Thuật ngữ Margin trong thị trường chứng khoán khá quen thuộc với nhiều nhà đầu tư. Đây là một giải pháp hỗ trợ tài chính của nhiều công ty cổ phiếu nhằm mục đích nâng cao hiệu suất sinh lời. Tuy vậy, người sử dụng cần hiểu rõ bản chất Margin là gì để đánh giá các cơ hội và rủi ro. Chia sẻ dưới đây của 3Gang sẽ giúp bạn đọc hiểu về Margin là gì và quyết định khi nào thì nên sử dụng Margin phù hợp.
1. Margin là gì?
Margin hay còn được gọi là giao dịch ký quỹ chứng khoán, đây là thuật ngữ khá là quen thuộc được sử dụng trong đầu tư. Chúng ta có thể hiểu đơn giản, Margin cho phép người dùng sử dụng những khoản vay từ những công ty chứng khoán với mục đích mua thêm cổ phiếu. Đồng thời, nhà đầu tư sẽ sử dụng chính những cổ phiếu này làm tài sản thế chấp. Bên cạnh những cơ hội là những rủi ro khi vay Margin vào trong đầu tư chứng khoán.
Ví dụ:
Nhà đầu tư có 100 triệu dùng để mua cổ phiếu HPG. Tuy nhiên, nhà đầu tư hoàn toàn có thể sử dụng Margin từ công ty chứng khoán để vay thêm 100 triệu đầu tư cổ phiếu. Khi đó tài sản cầm cố là giá trị của cổ phiếu trong danh mục là 100 triệu đồng cổ phiếu HPG.
Sử dụng Margin cũng giống như việc chúng ta mua nhà 2 tỷ đồng, nhưng chỉ có 500 triệu. Chúng ta sẽ được hỗ trợ vay tiền để thanh toán cho việc chi trả. Do đó, chỉ với 500 triệu đồng hoàn toàn có thể sở hữu căn nhà 2 tỷ đồng.
2. Công thức tính Margin?
Cách tính Margin sẽ giúp nhà đầu tư hiểu rõ hơn về cách ký quỹ chứng khoán, số tiền mà nhà đầu tư phải chi là bao nhiêu và số tiền được vay từ các công ty chứng khoán là bao nhiêu?
Ví dụ:
Nhà đầu tư mua 150 cổ phiếu HPG với mức giá 100.000 nghìn/ cổ phiếu. Tỷ lệ Margin ở đây sẽ là 1:1 chúng ta sẽ tính được số tiền đặt cọc của nhà đầu tư là 150*100.000*0.5 = 7.500.000 nghìn. Ở mỗi một công ty chứng khoán sẽ có mức tỷ lệ ký quỹ khác nhau. Dựa vào tỷ lệ ký quỹ, mà các nhà đầu tư sẽ xác định được hạn mức có thể vay được cho từng loại cổ phiếu.
Công thức tính tỷ lệ ký quỹ Margin:
Tỷ lệ ký quỹ hiện tại = Tài sản ròng/ Giá trị danh mục
Trong đó:
- Tài sản ròng là giá trị cổ phiếu mà người đầu tư đã mua sau khi trừ đi khoản vay ký quỹ Margin. Khoản này sẽ bao gồm cả gốc và lãi.
- Giá trị danh mục là tổng giá trị cổ phiếu mà nhà đầu tư đã mua từ tiền thực tế ban đầu và khoản vay nợ Margin. Sẽ bao gồm cả gốc lẫn lãi.
3. Margin level là gì?
Margin level hay còn gọi là hạn mức ký quỹ được sử dụng nhiều trong đầu tư chứng khoán. Cụ thể, Margin level là tỷ lệ phần trăm dựa vào số lượng vốn của nhà đầu tư hay còn gọi là chủ sở hữu so với số tiền ký quỹ đã sử dụng.
Vai trò của Margin level là cho phép nhà đầu tư xác định được số vốn còn lại có thể sử dụng khi tham gia giao dịch mua cổ phiếu. Khi mức ký quỹ âm hoặc giảm còn bằng 0 thì lúc này nhà đầu tư sẽ không thể thực hiện giao dịch được.
