Khi làm hồ sơ vay vốn tại ngân hàng, số dư nợ tín dụng chắc chắn là vấn đề mà tất cả các ngân hàng đều quan tâm. Để hiểu rõ hơn về dư nợ tín dụng là gì? Cách kiểm tra số dư nợ tín dụng như thế nào? Các bạn hãy dành ra ít phút và cùng đón đọc nội dung bài viết của 3Gang nhé.
Dư nợ tín dụng là gì?
Dư nợ tín dụng là những khoản tiền vay tín dụng phải trả theo kỳ hạn của khách hàng (bên vay) cho ngân hàng, trong đó có khoản vay thế chấp, vay tín chấp, không có tài sản bảo đảm. Khái niệm dư nợ tín dụng có phạm vi nhỏ hơn dư nợ bởi đối tượng là khách hàng chỉ là những người đang sử dụng thẻ tín dụng hoặc vay vốn ngân hàng. Nói một cách dễ hiểu thì dư nợ tín dụng chính là số tiền nợ còn phải trả khi bạn sử dụng thẻ tín dụng của ngân hàng hoặc các công ty tài chính.
Dư nợ là gì? Các phương thức thường dùng để thanh toán dư nợ
Đối với thẻ tín dụng, dư nợ tín dụng chính là số tiền đã chi tiêu, mua sắm qua thẻ mà ngân hàng đã cấp trước đó. Thông qua số dư nợ tín dụng, ngân hàng và các công ty tài chính sẽ đánh giá sự uy tín của bạn trong việc có khả năng trả nợ hay không. Tùy vào số dư nợ là 0 hay một con số khác mà bên cho vay sẽ quyết định có cho bạn vay hay không.
Một số khái niệm liên quan đến dư nợ tín dụng
– Dư nợ cuối kỳ thẻ tín dụng: Là số tiền mà khách hàng đã chi tiêu bằng thẻ tín dụng tính đến thời điểm cuối kỳ sao kê đó. Khách hàng có nghĩa vụ phải hoàn trả lại số tiền này trong thời gian quy định. Sau khi tất toán hết toàn bộ số tiền theo đúng thời hạn, dư nợ cuối kỳ sẽ bằng 0.
– Số dư khả dụng của thẻ tín dụng: Là số tiền còn lại mà khách hàng được phép sử dụng để rút tiền mặt từ thẻ tín dụng hoặc chi tiêu, mua sắm.
– Số dư tạm tính của thẻ tín dụng: Là số tiền khách hàng cần thanh toán được tạm tính khi kỳ sao kê rơi vào các ngày nghỉ lễ, Tết. Mục đích của việc tạm tính này là giúp khách hàng có kế hoạch thanh toán sớm nhằm giảm khả năng phát sinh nợ quá hạn cũng như tránh việc phải chịu thêm các khoản phí phạt không mong muốn. Điều này sẽ giúp cho lịch sử tín dụng và điểm tín dụng không bị ản hưởng xấu:
Phân loại nợ tín dụng
Theo điều 10 Thông tư 11/2011/TT-NHNN, nợ tín dụng được phân thành 5 nhóm, đó là:
- Nhóm 1 – Nợ đủ tiêu chuẩn
- Nhóm 2 – Nợ cần chú ý
- Nhóm 3 – Nợ dưới tiêu chuẩn
- Nhóm 4 – Nợ nghi ngờ
- Nhóm 5 – Nợ có khả năng mất vốn (hay còn được gọi là nợ xấu)
1. Nhóm 1 – Nợ đủ tiêu chuẩn
– Các khoản nợ trong hạn và được đánh giá là có khả năng thu hồi đủ cả gốc lẫn lãi đúng thời hạn.
– Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và được đánh giá là có khả năng thu hồi đủ cả gốc và lãi bị quá hạn, đồng thời thu hồi đủ cả gốc lẫn lãi còn lại đúng thời hạn.
2. Nhóm 2 – Nợ cần chú ý
– Các khoản nợ bị quá hạn đến 90 ngày, trừ những khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và được đánh giá là có khả năng thu hồi đủ cả gốc và lãi bị quá hạn, đồng thời thu hồi đủ cả gốc lẫn lãi còn lại đúng thời hạn.
– Các khoản nợ được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu còn trong thời hạn.
