Năm 2023 là một năm mà chủ đề Quản lý tài chính cá nhân được quan tâm rất nhiều, nhất là đối với những bạn trẻ. Đa số mọi người thường xuyên “làm không đủ tiêu” vì không làm chủ được tài chính của bản thân. Nếu bạn không học cách quản lý chi tiêu từ sớm thì sẽ rất dễ dẫn đến việc cháy túi. Bài viết này tổng hợp những nguyên tắc quản lý dễ áp dụng cho người mới tìm hiểu về lĩnh vực này. Mời các bạn cùng tham khảo!
Quản lý tài chính cá nhân cho người mới đi làm đơn giản, hiệu quả
1. Quản lý tài chính cá nhân có nghĩa là gì?
Tài chính là lĩnh vực vẫn còn rất mới mẻ với nhiều người. Trong khi các từ khóa thuộc lĩnh vực tài chính trên truyền thông vẫn luôn là những tin tức nóng hổi, ví dụ như: cho vay tiêu dùng, bảo hiểm, fintech, bitcoin,… Tài chính cá nhân lại càng mới. Bộ môn này cũng ít được giảng dạy đầy đủ trong các trường học mà chủ yếu được chia sẻ trong đời sống hằng ngày. Vậy tài chính cá nhân và quản lý tài chính cá nhân là gì?
Tài chính cá nhân là gì?
Tài chính cá nhân là tổng hợp các vấn đề liên quan đến tiền của mỗi cá nhân. Các vấn đề như: chi tiêu, tiết kiệm tiền, đầu tư, sử dụng tiền, tính toán số tiền kiếm được,… Vấn đề tài chính của mỗi cá nhân rất nhiều và khác nhau bởi nhiều yếu tố. Cho nên các phương pháp quản lý cũng rất đa dạng.
Quản lý tài chính cá nhân có nghĩa là gì?
Cách bạn sử dụng đồng tiền của mình một cách hợp lý gọi là quản lý tài chính cá nhân. Việc bạn chi tiêu đúng mức cho các nhu cầu sinh hoạt, có tiền dư ra cho các mục tiêu của bản thân, các dự định trong tương lai,… Ngoài ra việc quản lý tài chính cá nhân cũng giúp bạn có thể sống tốt trong lúc khó khăn nhờ việc luôn có một khoản dự phòng cho việc rủi ro bất ngờ trong cuộc sống.
2. Quản lý tài chính cá nhân thế nào cho hợp lý?
Tài chính là việc cần học càng sớm càng tốt. Hãy chuẩn bị tâm lý trước khi bắt đầu thực hành quản lý tài chính cá nhân. Chuyện tiền nong thì luôn phức tạp và đau đầu, bạn không thể giải quyết xong mớ rắc rối tiền bạc của bản thân chỉ trong ngày một ngày hai được đâu. Hãy ghi nhớ các kỹ năng sau để quản lý tài chính của mình thật trôi chảy:
Quản lý tài chính cá nhân hiệu quả nhờ công thức 4 bước THẦN THÁNH
- Biết “dòng tiền” của bản thân, phân biệt tiền ra và tiền vào
- Tạo thói quen ghi chép, theo dõi thu chi
- Biết thống kế báo cáo chi tiêu, tiết kiệm và lên kế hoạch quản lý tài chính cho hợp lý
Phân biệt “tiền ra” và “tiền vào”
Công thức cơ bản để tính số dư tiền của bạn mỗi tháng:
Số dư = Tiền chi + Tiền Thu
Tiền thu (tiền vào) là số tiền bạn nhận/kiếm được từ nguồn bên ngoài bao gồm:
- Tiền lương, thưởng hàng tháng
- Tiền lãi từ khoản tiết kiệm gửi ngân hàng
- Lợi nhuận từ các khoản đầu tư
- Tiền được cho, tặng (gia đình chu cấp, họ hàng cho
Tiền chi (tiền ra) là số tiền bạn phải chi tiêu. Bất kể mục đích là gì, cứ tiền bạn tiêu ra hằng ngày là tiền chi. Có rất nhiều các khoản chi trong cuộc sống. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo cách phân chia tiền chi tiêu như sau:
- Chi phí cố định: Các chi phí bạn bắt buộc phải chi trả mỗi tháng cho những nhu cầu cơ bản. Ví dụ như: tiền nhà, tiền điện nước, tiền xăng xe, ăn uống,…
- Chi phí sinh hoạt: Những chi phí mua sắm phát sinh với tần suất 2-3 tháng một lần như: mỹ phẩm, gia vị, sách,…
- Khác: số tiền bạn cho người khác vay, thuế, chi phí đi ăn, chơi với bạn bè, …
Số dư: Số tiền hiện bạn đang có mỗi tháng
- Tiền mặt của bạn trong ví
- Số dư bạn có trong tài khoản ngân hàng
- Tiền tiết kiệm mà bạn gửi trong ngân hàng
Việc phân biệt tiền vào và tiền ra là bước quan trọng trong quản lý tài chính cá nhân. Điều này giúp bạn không nhầm lẫn và tiêu hụt vào các khoản tiền quan trọng.