Công thức tính mức ký quỹ:
Mức ký quỹ = (vốn chủ sở hữu / tiền ký quỹ đã dùng) x 100
4. Giải thích một số thuật ngữ phổ biến của Margin
4.1. Tài khoản Margin là gì?
Tài khoản Margin là một loại tài khoản môi giới cho phép nhiều nhà đầu tư có thể sử dụng đòn bẩy tài chính để giao dịch mua chứng khoán. Chủ tài khoản hoàn toàn có thể vay tài chính từ các nhà môi giới, các công ty chứng khoán để thực hiện những hoạt động đầu tư. Trong đó, một số các yêu cầu về margin và mức lãi suất sẽ khác nhau và những quy tắc margin thì sẽ được điều chỉnh theo phạm vi của liên bang.
4.2. Call Margin là gì?
Call margin, còn được gọi cách khác là lệnh gọi ký quỹ. Đây là trường hợp mà các công ty chứng khoán sẽ đề nghị khách hàng cần nộp tiền hoặc gia tăng số lượng chứng khoán thế chấp.
Mỗi một công ty chứng khoán sẽ có các cách quy định khác nhau về hình thức gọi ký quỹ. Thông thường thì đa số các nhà đầu tư sẽ nhận được những cuộc gọi và tin nhắn để thông báo các quyết định. Một số các công ty chứng khoán khác thường sử dụng email gửi nhiều lần, tùy vào mức độ tỷ lệ ký quỹ của người sử dụng margin.
4.3. Profit Margin là gì?
Profit Margin là tỷ suất lợi nhuận đây là một chỉ số thể hiện sự chênh lệch giữa doanh thu và mức lợi nhuận mà một công ty thu về được. Profit margin là loại chỉ số tài chính được sử dụng phổ biến để so sánh khả năng tiềm lực tài chính giữa nhiều doanh nghiệp kinh doanh cùng trong một lĩnh vực.
Profit Margin được chia làm 3 loại cụ thể như sau: Gross profit margin, Operating profit margin, net profit margin.
- Gross profit margin là gì?
Đây là biên lợi nhuận gộp, nó phản ánh lợi nhuận của một công ty đạt được từ khoản chi phí bán hàng hoặc từ giá vốn bán hàng.
Công thức tính: Biên lợi nhuận gộp = (Doanh thu – Giá vốn bán hàng) / Doanh thu.
- Operating profit margin là gì?
Đây là biên lợi nhuận hoạt động. Nó là một chỉ tiêu dùng với mục đích để so sánh khoản thu nhập trước lãi vay và mức thuế với doanh thu bán hàng.
Công thức tính: Biên lợi nhuận hoạt động = Lợi nhuận trước thuế / Doanh thu.
- Net profit margin là gì?
Net profit margin là biên lợi nhuận ròng thu về được từ các hoạt động sản xuất kinh doanh, bao gồm cả khoản thuế.
Công thức tính: Biên lợi nhuận ròng = Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu.
4.4. Full Margin là gì?
Full margin đây là trạng thái mà nhà các đầu tư đã thực hiện việc ký quỹ vay quá mức và không thể đặt thêm lệnh giao dịch được nữa. Hiện nay, luật pháp đã có quy định ràng buộc trong việc sử dụng Margin do đó dòng tiền này được hữu hạn.
Khi sử dụng Full margin thì bắt buộc những nhà đầu tư phải theo dõi gắt gao sự biến động của thị trường bởi nó có thể đem lại những rủi ro rất lớn cho tài khoản của các nhà đầu tư.
4.5. Marginal cost là gì?
Marginal cost hay còn là chi phí biên. Đây là chỉ tiêu biểu thị thị phần cho chi phí tăng thêm khi sản xuất thêm một đơn vị của các sản lượng đầu ra. Chỉ tiêu này sẽ cho chúng ta thấy được các phí tổn mà các doanh nghiệp phải bỏ ra để đánh đổi việc có thêm một đơn vị đầu ra.
Công thức tính: Marginal cost = Thay đổi tổng chi phí / thay đổi tổng sản lượng.
