Thời đại số hóa 4.0 lên ngôi, việc chi trả, thanh toán trực tuyến online ngày càng trở nên phổ biến bởi sự thuận tiện và tốc độ nhanh chóng không ngờ đối với người tiêu dùng. Đa số mọi người đã sở hữu riêng cho mình một thẻ Visa (hay còn gọi là thẻ thanh toán quốc tế ). Tuy nhiên, không phải bất cứ ai, 8 tỷ con người trên thế giới nói chung hay 100 triệu người dân Việt Nam chúng ta nói riêng cũng biết hết các thông tin trên thẻ.
Một ví dụ và là một thông tin rất quan trọng trên thẻ thanh toán quốc tế Visa – mã CVV/CVC, bạn đã biết đến lý do xuất hiện, vai trò chức năng và ý nghĩa của những con số này chưa? Mã số này là gì và tại sao người dùng thẻ nhất định phải bảo mật mã số này? Hãy cùng 3Gang tìm hiểu về ý nghĩa, vai trò của mã xác nhận CVV/CVC trên thẻ Visa trong bài viết dưới đây nhé.
1. Mã bảo mật CVV/CVC trên thẻ tín dụng là gì?
Kí hiệu CVV (Card Verification Value) là cụm số gồm 3 chữ số nằm ở mặt trước hoặc mặt sau thẻ, do ngân hàng phát hành thẻ cung cấp cho chủ sở hữu thẻ. Tuy “nhỏ nhưng có võ”, nó được dùng để xác minh thẻ thanh toán quốc tế VISA, bao gồm cả thẻ VISA trả trước, thẻ VISA Debit và cả thẻ VISA ghi nợ.
Tương tự như vậy, Số CVC (Card Verification Code), được sử dụng làm mã số xác minh thẻ Mastercard. mm/yy CVC là thời gian bắt đầu sử dụng thẻ. Max CVC là thời gian đến hạn sử dụng thẻ
Hai mã bảo mật CVV và CVC có ý nghĩa và chức năng giống nhau, chúng được áp dụng cho các loại thẻ khác nhau. Cả hai mã này được gọi chung là CSC (viết tắt của cụm Card Security Code) – mã bảo mật của thẻ. CSC thường có 3 hoặc 4 số ở mặt sau tùy thẻ.
Ngoài ra còn có mã CID là viết tắt của cụm tiếng anh Card Identification Number hay Card Identification Code. Là mã xác thực cho thẻ American Express và mã CID nằm ở mặt trước của thẻ.
Vậy tìm các mã số này ở đâu? Nếu khách hàng gặp khó khăn thì hãy đọc ngay phần này nhé:
Mã số bảo mật CVV hay CVC thường nằm ở cuối cùng bên cạnh chữ ký của chủ thẻ ( Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam – Vietcombank, Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam – BIDV,…), được in bằng mực đen ở mặt sau hoặc nằm ở mặt trước điển hình như Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu. Ví dụ như mã CVC là gì Techcombank? Nó là 3 chữ số sau thẻ Visa, khi thanh toán không cần nhập mã pin CVV là gì.
2. Chức năng của nhập số CVV/CVC là gì?
Chức năng quan trọng nhất của nhập số CVV/CVC là để kiểm tra giá trị sử dụng của các sản phẩm thẻ tín dụng. Điều này có nghĩa là khi thanh toán online, bạn chỉ cần nhập thông tin thẻ và số CVV là có thể thanh toán được, thậm chí không cần phải nhập mã PIN (mật khẩu). Vì thế, mã bảo mật này là cực kỳ quan trọng và dễ trở thành “target” của nhiều kẻ gian khi muốn làm giả thẻ của bạn. Trong quá trình thanh toán qua thẻ, ngân hàng phát hành có thể tiến hành giải mã để xác định hiệu lực sử dụng của thẻ. Trong trường hợp thẻ hết hiệu lực (quá hạn sử dụng) thì mã CVV/CVC cũng sẽ không còn hợp lệ, tức là không thanh toán được nữa.
3. Phân biệt giữa CVC và CVV của thẻ tín dụng
Số CVV/CVC về bản mặt bản chất có vai trò và ý nghĩa như nhau, đều giống như “password” của thẻ tín dụng, là tấm áo giáp nhận diện chủ thẻ, thể hiện quyền sở hữu của chủ thẻ đó. Sự khác biệt giữa số CVV và nhập CVC là chúng được áp dụng cho những loại thẻ khác nhau. Mã số CVC được dùng để xác minh cho thẻ Mastercard ( bao gồm cả master debit và tất nhiên master credit ) với tổ chứ phát hành là mastercard world wide, còn mã CVV được dùng để xác minh cho thẻ Visa (bao gồm cả thẻ debit và thẻ tín dụng), trên thẻ còn có dòng logo thương hiệu Visa trên bề mặt, giúp hạn chế gian lận thẻ.
