương trình ưu đãi dành cho chủ thẻ tín dụng sẽ không được áp dụng cho loại giao dịch này.
Hoàn trả khoản vay cho ngân hàng sớm nhất có thể
Khi càng chậm thanh toán lại cho ngân hàng thì phí phát sinh càng cao, về lâu dài khi bạn mất khả năng thanh toán, nó sẽ biến thành nợ xấu.
Sử dụng thẻ tín dụng lãi suất thấp
Mỗi thẻ tín dụng sẽ có một mức lãi suất khác nhau, hãy lựa chọn thẻ có lãi suất thấp để giảm thiểu dư nợ tín dụng cần phải trả.
Các trường hợp không thể rút tiền bằng thẻ tín dụng
1. Thẻ tín dụng đã hết hạn mức
Khi mở thẻ tín dụng, ngân hàng sẽ đặt ra một hạn mức chi tiêu nhất định cho mỗi chủ thẻ (tùy thuộc vào mức lương, sổ tiết kiệm, khoản vay…). Nếu đã sử dụng hết hạn mức trong mỗi kỳ thì bạn không thể rút tiền ở thẻ tín dụng được nữa. Trong trường hợp này, hãy kiểm tra lịch sử giao dịch của mình:
- Nếu đã chi tiêu hết hạn mức cho phép thì bạn hãy nhanh chóng thanh toán các khoản nợ hiện tại để được mở lại thẻ chi tiêu.
- Nếu bạn chưa kịp thanh toán thì hãy đợi đến tháng sau.
Khi kiểm tra giao dịch có gì đó không khớp với lịch sử trên thẻ của bạn. Hãy liên hệ ngay đến ngân hàng để được giải quyết và tránh thất thoát về tài chính cũng như thông tin người dùng.
2. Thẻ tín dụng đã bị khóa
Nếu bạn chậm thanh toán nợ tín dụng hoặc không sử dụng đến thẻ tín dụng trong một thời gian dài thì thẻ này của bạn có thể bị khóa và bạn không được thực hiện rút tiền nữa. Cách duy nhất bạn có thể làm là liên hệ trực tiếp với ngân hàng cấp thẻ. Tại đây các giao dịch viên sẽ giải đáp mọi thắc mắc và hỗ trợ bạn nhanh chóng nhất.
3. Thẻ tín dụng đã hết thời hạn
Trên mỗi thẻ tín dụng đều cung cấp thông tin về thời hạn sử dụng thẻ, bạn cần nắm rõ thông tin đó vì khi vượt quá thời gian cho phép thì việc rút tiền không được chấp nhận nữa. Các giải pháp có thể hỗ trợ bạn trong trường hợp này là:
- Gọi điện thoại đến dịch vụ chăm sóc ngân hàng để tiếp tục gia hạn thẻ
- Mang theo CMND và các hồ sơ liên quan đến ngân hàng để được gian hạn
- Gia hạn thẻ trước thời điểm hết hạn 3 tháng.
4. Ngân hàng phát hiện giao dịch bất thường trên thẻ của bạn
Khi ngân hàng phát hiện những dấu hiệu nghi ngờ thẻ đã bị xâm phạm thì họ sẽ tạm thời khóa tài khoản và không cho phép rút tiền từ thẻ tín dụng.
5. Thẻ hoặc thiết bị đọc thẻ bị hư hỏng
Thẻ bị hư hỏng trong quá trình sử dụng hoặc cây ATM bị hỏng, lỗi cũng là một trong những nguyên nhân khiến bạn không thể rút tiền từ thẻ tín dụng được.
6. Điểm giao dịch không chấp nhận thẻ của bạn
Một số điểm giao dịch sẽ không chấp nhận thẻ từ ngân hàng của bạn và không đồng ý để bạn có thể rút tiền. Lúc này, bạn hãy liên hệ ngân hàng để biết nguyên nhân thẻ bị từ chối và nghe theo sự hướng dẫn của tư vấn viên để được hỗ trợ.
7. Lỗi hệ thống của ngân hàng
Lỗi hệ thống hay lỗi kĩ thuật của ngân hàng cũng ảnh hưởng đến việc bạn không rút được tiền. Lúc này, hãy liên hệ ngân hàng và chờ đợi để được giải quyết.
Trên đây là toàn bộ thông tin 3Gang muốn cung cấp để bạn đọc hiểu hơn về vấn đề rút tiền từ thẻ tín dụng. Chúng tôi hi vọng bạn đọc đã tìm ra được câu trả lời thích đáng cho câu hỏi “Thẻ tín dụng rút tiền được không?”. 3Gang xin chân thành cảm ơn bạn đọc đã dành thời gian tham khảo bài viết trên!