3. Nhóm 3 – Nợ dưới tiêu chuẩn
– Khoản nợ quá hạn từ 91 – 180 ngày.
– Khoản nợ được gia hạn nợ lần đầu còn trong thời hạn.
– Khoản nợ được giảm hoặc miễn lãi do khách hàng không có đủ khả năng để trả lãi đầy đủ theo thỏa thuận.
– Các khoản nợ chưa thu hồi được trong thời gian dưới 30 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi theo Luật Các tổ chức tín dụng đã sửa đổi và bổ sung.
- Khoản nợ vi phạm theo quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5, 6 Điều 126 của Luật này.
- Khoản nợ vi phạm theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 127 của Luật này.
- Khoản nợ vi phạm theo quy định tại các khoản 1, 2, 5 Điều 128 của Luật này.
– Khoản nợ trong thời hạn cần thu hồi theo kết luận kiểm tra, thanh tra.
– Khoản nợ cần thu hồi theo quyết định thu hồi nợ trước hạn do khách hàng vi phạm thỏa thuận và chưa thu hồi được trong thời gian dưới 30 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi.
4. Nhóm 4 – Nợ nghi ngờ
– Khoản nợ quá hạn từ 181 – 360 ngày.
– Khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn đến 90 ngày theo thời hạn trả nợ được điều chỉnh lại lần đầu.
– Khoản nợ được điều chỉnh lại thời hạn trả nợ lần hai còn trong hạn, trừ khoản nợ điều chỉnh lại thời hạn trả nợ.
– Các khoản nợ chưa thu hồi được trong thời gian từ 30 – 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi theo Luật Các tổ chức tín dụng đã sửa đổi và bổ sung:
- Khoản nợ vi phạm theo quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5, 6 Điều 126 của Luật này.
- Khoản nợ vi phạm theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 127 của Luật này.
- Khoản nợ vi phạm theo quy định tại các khoản 1, 2, 5 Điều 128 của Luật này.
– Khoản nợ phải thu hồi theo kết luận kiểm tra, thanh tra nhưng quá thời hạn thu hồi đến 60 ngày mà chưa thu hồi được.
– Khoản nợ phải thu hồi theo quyết định thu hồi nợ trước hạn do khách hàng vi phạm thỏa thuận và chưa thu hồi được trong thời gian từ 30 – 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi.
5. Nhóm 5 – Nợ có khả năng mất vốn
– Khoản nợ bị quá hạn trên 360 ngày.
– Khoản nợ được điều chỉnh lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 91 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được điều chỉnh lại lần đầu.
– Khoản nợ được điều chỉnh lại thời hạn trả nợ lần hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được điều chỉnh lại lần hai.
– Khoản nợ được điều chỉnh lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, trừ những khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ.
– Các khoản nợ chưa thu hồi được trên 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi theo Luật Các tổ chức tín dụng đã sửa đổi và bổ sung:
- Khoản nợ vi phạm theo quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5, 6 Điều 126 của Luật này.
- Khoản nợ vi phạm theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 127 của Luật này.
- Khoản nợ vi phạm theo quy định tại các khoản 1, 2, 5 Điều 128 của Luật này.
– Khoản nợ phải thu hồi theo kết luận kiểm tra, thanh tra nhưng quá thời hạn thu hồi theo kết luận trên 60 ngày mà chưa thu hồi được.
– Khoản nợ phải thu hồi theo quyết định thu hồi nợ trước hạn do khách hàng vi phạm thỏa thuận và chưa thu hồi được trên 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi.
– Khoản nợ của khách hàng là chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang bị phong tỏa vốn và tài sản hoặc tổ chức tín dụng đang được kiểm soát đặc biệt.
Tầm quan trọng của lịch sử tín dụng khi đi vay vốn ngân hàng
Khi đi vay vốn ngân hàng hoặc các công ty tài chính, lịch sử tín dụng sẽ là một trong những yếu tố quyết định việc khách hàng có được chấp nhận cho vay hay không.
– Khách hàng thuộc nhóm 1 sẽ được đánh giá là có lịch sử tín dụng tốt. Do đó, hầu hết các ngân hàng, công ty tài chính đều có thể chấp thuận cho vay vốn.
– Khách hàng được phân vào nhóm 2 sẽ khó khăn hơn trong việc vay vốn. Việc được xét duyệt vay vốn hay không sẽ phụ thuộc vào một số quy định và điều kiện đánh giá khác của từng ngân hàng, tổ chức tín dụng.