4.6. Contribution Margin là gì?
Contribution Margin hay còn là số dư đảm phí. Đây là chỉ tiêu thể hiện sự chênh lệch giữa giá bán và các chi phí biến đổi. Bên cạnh đó thì Contribution margin còn có thể dùng để xác định cho mỗi đơn vị sản phẩm, cho từng loại mặt hàng hoặc các mặt hàng tiêu thụ,…
4.7. Isolated Margin là gì?
Isolated Margin là vị thế giao dịch, nó được dùng để tính toán chi phí và mức lãi lỗ của 1 vị thế trong những giao dịch đã xảy ra trước đây. Isolated Margin không phụ thuộc vào số tiền vay có trong tài khoản hoặc hành vi vay của các nhà đầu tư mà nó sử dụng những dữ liệu tích lũy từ các giao dịch trước đây của cặp giao dịch (long position và short position) để tính toán.
5. Vai trò của Margin trong đầu tư chứng khoán
Vai trò lớn nhất của việc sử dụng margin đó là việc nhà đầu tư hoàn toàn có thể tối ưu nguồn vốn của chính bản thân. Nhà đầu tư có thể mua được nhiều hơn các cổ phiếu dựa vào những khoản vay từ các công ty chứng khoán.
Khi nhà đầu tư sử dụng margin mà cổ phiếu lại tăng giá, thì nhà đầu tư sẽ có lợi nhuận nhiều hơn. Đồng thời, thì giá trị tài sản ròng cũng sẽ gia tăng. Nhà đầu tư cũng có thể tiếp tục mua thêm cổ phiếu để gia tăng mức lợi nhuận.
Tuy nhiên, trường hợp cổ phiếu giảm giá, thì giá trị tài sản ròng của nhà đầu tư lúc đó cũng sẽ giảm. Giá trị giảm này sẽ tương ứng với tỷ lệ của đòn bẩy mà nhà đầu tư sử dụng.
Ví dụ: khi nhà đầu tư sử dụng tỷ lệ đòn bẩy là 1:2 thì sẽ lỗ gấp 2 lần so với mức bình thường.
Khi giá trị tài sản ròng giảm xuống, thì công ty chứng khoán sẽ yêu cầu các nhà đầu tư bổ sung thêm tài sản đảm bảo là nạp thêm tiền hoặc cổ phiếu. Trường hợp nhà đầu tư không bổ sung thêm tài sản đảm bảo thì sẽ cần phải bán bớt cổ phiếu để giảm tiền vay, đưa tỷ lệ đòn bẩy về đúng với quy định của công ty chứng khoán.
6. Vay Margin là gì?
Vay Margin là một hoạt động giao dịch ký quỹ. Khi đó, những nhà đầu tư sẽ sử dụng công cụ tài chính là các khoản vay tài chính do những công ty chứng khoán cung cấp để mua thêm cổ phiếu các loại khác nhau. Hoạt động vay Margin yêu cầu cần có tài sản đảm bảo là cổ phiếu hiện có trong tài khoản, cùng với mức lãi suất đã được xác định từ trước đó bởi các công ty chứng khoán, thì thường dao động từ 11% đến 14% mỗi năm.
Số tiền mà nhà đầu tư được vay tại các công ty sẽ phụ thuộc vào số cổ phiếu họ đang nắm giữ hiện tại và tùy từng thời điểm hay quy định của công ty chứng khoán. Hoạt động vay Margin cho phép các nhà đầu tư có thêm ngân sách để mua thêm cổ phiếu, tăng thêm cơ hội thu lợi nhuận lớn từ sự biến động giá. Tuy nhiên, nếu trường hợp giá cổ phiếu giảm, thì người sử dụng khoản vay Margin có thể sẽ bị thua lỗ.
7. Điều kiện cho vay Margin là gì?
Trên thị trường hiện nay có nhiều công ty chứng khoán lớn với nhiều chính sách hỗ trợ nhà đầu tư vay Margin hiệu quả. Điều kiện để vay Margin tại đa số các công ty chứng khoán mà người đầu tư cần đáp ứng bao gồm:
- Đáp ứng những điều kiện, dựa trên các quy định của nhà nước về giao dịch chứng khoán hay giao dịch ký quỹ.
- Có tài khoản giao dịch tại các công ty chứng khoán, với thời gian giao dịch hiện này tối thiểu là 3 tháng tính từ thời điểm hoạt động giao dịch đầu tiên được thực hiện.
