Lạm phát là một chỉ tiêu kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến mọi mặt của nền kinh tế. Tuy nhiên vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ tỷ lệ lạm phát là gì? Các khái niệm lạm phát là gì? Nguyên nhân gây ra lạm phát? Câu trả lời sẽ được 3Gang chia sẻ từ A – Z trong bài viết dưới đây.
Lạm phát là gì ví dụ cụ thể
Lạm phát được định nghĩa là sự tăng mức giá chung liên tục của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian hay là do sự mất giá của một loại tiền tệ nào đó. Hiểu một cách đơn giản, lạm phát là tình trạng khi giá cả tại một quốc gia tăng lên, lúc này giá cả để chi trả cho hàng hóa và dịch vụ sẽ cao hơn so với trước đây.
Tóm lại, lạm phát phản ánh sự suy giảm sức mua của người dân trên một đơn vị tiền tệ. Ngoài ra, lạm phát còn được hiểu là sự giảm giá trị tiền tệ của một quốc gia này so với tiền tệ của một quốc gia khác.
Ví dụ về lạm phát:
- Ví dụ 1: Vào năm 2018, một bát bún chả chỉ có giá 30.000 VNĐ đến năm 2022 một bát bún chả đã tăng giá 45.000 VNĐ.
- Ví dụ 2: Giá xăng trong 1 năm 2022 tại Việt Nam đã tăng 12 lần, xăng E5RON92 tổng cộng đã tăng 7.967 VNĐ/ lít.
- Ví dụ 3: Năm 2018 tiền vé xe khách Hà Nội – Hải Dương là 40.000 VNĐ/ người, năm 2022 giá xe khách đã tăng lên 80.000 VNĐ/ người.
Phân loại lạm phát tại Việt Nam
1. Lạm phát tăng giá hàng hóa
Trên thị trường tại Việt Nam thì mọi hàng hóa đều có giá – đây là số tiền mà người mua phải chi trả để có được hàng hóa và dịch vụ mà mình cần. Nếu tại một thời điểm nào đó mà đồng thời giá của các loại mặt hàng hóa tăng lên so với mức giá cũ thì đó được gọi là lạm phát. Chúng ta có thể dựa vào chỉ số CPI (giá tiêu dùng) để đánh giá trình trạng lạm phát là gì một cách chính xác nhất.
Trường hợp mức giá trung bình của một số loại hàng hóa tăng lên thì cũng được cho là hiện tượng lạm phát. Và điều quan trọng là hiện tượng lạm phát không phải sự tăng lên của mức giá mà là sự tăng lên liên tục của các mức giá đó.
2. Lạm phát suy giảm sức mua của đồng tiền
Hiện tượng lạm phát cũng được xem là sự suy giảm sức mua của một đơn vị tiền tệ so với các loại tiền tệ khác. Trường hợp này một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn trước.
Ví dụ tiêu biểu về tình hình lạm phát là vào năm 1989 khi giá của một kg thịt bò tại Nam tư là 600.000 dinar, năm 1994 là 10.000.000 dinar. Lúc này, giá trị của đồng tiền dinar đã bị giảm xuống một cách khủng khiếp.
Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng lạm phát là gì?
Hiện nay có nhiều loại nguyên nhân dẫn đến lạm phát, một số nguyên nhân điển hình như sau:
– Lạm phát do đầu kéo: Là tình trạng tăng giá của một mặt hàng và kéo theo đó là sự tăng giá của các loại mặt hàng khác.
– Lạm phát do xuất khẩu: Hàng hóa xuất khẩu tăng lên dẫn đến lượng cầu lớn hơn lượng cung. Lúc này hàng hóa sẽ được thu gom để xuất khẩu dẫn đến thị trường cung cấp trong nước giảm mạnh.
– Lạm phát do nhập khẩu: Trong trường hợp thuế nhập khẩu tăng hoặc giá cả trên thế giới tăng lên thì giá hàng hóa nhập khẩu cũng sẽ tăng theo. Lúc này, giá bán của các sản phẩm trong nước tăng theo dẫn đến lạm phát.
– Lạm phát tiền tệ: Ngân hàng trung ương mua nhiều ngoại tệ hoặc in nhiều tiền hơn cũng sẽ dẫn đến mất giá trị của đồng tiền và gây ra lạm phát.
Tỷ lệ lạm phát là gì?
Tỷ lệ lạm phát được hiểu là tốc độ tăng mặt bằng giá trị của nền kinh tế, phản ánh chính xác mức độ lạm phát của nền kinh tế. Hiện nay chỉ số lạm phát được tính dựa vào chỉ số giá tiêu dùng CPI hoặc chỉ số giảm phát GDP. Tỷ lệ này có thể tính cho một tháng, một quý, một năm.