– Khách hàng thuộc các nhóm còn lại là nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5 sẽ bị đánh giá là có lịch sử tín dụng kém. Chính vì vậy mà khi nộp hồ sơ vay vốn, hầu hết các ngân hàng, tổ chức tín dụng sẽ từ chối những khách hàng này.
Nguyên nhân gây ra nợ tín dụng
Nguyên nhân gây ra nợ tín dụng có thể bao gồm cả nguyên nhân chủ quan và khách quan của khách hàng trong việc sinh hoạt và quản lý chi tiêu tài chính. Trong đó, các nguyên nhân điển hình thường là:
– Thanh toán khoản nợ trong thẻ tín dụng quá thời hạn quy định của ngân hàng, tổ chức tín dụng.
– Không thanh toán khoản đủ khoản phí phạt do thanh toán chậm các khoản chi tiêu từ thẻ tín dụng và/hoặc khoản vay.
– Không thanh toán phần tiền tối thiểu cần phải thanh toán cho thẻ tín dụng mà khách hàng đang sử dụng.
– Không có đủ khả năng thanh toán khi chi tiêu vượt hạn mức tài khoản thấu chi mà ngân hàng đã cung cấp.
– Không đảm bảo được việc thanh toán định kỳ với các khoản mua trả góp cho ngân hàng.
– Liên quan đến vấn đề kiện tụng pháp luật do không còn khả năng thanh toán các khoản nợ với các cá nhân hoặc tổ chức khác.
Hậu quả của việc còn dư nợ tín dụng quá hạn
Khi thanh toán dư nợ tín dụng không đúng hạn, khách hàng có thể phải chịu những hậu quả sau:
– Làm gia tăng khoản tiền phải trả cho các tổ chức tài chính ngân hàng, tổ chức tín dụng.
Các hợp đồng cho vay, hợp đồng cấp tín dụng sẽ có những quy định cụ thể về điều khoản lãi suất đối với phần tiền chậm trả của khách hàng (bên vay) khi đến thời hạn phải thanh toán. Nếu không trả được tiền gốc và tiền lãi đúng kỳ hạn, khách hàng sẽ phải trả thêm một phần tiền lãi hay chính là khoản tiền phạt do việc chậm thanh toán cho các tổ chức tài chính, ngân hàng, tổ chức tín dụng. Mức lãi suất phạt trả chậm này có thể dao động từ 5 – 6% hoặc một mức khác theo quy định của hợp đồng vay.
Dư nợ cao vay tiền ở đâu? TOP đơn vị hỗ trợ vay dư nợ cao uy tín
– Nếu dư nợ quá hạn phát sinh từ thẻ tín dụng thì khách hàng có thể bị tổ chức phát hành vô hiệu hóa thẻ tín dụng hoặc không được mở thẻ tín dụng mới.
– Khách hàng có thể sẽ phải đối mặt với yêu cầu khởi kiện từ phía ngân hàng, tổ chức tín dụng, thậm chí nếu có ý định chiếm đoạt số tiền nợ, khách hàng (bên vay) còn có khả năng bị khởi tố và truy cứu trách nhiệm hình sự.
– Nếu nợ quá lâu và nợ quá nhiều thì lịch sử tín dụng sẽ ghi nhận nợ xấu. Điều này sẽ khiến khách hàng không thể vay tiền ở tất cả các ngân hàng, tổ chức tín dụng, không mở được thẻ tín dụng. Kể cả khi đã thanh toán hết các khoản nợ xấu thì khách hàng vẫn sẽ phải chịu thời gian phạt. Sau khi trả hết các khoản nợ xấu, khách hàng muốn được vay vốn tiếp phải chờ hết tối thiểu 5 năm. Khách hàng cũng có thể sẽ mất tài sản thế chấp cho khoản vay nếu như không trả được nợ.
– Mọi thông tin về dư nợ tín dụng đều được ghi nhận Trung tâm thông tin tín dụng CIC. Đây là cơ quan tổng hợp tất cả các thông tin về quá trình vay, khoản vay và quá trình, tình hình thanh toán thành một lịch sử tín dụng.