- Người vay Margin không thuộc các trường hợp chấm dứt hay trường hợp thu hồi nợ trước hạn, theo quy định.
- Có mức thu nhập đảm bảo, có khả năng thanh toán các khoản vay đúng hạn.
- Sản phẩm chứng khoán của nhà đầu tư mua cần phải nằm trong danh sách được ký quỹ và có hạn mức theo quy định.
- Các giao dịch đặt lệnh mua chứng khoán bằng khoản vay Margin cần phải nhỏ hơn hoặc bằng với khối lượng cổ phiếu hiện đang có trong tài khoản.
8. Có nên vay Margin chứng khoán không?
Nhiều nhà đầu tư luôn băn khoăn rằng: “Có nên vay Margin chứng khoán không?” Để trả lời cho câu hỏi này thì nhà đầu tư cần đánh giá được các cơ hội và rủi ro mà Margin chứng khoán mang lại trong quá trình giao dịch đầu tư.
Cơ hội đem lại khi vay Margin chứng khoán: Người đầu tư có thể nâng vị thế đầu tư, có thêm tài chính để mua thêm được chứng khoán để nâng cao mức lợi nhuận. Điều này chỉ xảy ra khi mà giá cổ phiếu tăng, nhà đầu tư sẽ thu lại lợi nhuận cao hơn với mức lãi suất vay chứng khoán là từ 9% đến 14%.
9. Những hạn chế khi vay Margin trong chứng khoán?
Bên cạnh những lợi ích, những vai trò mà vay Margin mang cho nhà đầu tư thì luôn tồn tại những hạn chế và rủi ro mà nhà đầu tư cần phải chú ý cụ thể:
- Nhà đầu tư hoàn toàn có thể sẽ phải chịu những khoản lãi vay Margin lớn, tương đương với số tiền đã vay.
- Rủi ro đến từ sự biến động giá đi xuống của cổ phiếu, khi thị trường chứng khoán không như các dự đoán lúc ban đầu. Lúc đó, nhiều nhà đầu tư sẽ bị thua lỗ. Nếu sử dụng tỷ lệ đòn bẩy càng cao thì sẽ khiến nguy cơ thua lỗ của các nhà đầu tư càng lớn.
- Rủi ro khi không thanh toán khoản vay đúng thời hạn, khi đó mức lãi suất quá hạn sẽ tăng cao, lãi có thể lên đến 1.5% – 2% mỗi lần tùy vào từng công ty chứng khoán.
Nói chung, với mức độ rủi ro khi vay Margin là rất lớn. Nhà đầu tư cần phải cẩn trọng đánh giá khả năng đầu tư, dự đoán diễn biến của thị trường để quyết định có nên vay Margin hay không.
10. Khi nào nhà đầu tư phải trả khoản vay Margin?
Ở nhiều công ty chứng khoán khác nhau, thì thời gian để đáo hạn sẽ có những quy định riêng, từ 90 ngày cho đến 180 ngày. Thời điểm mà nhà đầu tư cần phải trả khoản vay Margin là ngày thứ 89, nếu trường hợp thời gian đáo hạn là 90 ngày.
Nhà đầu tư cũng có thể thực hiện việc gia hạn vay Margin, tối đa lên đến là 2 năm, với những quy định riêng từ từng công ty chứng khoán. Nếu khách hàng không thanh toán các khoản vay Margin trước thời gian đáo hạn, thì sẽ phải chịu khoản phí quá hạn rất là cao.
11. Thị trường sẽ bị ảnh hưởng như thế nào khi vay Margin?
Hiện nay nhiều nhà đầu tư sử dụng công cụ Margin để góp phần gia tăng mức lợi nhuận nhưng cũng sẽ kèm theo đó là mức độ rủi ro cao. Do vậy, khi sử dụng Margin, nhà đầu tư cần nắm rõ một số những thay đổi của thị trường để đầu tư hiệu quả hơn:
- Khi giá cổ phiếu tăng lên, thị trường cũng có xu hướng tăng trưởng theo. Theo đó nhà đầu tư sẽ được tăng giá trị tài sản ròng hay còn gọi là lợi nhuận. Với xu hướng đó thì các nhà đầu tư sẽ càng mua thêm nhiều cổ phiếu để tiếp tục gia tăng khoản lợi nhuận nhanh chóng và càng nhiều hơn.