Công thức tính lạm phát theo CPI: Tỷ lệ lạm phát = (CPI cuối cùng/ CPI ban đầu) x 100
Ví dụ: Chỉ số CPI năm 2021 và 2022 lần lượt là 95 và 110, tỷ lệ lạm phát = (110/95)x 100 = 115,78%
Công thức tính lạm phát theo GDP: Tỷ lệ lạm phát = [(GDP cuối cùng – GDP ban đầu) / GDP ban đầu] x 100
Ví dụ: Chỉ số GDP năm 2021 và năm 2022 lần lượt là 95 và 110. Tỷ lệ lạm phát = [(110 – 95) / 95] x 100 = 15,78%
Các câu hỏi liên quan tới lạm phát là gì
1. Siêu lạm phát là gì?
Siêu lạm phát là tình trạng tỷ lệ lạm phát cao có ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế. Tại một quốc gia, nếu tốc độ tăng giá chung hàng năm rơi vào mức 3 chữ số thì được gọi là siêu lạm phát. Vào thời điểm này đồng tiền sẽ mất giá nghiêm trọng đồng thời lượng cầu về tiền tệ sẽ giảm đáng kể.
Siêu lạm phát đã thường xảy ra tại các nước phát triển như Trung Quốc, Nga, Đức, Argentina, Hungary… Khi mức tăng quá cao sẽ khiến các loại tiền tệ mất đi giá trị, tình trạng này kéo dài thì tài chính của người dân sẽ xấu đi và thậm chí có thể phá sản.
2. Rủi ro lạm phát là gì?
Rủi ro lạm phát có là những rủi ro mà giá trị thực trong tương lai của tài sản ròng sẽ bị giảm do lạm phát mà con người không thể lường trước được. Tình trạng này sẽ làm suy giảm lợi nhuận của các khoản đầu tư do việc giảm sức mua.
Thực tế cho thấy, các khoản thanh toán trái phiếu sẽ đem lại nhiều rủi ro lạm phát nhất vì đây là các khoản thanh toán của họ dựa trên lãi suất cố định.
Ví dụ: Bạn đang đầu tư trái phiếu trị giá 10 tỷ đồng với phiếu giảm giá 10% đem lại lợi nhuận đáng kể khi về hưu. Tuy nhiên do tỷ lệ lạm phát 3% hàng năm nên mỗi 10 tỷ sẽ chỉ có giá trị là 9,7 tỷ vào năm tới và khoảng 9,4 tỷ vào những năm sau đó.
3. Dùng lạm phát để chống lạm phát
Có nhiều người nghĩ dùng lạm phát để chống lạm phát sẽ đem lại hiệu quả, tuy nhiên vẫn có nhiều rủi ro tiềm ẩn. Một số loại hình đầu tư phổ biến có thể chống lạm phát có thể kể đến như:
– Đầu tư tiền tệ bằng việc mua vàng: Vàng vừa là một loại hàng hóa, vừa là công cụ trung gian để trao đổi hàng hóa. Tích vàng là một truyền thống của người Việt Nam từ xưa đến nay với ưu điểm không thay đổi chất lượng, dễ được trao đổi trong mọi thời kỳ. Chính vì thế việc đầu tư vào vàng khi đồng tiền mất giá là một lựa chọn thông minh và an toàn.
– Đầu tư tiền tệ bằng việc mua bất động sản: Ngoài vàng thì bất động sản cũng là một trong những phương pháp chống lạm phát được ứng dụng tại Việt Nam. Khi mà giá đất chỉ có tăng lên chứ không bao giờ giảm nên việc đầu tư sinh lời từ việc mua đất cũng được ưu tiên khi lạm phát.
Tình trạng lạm phát tại Việt Nam
Dựa vào kết quả thống kê của Tổng cục, tháng 9 năm 2022 Việt Nam đang duy trì chỉ số lạm phát ở mức 2,73%. Đây cũng là một tín hiệu đáng mừng trong việc kiểm soát lạm phát và ổn định nền kinh tế của đất nước.
Để đạt được kết quả như vậy, Chính phủ Việt Nam đã có những giải pháp về thuế, lượng cung, các giải pháp về thuế, đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, ổn định đời sống của người dân từ đó giảm được áp lực đến mặt bằng về giá.
Ví dụ điển hình: Giá điện tại Việt Nam, trong 4 năm qua EVN không tăng giá mặc dù chịu ảnh hưởng nhiều khi các giá nguyên liệu xăng dầu và than tăng giá liên tục.
Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ về lạm phát là gì trên đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn và có hướng đầu tư thích hợp khi có lạm phát xảy ra. Tham khảo thêm các cách đầu tư tài chính tại website 3Gang.vn của chúng tôi.