Cách ngân hàng tính số dư nợ tín dụng
– Dư nợ tín dụng tại ngân hàng sẽ được thống kê theo từng ngân hàng và từng khách hàng vay, thậm chí là theo từng khoản vay cụ thể.
Dư nợ tín dụng = Dư nợ giảm dần + Dư nợ ban đầu + Dư nợ cuối kỳ + Dư nợ quá hạn + Dư nợ thẻ tín dụng (nếu có)
Trong đó:
- Dư nợ giảm dần là số tiền thực tế mà khách hàng (bên vay) còn nợ sau khi đã trừ đi phần tiền gốc mà khách hàng phải trả trước đó.
- Dư nợ ban đầu là số tiền mà ngân hàng cho khách vay tính tại thời điểm đầu tiên mà khách hàng nhận được số tiền vay đó.
- Dư nợ cuối kỳ là tổng số tiền từ các giao dịch, chi phí phát sinh và có thể gồm cả lãi của kỳ sao kê trước đó nếu kỳ trước không thanh toán đầy đủ và đúng hạn.
- Dư nợ quá hạn là khoản tiền nợ mà khách vay khi đến hạn phải trả cho ngân hàng cả gốc và lãi nhưng lại không trả được gốc hoặc lãi đúng hạn.
Lưu ý: Nếu số dư nợ tín dụng bằng 0 tức là khách hàng không có dư nợ. Tùy từng ngân hàng, hoàn cảnh và điều kiện nền kinh tế mà cách tính tỷ lệ tính dư nợ cũng khác nhau.
Các cách kiểm tra dư nợ thẻ tín dụng
Dựa theo tiêu chí phân loại của Trung tâm thông tin tín dụng Việt Nam CIC, khi bị liệt vào danh sách nợ xấu, khách hàng sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi đi vay vốn của ngân hàng cũng như các tổ chức tài chính, thậm chí là không được cho vay. Chính vì vậy, việc nắm được số dư nợ tín dụng là việc rất quan trọng và cần thiết để kịp thời đưa ra phương án trả nợ đúng hạn. Dưới đây là một số cách kiểm tra số dư nợ:
1. Gọi vào số Hotline của ngân hàng phát hành thẻ tín dụng trong giờ hành chính
Đây là cách kiểm tra nhanh chóng, đơn giản và dễ thực hiện nhất bởi mỗi ngân hàng đều in số Hotline của mình lên mặt sau thẻ tín dụng. Để xác minh chính chủ, nhân viên ngân hàng sẽ yêu cầu khách hàng cung cấp một số thông tin cá nhân trước khi truy xuất thông tin dư nợ.
2. Kiểm tra số dư nợ tín dụng thông qua Internet banking
Thông thường, khi đăng ký làm thẻ tín dung, nhân viên ngân hàng sẽ tư vấn và hỗ trợ khách hàng mở tài khoản ngân hàng online. Khi có tài khoản Internet banking, khách hàng có thể đăng nhập vào website của ngân hàng mình mở tài khoản và thẻ tín dụng bất kỳ lúc nào để kiểm tra dư nợ thẻ tín dụng.
3. Kiểm tra qua Mobile banking
Hình thức kiểm tra này cũng giống như kiểm tra dư nợ qua Internet banking, nhưng khác là khách hàng sẽ thực hiện ngay trên điện thoại di động. Chỉ cần cài đặt ứng dụng Mobile banking của ngân hàng phát hành thẻ trên điện thoại là khách hàng có thể truy cập vào tài khoản mỗi khi cần tra cứu thông tin dư nợ. Việc tra cứu được thực hiện dễ dàng, mọi lúc, mọi nơi.
4. Kiểm tra dư nợ tín dụng trên website CIC
Tại website của Trung tâm tín dụng Việt Nam CIC, mọi khách hàng đều có thể dễ dàng kiểm tra dư nợ, nợ xấu một cách chính xác và nhanh chóng. Cách thực hiện như sau:
Bước 1: Truy cập đường link website CIC: https://cic.gov.vn/#/register.
Bước 2: Tiến hành đăng ký theo hướng dẫn, bao gồm các thông tin cá nhân, hình ảnh chứng minh nhân dân hoặc căn cước…
Bước 4: Nhập mã OTP được gửi về số điện thoại đã đăng ký rồi nhấn chọn “Tiếp tục“.
Bước 5: Nhân viên của CIC sẽ gọi điện thoại cho bạn để xác thực các thông tin cá nhân bạn qua hình thức hỏi và trả lời.