- Khi giá cổ phiếu giảm xuống, giá trị tài sản ròng của nhà đầu tư cũng theo đó mà sẽ giảm theo tỷ lệ đòn bẩy. Cụ thể, khi tỷ lệ Margin là 1:1, nhà đầu tư sẽ lỗ 1 lượng tương ứng, nhưng khi tỷ lệ là 1:2 thì các trader sẽ lỗ gấp 2 lần so với bình thường.
Đó là 2 xu hướng thay đổi chính của thị trường chứng khoán khi các nhà đầu tư dùng công cụ Margin. Trường hợp giá trị tài sản ròng của nhà đầu tư bị giảm, những công ty chứng khoán sẽ yêu cầu bổ sung mức ký quỹ bằng cổ phiếu hoặc nạp tiền. Nếu nhà đầu tư không bổ sung vào tài khoản đảm bảo thì các công ty chứng khoán sẽ yêu cầu người chơi bán bớt cổ phiếu để giảm khoản vay. Lúc đó, bạn sẽ phải đối mặt với thuật ngữ Margin Call.
Công thức tính Margin Call được tính như sau:
Giá trị chứng khoán ký quỹ bổ sung = (Tỷ lệ ký quỹ – Tỷ lệ duy trì) / [(1- Tỷ lệ duy trì) * Tổng giá trị tài sản trong tài khoản ký quỹ theo giá trị thường]
12. Những rủi ro khi sử dụng Margin trong thị trường chứng khoán?
Sử dụng Margin mang lại nhiều cơ hội đầu tư nhưng cũng không ít rủi ro tương ứng mà các nhà đầu tư cần cân nhắc. Vây có nên áp dụng Margin vào đầu tư hay không? Sử dụng Margin sẽ gặp phải những rủi ro thường trực cần chú ý như sau:
- Rủi ro từ những chi phí vay Margin: Hiện nay, nhiều công ty chứng khoán đều có mức lãi vay Margin dao động từ 11% đến 14%, trong khi đó lãi suất ngân hàng chỉ từ 5% đến 8%. Có thể thấy rằng, mức lãi vay Margin để đầu tư chứng khoán là rất cao, nhà đầu tư cần hiểu rõ khi sử dụng.
- Rủi ro từ biến động giá cổ phiếu: Những tác động từ thị trường chung, những chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp, rủi ro từ ngành… sẽ khiến cho giá cổ phiếu tăng và giảm, khó có thể kiểm soát. Trường hợp giá cổ phiếu tăng giá nhà đầu tư sẽ có nhiều lợi nhuận, nhưng khi giá theo chiều ngược lại giảm thì sẽ bị thua lỗ nhiều hơn so với khi không sử dụng Margin.
- Bị động trong giao dịch: Tỷ lệ vay Margin được quyết định bởi các công ty chứng khoán. Khi giá cổ phiếu giảm giá đến một mức độ nào đó, thì ngưỡng call Margin xảy ra, yêu cầu nhà đầu tư bắt buộc bán ra 1 lượng cổ phiếu nhất định để cân bằng nguồn vốn. Trường hợp có nhiều nhà đầu tư sử dụng Margin, cùng bán ra cổ phiếu sẽ khiến giá giảm và dẫn đến thiệt hại tài chính kép.
- Rủi ro từ chính những nhà đầu tư: Khi kỹ năng phân tích thị trường, khả năng dự đoán xu hướng giá cổ phiếu không được chính xác, đồng thời nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy có tỷ lệ cao. Khi diễn biến thị trường đi ngược lại với mức dự đoán, việc thua lỗ sẽ nặng hơn.