4. Cách sử dụng mã số CVV/ CVC để thanh toán
4.1. Thanh toán bằng máy POS
Không giống như thẻ ghi nợ nội địa, khi quẹt thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng VISA/Mastercard bằng máy POS, chủ thẻ không cần nhập mã PIN. Khi máy POS nhận thẻ, khách hàng chỉ cần đặt CVV (đặt CVC) và xác nhận thanh toán, giao dịch sẽ tự động hoàn thành.
4.2. Thanh toán trực tuyến
Với các giao dịch thanh toán online, để xác nhận thanh toán, khách hàng chỉ cần nhập tên chủ thẻ, số thẻ, thời hạn thẻ và mã bảo mật CVV/CVC theo yêu cầu. Hệ thống sẽ auto ghi nhận giao dịch của khách hàng và tiến hành trừ tiền trên thẻ VISA/Mastercard.
Ví dụ khi mua hàng hóa trên các sàn thương mại điện tử, Các trang web các sàn thương mại điện tử hiện nay phổ biến việc tích hợp các chức năng cho phép người mua thanh toán bằng thẻ tín dụng hay debit quốc tế.
- Bước 1: Khách hàng sẽ nhìn thấy nhiều phương thức thanh toán sau khi lựa chọn hàng hóa cần mua và chuyển đến phần thanh toán. Bạn hãy chọn phần thanh toán qua thẻ tín dụng Visa hoặc thẻ ghi nợ quốc tế – hay Debit Card.
- Bước 2: Khách hàng cần điền đầy đủ thông tin để xác nhận thẻ và chủ thẻ (bao gồm cả mã CVV-sợi CVC) ở mục thanh toán sau khi chọn phương thức thanh toán. Form mẫu này sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng trang web.
Một số thông tin chính mà quý khách cần điền cụ thể như sau:
- Cardholder’s name (tên chủ thẻ): được in nổi, viết hoa ở mặt trước của thẻ và bạn phải nhập tên này vào và lưu ý rằng không được nhập tên có dấu.
- Card number (số thẻ): đây là dãy gồm 16 hoặc 19 số được in nổi ở mặt trước thẻ.
- Expiry date (thời hạn hết hiệu lực thẻ): một số thẻ tín dụng, thẻ debit chỉ ghi ngày hết hạn, nhưng một số thẻ khác ghi cả ngày phát hành và ngày hết hạn, vì vậy khách hàng cần hết sức chú ý để không nhầm lẫn 2 thời điểm này.
- Điền mã CVV/CVC: đây sẽ là công đoạn cuối cùng để khách hàng xác nhận thanh toán hóa đơn (giao dịch).
Có một số trang web sẽ hỗ trợ khách gửi cả mã xác nhận (OTP) về điện thoại để xác nhận nhưng cũng có một số kênh miền sẽ không gửi mã OTP mà nó chấp nhận số CVV hay số CVC ngay lập tức.
4.3. Địa điểm thanh toán không cần mã bảo mật CVV/CVC
Khi khách hàng đặt phòng và sử dụng phương thức thanh toán trực tuyến qua thẻ ở các khách sạn (hotel) ba sao trở lên. Khách hàng chỉ cần điền số thẻ, họ tên chủ thẻ mà không cần nhập thêm mã số CVV/CVC. Sau đó tiền vẫn được trừ đi bình thường bảo đảm sự an toàn “tài sản” cho khách hàng.
Các sàn thương mại lớn hàng đầu thế giới như Alibaba, Amazon,…cũng không cần khách hàng phải nhập mã CVV/CVC để thanh toán giao dịch.
5. Rủi ro khi không chú ý bảo mật CVV/CVC
Với sự phát triển của công nghệ hiện đại, nhiều người lựa chọn mua sắm trực tuyến online thay vì đến tận cửa hàng truyền thống. Việc thanh toán cho các hoạt động mua sắm, ăn uống, đặt phòng hay mua vé máy bay trực tuyến chỉ bằng vài thao tác trên điện thoại thông minh đã trở nên phổ biến. Thẻ thanh toán quốc tế Visa, Mastercard cho phép bạn có thể thanh toán trực tuyến cho nhiều dịch vụ, tại nhiều điểm giao dịch, mua hàng online trên trang web mà không cần trực tiếp tới cửa hàng, showroom và cũng không cần phải cung cấp mã PIN để có thể thanh toán. Tuy nhiên tiềm ẩn một rủi ro rất lớn, nếu bạn để lộ mã CVV/CVC trên thẻ thì bạn sẽ bị lộ thông tin, bị mất tiền hoặc trở thành lỗ hổng để kẻ gian lách vào lợi dụng thực hiện những giao dịch gian lận. Bạn cần đề phòng trước nguy cơ “mất oan tiền” khi thanh toán qua internet. Bởi thông tin cá nhân của bạn có thể bị rò rỉ từ các website, cây ATM hoặc thậm chí máy POS thanh toán.