Sau khi đã phân loại số tiền bạn có vào các khoản tiền vào, tiền ra, bạn hãy tạo ra hạn mức cho từng mục đích chi tiêu và tiết kiệm của bạn. Bạn có thể tham khảo 9 nguyên tắc quản lý sau đây vào quá trình quản lý tài chính của mình nhé
9 Nguyên tắc quản lý tài chính cá nhân bạn nên biết trước tuổi 30
3. 9 nguyên tắc quản lý tài chính cá nhân bạn nên biết
Nguyên tắc 1: Xác định ngân sách bạn có mỗi tháng
Trước khi tạo lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân, bạn cần phải liệt kê hết các khoản thu nhập định kỳ mà bạn có hàng tháng. Đây chính là ngân sách tài chính mà bạn có hàng tháng để phân bổ và tính toán chi tiêu. Xin lưu ý là bạn hãy liệt kê càng chi tiết càng tốt.
Nguyên tắc 2: Ghi chép và kiểm soát chi tiêu
Hãy hình thành thói quen ghi chép lại chi tiêu và tiêu tiền có ý thức. Việc ghi chép chi tiết chi tiêu theo từng ngày, từng tháng giúp bạn định hình được số tiền bạn đang có trong túi mỗi ngày, và tần suất của các khoản chi không thường xuyên. Từ đó có thể điều chỉnh cắt giảm các khoản chi tiêu không cần thiết. Ngoài những khoản tiền chi phí cố định hàng tháng phục vụ cho nhu cầu sống cơ bản như: tiền nhà, xăng xe, ăn uống, điện nước,… Thì các khoản chi dễ bị quá trớn như mua sắm, tụ tập ăn uống bạn bè, … có thể giảm bớt nếu cần thiết.
Nguyên tắc 3: Không lạm dụng thẻ tín dụng
Thẻ tín dụng với cơ chế “mua trước trả sau” đang dần trở thành một hình thức chi tiêu phổ biến hiện nay. Tuy nhiên việc sử dụng thẻ tín dụng đến “quen tay” ảnh hưởng rất lớn tới việc quản lý tài chính của bạn. Những hạn mức tín dụng lớn, ưu đãi thanh toán, hoàn tiền hấp dẫn khiến bạn ít bị áp lực chi tiêu hơn việc sử dụng thẻ ghi nợ hay tiền mặt. Bạn sẽ dễ bị chi lố với những khoản bội chi cần thanh toán và vô tình ôm nợ mà không hay
Nguyên tắc 4: Tối ưu hóa số tiền nhàn rỗi của bạn
Khoản tiền nhàn rỗi được hiểu là khoản tiền không sử dụng vào mục đích chi tiêu hàng tháng. Bạn có thể biến số tiền này thành tiền dự phòng khi gặp ốm đau, rủi ro hoặc một khoản tiết kiệm cho mục đích lâu dài nào đó. Hãy sử dụng số tiền này khôn ngoan thay vì để nó ở một chỗ tới vài tháng hoặc cả năm. Bạn có thể lựa chọn các kênh đầu tư tài chính đơn giản, an toàn mà vẫn sinh lời để tối ưu hóa đồng tiền nhàn rỗi này. Ví dụ như tham gia đầu tư quỹ, gửi tiết kiệm,… Hoặc đơn giản hơn bạn có thể tham khảo các gói tích lũy của 3Gang.
Nguyên tắc 5: Luôn chi tiêu ít hơn số tiền kiếm được
Đừng bao giờ chi tiêu hết số tiền mà bạn kiếm được. Hãy luôn giữ lại một phần tiền để tích lũy cho tương lai hoặc sử dụng để đầu tư. Tích lũy và quản lý tài chính là bước đầu tiên để bạn có thể tối ưu dòng tiền của mình. Thế nhưng nếu muốn có dư của cải bạn nên đầu tư. Vì vậy hãy học đầu tư từ sớm khi có thể và để dành một phần tiền bạn kiếm được cho việc này. Tỷ lệ chi tiêu bạn nên tham khảo là dưới 10% so với số tiền bạn kiếm được cho mỗi mục chi tiêu. Ví dụ bạn có thu nhập một tháng là 10 triệu đồng, vậy đừng nên mua một chiếc váy có giá hơn 1 triệu đồng.