Mặc dù nhà đầu tư sử dụng Margin mang lại cơ hội gia tăng mức lợi nhuận hấp dẫn, khi mua thêm các cổ phiếu đang có xu hướng tăng giá. Tuy vậy, mức độ rủi ro khi sử dụng Margin là rất lớn, nó có thể khiến nhà đầu tư thua trắng, thiệt hại về tài chính khá nhiều. Việc có nên sử dụng Margin hay không còn phụ thuộc vào những kỹ năng và kinh nghiệm của từng người đầu tư. Nhiều nhà đầu tư lâu năm đã khuyến cáo chỉ nên sử dụng công cụ đòn bẩy Margin này khi đã có kinh nghiệm đầu tư tối thiểu 3 đến 5 năm giao dịch, để giảm thiểu tối đa các rủi ro.
Tốt nhất thì các nhà đầu tư nên hạn chế sử dụng Margin trong các lần giao dịch. Chỉ sử dụng khi đã thực sự hiểu về Margin, khả năng đánh giá và phân tích thị trường chắc chắn thì cơ hội thu về lợi nhuận cao hơn so với chi phí vay.
13. Khi nào nhà đầu tư nên hoặc không nên sử dụng Margin?
Như đã chia sẻ thì công cụ đòn bẩy Margin mang lại nhiều cơ hội lớn nhưng cũng nhiều rủi ro luôn thường trực. Vậy, thời điểm nào thì nhà đầu tư nên hoặc không nên sử dụng Margin trong giao dịch thị trường chứng khoán? Nhà đầu tư nên sử dụng Margin khi đã đáp ứng được các yêu cầu như sau:
- Đã là một nhà đầu tư chứng khoán lâu năm, nắm rõ những nguyên tắc phân tích kỹ thuật, đọc hiểu biểu đồ chứng khoán, hiểu về các cơ chế và những xu hướng tác động của thị trường. Với nhiều nhà đầu tư mới, tuyệt đối không nên thấy lợi nhuận lớn mà sử dụng đòn bẩy Margin khi chưa nắm rõ.
- Khi thị trường cho thấy những dấu hiệu tăng trưởng rõ ràng và ổn định. Thì những dấu hiệu cổ phiếu công ty đang có tốc độ tăng trưởng tốt, đang dẫn đầu ngành trong thời gian tương lai. Tuyệt đối không nên sử dụng Margin tại thời điểm khủng hoảng, kinh tế có nhiều sự bất ổn, thời gian dịch bệnh và kinh tế suy yếu.
- Margin sẽ là một công cụ đắc lực với những giao dịch ngắn hạn. Việc sử dụng Margin dài hạn sẽ không mang lại nhiều hiệu quả và tiềm ẩn nhiều rủi ro thua lỗ hơn. Do đó, cổ phiếu sẽ có nhiều biến động giá lên xuống liên tục trong khoảng thời gian dài sẽ khiến việc sử dụng công cụ Margin không mang lại lợi nhuận cao.
- Việc sử dụng Margin vào những cổ phiếu có tính thanh khoản cao, lớn, các dạng cổ phiếu blue chip, những cổ phiếu trong rổ VN30. Tuy nhiên, các loại cổ phiếu mang lại lợi nhuận thấp, mức tăng trưởng chậm, không đủ bù lại cho phần lãi vay thì không nên đầu tư vào.
14. Cách đăng ký Margin nhanh nhất?
Mỗi một công ty chứng khoán sẽ có các quy trình đăng ký Margin khác nhau. Nói chung để có thể mở tài khoản ký quỹ, nhà đầu tư cần có tài khoản tại công ty chứng khoán mà mình lựa chọn và phải đáp ứng được một số những yêu cầu khác nhau. Sau đây là cách đăng ký Margin cơ bản nhất:
- Đăng ký online hoặc trực tiếp tại các công ty chứng khoán.
- Tại trụ sở chính hoặc các chi nhánh của các công ty chứng khoán trên toàn quốc.
- Đăng ký qua các nhân viên quản lý tài khoản của các công ty chứng khoán.
- Gửi thư đăng ký qua bưu điện: Quý khách gửi hợp đồng có chữ ký đã được xác thực về hội sở hoặc chi nhánh của các công ty chứng khoán.