Vậy làm sao chúng ta có thể nhận biết thông tin mã bảo mật CVV/CVC bị lộ? Nếu khách hàng nhận được mã OTP hoặc iOTP thông qua SMS điện thoại, email của mình, trong khi quý khách không thực hiện bất cứ giao dịch nào, vậy thì chắc chắn rằng đã có kẻ gian đang cố tình “đánh cắp” thẻ của quý khách.
6. Cách bảo mật thông tin trên thẻ Visa, Mastercard
Sau đây, là một số biện pháp đơn giản gợi ý cho bạn:
- Tuyệt đối không cho người khác mượn thẻ: Cho người khác mượn thẻ ngân hàng sẽ làm tăng rủi ro mất thông tin thẻ, đặc biệt là số thẻ và mã số bảo mật. Do đó, dù thậm chí là người thân trong gia đình, bạn cũng nên hạn chế tối đa việc cho mượn thẻ.
- Không sử dụng laptop, máy tính công cộng để thanh toán online.
- Làm mờ, xóa hoặc che đi toàn bộ cụm số bảo mật CVV/CVC ở mặt sau hoặc trước thẻ ( các chữ số này được in rất rõ và vô cùng dễ nhớ ), tránh trường hợp vô tình để người lạ, nhân viên thu ngân hoặc có camera lén chụp lại cả mặt trước và mặt sau có chứa mã bảo mật CVV/CVC (mặt trước như thẻ debit của ngân hàng ACB).
- Khi thanh toán mua sắm online, khách hàng chỉ nhập thông tin thẻ trên các trang web có tên miền chính xác, trang thương mại uy tín, hạn chế truy cập vào các trang web có độ bảo mật kém. Bởi hiện nay có rất nhiều website giả có tên miền gần giống với trang chính thức, khiến khách hàng nhầm lẫn. Điều này dẫn đến khách hàng nhập thông tin thẻ trên trang web giả mạo và bị đánh cắp thông tin thẻ. Ngoài ra, để tránh website bị hacker xâm nhập và đánh cắp dữ liệu nên kiểm tra xem trang web đã bật giao thức bảo mật (https://) hay chưa.
- Đăng ký dịch vụ xác thực bằng mã OTP: Khi mở thẻ VISA, khách hàng nên đăng ký thêm dịch vụ hỗ trợ thanh toán của ngân hàng để yêu cầu xác thực bằng mã OTP trước khi quẹt thẻ tại các máy POS khi giao dịch hay thanh toán online. Nhờ đó, bạn có thể kiểm soát được số tiền thanh toán cho các giao dịch trực tiếp cũng như trực tuyến tốt hơn.
- Luôn giữ lại để đối chiếu hóa đơn thanh toán với sao kê thẻ tín dụng hàng kỳ để kịp thời phát hiện sai sót nếu có.
- Ký vào mặt sau của thẻ. Khách hàng có thể ký tên mình vào mặt sau của thẻ tín dụng. Nhân viên bán hàng trực tiếp có trách nhiệm đối chiếu chữ ký này với chữ ký trên hóa đơn mua hàng, hai chữ ký này phải giống nhau thì bạn mới thực hiện được thanh toán giao dịch.
Kết luận
Khoa học công nghệ càng càng phát triển, trình độ số hóa ngày một nâng cao trong thời kỳ hiện đại khiến ai cũng ý thức được rằng việc thanh toán online là vô cùng tiện lợi và tiết kiệm thời gian. Đối với những người bận rộn và sự tiện nghi vượt bậc và đối với người có thời gian hơn có thể đa dạng lựa chọn chi trả mua sắm, thanh toán. Do vậy, mã bảo mật CVV/CVC là vô cùng quan trọng đối với khách hàng trong các thanh toán giao dịch online. Tuy nhiên, cần hiểu rõ, nắm lòng các thông tin quan trọng để đảm bảo được an toàn tài chính bản thân.
Trên đây là một vài thông tin 3Gang lý giải, chia sẻ về mã số CVV/CVC mà khách hàng nên biết. Hy vọng qua bài viết của 3Gang, quý khách có thể thu thập, ghi nhớ các thông tin bổ ích trong quá trình sử dụng thẻ tín dụng, thanh toán quốc tế của mình.