Nguyên tắc 6: Tuân thủ, linh hoạt và kiên nhẫn khi quản lý chi tiêu
Tiền của bạn nằm sự kiểm soát của bạn. Nếu bạn mất kiểm soát trong việc chi tiêu tiền bạc, bạn sẽ không bao giờ học được cách quản lý tài chính cá nhân. Hãy tạo ra các nguyên tắc cho bản thân, tuân thủ và kiên nhẫn với nó. Không chỉ là kiên nhẫn vài tuần vài tháng, bạn cần chăm chỉ làm việc, kiên nhẫn tích lũy, lên kế hoạch quản lý chi tiêu cả năm để đồng tiền của bạn được tối ưu nhất có thể. Ngoài ra hãy linh hoạt trong việc quản lý và chi tiêu. Mức lương của bạn sẽ thay đổi, các nhu cầu cuộc sống và khoản tích lũy cho tương lai cũng sẽ thay đổi. Vì vậy bạn nên lịch hoạt, căn chỉnh các con số của bản thân cho phù hợp
Nguyên tắc 7: Luôn giữ lại khoản thu nhập hàng tháng để tiết kiệm
Để đồng tiền của bạn được sinh lời tối ưu nhất cần có 3 bước: quản lý chi tiêu, tiết kiệm đúng mức, đầu tư hợp lý. Hãy luôn tiết kiệm thu nhập hàng tháng của bạn, kể cả khi bạn chưa có mục đích chi tiêu cho khoản tiết kiệm đó. Đây là nguyên tắc cơ bản nhưng đem lại hiệu quả rất tốt với người mới bắt đầu quản trị tài chính cá nhân. Tỷ lệ tích lũy tham khảo là 10%-20% so với nguồn tiền thu nhập mỗi tháng của bạn. Bạn có thể nâng dần mức này lên tùy vào thu nhập của bản thân từng thời điểm. Bạn càng tích lũy được nhiều, khả năng quản lý tài chính của bạn càng tốt.
Nguyên tắc 8: Đầu tư cho chính bản thân mình.
Cuộc đầu tư lãi nhất là đầu tư cho chính bản thân mình. Đầu tư cho bản thân có 2 kiểu. Một là đầu tư vào kiến thức, hai là đầu tư cho sức khỏe. Với đầu tư kiến thức, bạn có thể dành ra một quỹ tiết kiệm riêng cho việc mua khóa học, học tập hoặc mua sách với tần suất 1 tháng, 2 tháng chi tiêu một lần. Về sức khỏe, hãy tìm hiểu và mua các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe hoặc đầu tư cho quỹ phòng hộ để đầu tư cho bản thân. Một số kênh bảo hiểm này không chỉ giúp bạn bảo vệ chính mình trước các rủi ro, ốm đau trong cuộc sống mà còn như một khoản đầu tư dài hạn, có thể sinh lãi cho bạn. Nếu quỹ này được duy trì tốt trong thời gian dài, đó có thể là một khoản tiền nghỉ hưu cho bạn.
Nguyên tắc 9: Mở rộng thêm nguồn thu nhập khác
Ngoài việc quản lý chi tiêu tốt, tích lũy hợp lý, hãy cố gắng tìm cách mở rộng các nguồn thu nhập khác của bản thân từ khi còn trẻ. Học cách tiêu tiền là chưa đủ, bạn phải cố gắng học cách kiếm tiền nữa. Hãy thử tìm kiếm các công việc làm thêm ngoài giờ để tăng thêm thu nhập, học cách tạo ra nhiều nguồn thu nhập thu động. Bạn cũng có thể phát triển thêm các công việc phụ tùy vào năng lực và sở thích của bản thân. Nếu bạn có thể thiết kế ảnh đẹp, hãy tìm các công việc designer ảnh cho các công ty, ….
4. 3Gang – Ứng dụng tích lũy giúp đồng tiền của bạn sinh lời
Nếu bạn đang cần một ứng dụng đồng hành cùng bạn trong công cuộc quản trị tài chính cá nhân, thì 3Gang là một lựa chọn hợp lý. Ứng dụng này có các mục tích lũy đa dạng tùy theo mục tiêu tích lũy của bạn. Ngoài các gói tích lũy 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng, 3Gang còn có sản phẩm Gửi góp tiện dụng cho các mục tiêu “bỏ ống heo” lớn hơn như mua xe, máy tính, đi học,…
Ứng dụng này có tính năng trả lãi hàng ngày và tích lũy hàng tháng. Bạn có thể vừa chi tiêu mà vẫn tiết kiệm được trong cùng một lúc. 3Gang được phát triển bởi các chuyên gia tài chính và công nghệ, vì thế rất dễ sử dụng và giao diện thân thiện. Website 3Gang cũng cung cấp nhiều kiến thức tài chính cho người dùng.
5. Kết luận
Trên đây là những lời khuyên của chúng tôi nếu bạn đang có ý định học về quản lý tài chính cá nhân. Mong rằng những thông tin này có ích với các bạn. Nếu các bạn biết thêm các mẹo về quản lý tài chính cá nhân, hãy cho chúng tôi biết thêm nhé!