Bên cạnh đó, vấn đề lợi nhuận cũng cần các nhà đầu tư quan tâm khi sử dụng Margin. Hiện lãi suất cho vay margin của hầu hết các công ty chứng khoán đang ở mức khá là cao. Ví dụ như ở VNDIRECT, mức lãi suất này là khoảng 12,5% một năm và sẽ thay đổi tùy theo từng thời kỳ. Vì nên, nếu lợi nhuận của nhà đầu tư không vượt quá mức này thì việc sử dụng margin được coi là không đem lại hiệu quả.
15. Cách sử dụng công cụ Margin hiệu quả?
Công cụ Margin sẽ đem lại lợi nhuận cho các nhà đầu tư khi sử dụng đúng cách. Với nhà đầu tư mới cần tìm hiểu về Margin, những cơ hội rủi ro, cách sử dụng Margin như thế nào để hiệu quả?
Dưới đây là những điều giúp nhà đầu tư nâng cao khi sử dụng công cụ Margin trong đầu tư chứng khoán hiệu quả nhất:
- Sử dụng Margin với tỷ lệ đòn bẩy khoảng 1:0.5 hoặc 1:1 là tối ưu, không sử dụng những tỷ lệ quá cao như 1:2, 1:3, 1:4. Việc kiểm soát tỷ lệ đòn bẩy này sẽ giúp nhà đầu tư thu về lợi nhuận 1 cách chắc chắn, giảm thiểu tỷ lệ rủi ro thua lỗ lớn. Sử dụng mức tỷ lệ 1:1.5 trở đi thì chỉ áp dụng cho những người chơi lão làng, có kinh nghiệm từ 5 năm đến 7 năm trong đầu tư chứng khoán.
- Có các nguyên tắc ký quỹ giao dịch riêng: Không nên sử dụng quá 1% tổng số tiền trong tài khoản để thực hiện một giao dịch ký quỹ. Quy tắc hạn chế rủi ro trong tài chính từ những biến động khó có thể kiểm soát từ thị trường.
- Sử dụng Margin vào các loại hình cổ phiếu có tính thanh khoản tốt và trong những giao dịch ngắn hạn hay như lướt sóng. Điều này sẽ giúp cho nhà đầu tư nhanh chóng thoát khỏi những khoản lỗ do không bán được cổ phiếu, khi xuất hiện dấu hiệu giảm giá.
- Sử dụng Margin khi đã bắt được cổ phiếu ở cuối sóng, khi các nhà đầu tư mua được cổ phiếu với mức giá rẻ. Lúc đó, thị trường đang trong chu kỳ sẽ đi lên, với những dấu hiệu tạo đỉnh rõ ràng nhất.
16. Cổ phiếu nào hiện nay được phép giao dịch ký quỹ?
Căn cứ theo pháp lý Khoản 10 Điều 2, tại Điều 9 Thông tư 120/2020/TT-BTC, thì chứng khoán được phép giao dịch ký quỹ là các cổ phiếu đã được niêm yết trên sàn, đã đăng ký giao dịch, chứng chỉ quỹ niêm yết và thỏa mãn các tiêu chuẩn sau:
- Thời gian niêm yết và đăng ký giao dịch.
- Mức quy mô nguồn vốn và những kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, các tổ chức phát hành.
- Có tính thanh khoản và biến động giá cả nếu có.
- Minh bạch mọi thông tin và tất cả các tiêu chí khác theo quy chế của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước quy định.
Danh sách những chứng khoán được giao dịch ký quỹ hoặc không được phép đã được Sở giao dịch chứng khoán ban hành và dựa trên những tiêu chí của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước quy định.
Những công ty chứng khoán sẽ lựa chọn danh sách chứng khoán được thực hiện giao dịch ký quỹ trên những cơ sở này và thực hiện công bố các thông tin theo quy định của pháp luật.
Kết luận
Việc sử dụng Margin trong đầu tư chứng khoán mang lại nhiều cơ hội hấp dẫn để sinh lời, nhưng cũng là con dao 2 lưỡi mà nhà đầu tư cần cẩn trọng. Việc sử dụng Margin cần có kinh nghiệm, sự hiểu biết rõ ràng về thị trường chứng khoán để thu về mức lợi nhuận nhanh chóng. Hy vọng rằng những chia sẻ trên đây của 3Gang sẽ giúp bạn đọc hiểu và có những quyết định đúng đắn khi nào nên sử dụng Margin phù hợp.