Bước 6: Sau khi thành công trong việc tạo tài khoản, kết quả đăng ký, tên đăng nhập và mật khẩu đăng nhập sẽ được gửi qua SMS/Email của bạn.
Bước 7: Đăng nhập vào hệ thống CIC và kiểm tra lịch sử tín dụng của mình tại phần thông tin cá nhân.
5. Kiểm tra nợ xấu bằng ứng dụng CIC trên điện thoại
Để kiểm tra dư nợ tín dụng trên điện thoại, khách hàng cần thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Tải ứng dụng CIC cho điện thoại trên Appstore hoặc CHPlay (Tùy hệ điều hành là IOS hay Android)
Bước 2: Đăng ký tài khoản CIC theo các bước mà hệ thống yêu cầu.
Bước 3: Quá trình xét duyệt việc đăng ký tài khoản có thể mất 1 – 3 ngày theo ngày làm việc hành chính. Sau khi được xét duyệt thành công, bạn chỉ cần đăng nhập vào tài khoản của mình.
Bước 4: Sử dụng tính năng kiểm tra nợ xấu theo các bước mà hệ thống yêu cầu.
Bước 5: Nhận kết quả kiểm tra
Dù kiểm tra nợ xấu thông qua website hay ứng dụng điện thoại thì sau khi hoàn tất việc tra cứu, hệ thống CIC sẽ gửi cho khách hàng báo cáo chi tiết về lịch sử tín dụng. Thông tin trên báo cáo sẽ gồm có số nợ đang có, điểm tín dụng cá nhân, nợ nào là nợ xấu, các quan hệ tín dụng, lịch sử sử dụng tín dụng, …
Một số cách xóa nợ xấu
Sau khi biết được số dư nợ tín dụng của mình và hậu quả của việc mang nợ xấu, nhiều khách hàng muốn xóa nợ xấu. Chính vì vậy mà 3Gang sẽ chia sẻ tới bạn đọc một số cách xóa nợ xấu như sau:
– Khoản nợ dưới 10.000.000 VND: Khách hàng cần nhanh chóng tất toán các khoản nợ có giá trị nhỏ dưới 10.000.000 VND. Bởi lẽ, theo luật quy định thì những khoản vay hoặc chi tiêu dưới 10.000.000 VND đã tất toán sẽ không bị cung cấp lịch sử tín dụng liên quan.
– Khoản vay trên 10.000.000 VND: Những khoản vay trên 10.000.000 VND cần nhanh chóng thanh toán cả gốc và lãi. Sau khi tất toán xong, khách hàng nên yêu cầu ngân hàng, tổ chức cho vay xác nhận việc hoàn thành trả nợ để không bị ảnh hưởng đến điểm tín dụng. Sau 12 tháng, nợ xấu được trả hết thì lịch sử tín dụng của khách hàng có thể đáp ứng điều kiện cho vay của ngân hàng, tổ chức tín dụng.
– Khoản vay lớn: Khách hàng (bên vay) sẽ có 5 năm để thanh toán hết các khoản nợ lớn. Sau đó hệ thống của CIC sẽ tiếp tục ghi nhận lịch sử tín dụng, sau đó đưa ra đánh giá điểm tín dụng theo quy định. Nếu khách hàng vẫn có nhu cầu vay vốn, ngân hàng, tổ chức tài chính sẽ dựa vào điểm tín dụng này để xét duyệt hồ sơ.
Một số lưu ý liên quan đến dư nợ tín dụng
Để tránh việc bị nợ xấu, các khách hàng cần chú ý tới các vấn đề sau:
– Chú ý đến lãi suất quá hạn
Nên lựa chọn ngân hàng hoặc dòng thẻ có mức lãi suất quá hạn nhiều ưu đãi, lãi suất thấp nhất.
– Thanh toán dư nợ tín dụng đúng thời hạn quy định
Ngày đến hạn thanh toán nợ tín dụng là ngày chậm nhất mà khách hàng cần trả tiền cho ngân hàng để được hưởng ưu đãi miễn lãi cũng như không phải chịu phí thanh toán trễ hạn. Thời điểm mà ngân hàng xác nhận chủ thẻ đã thanh toán là thời điểm ngân hàng nhận được tiền. Đây cũng là nguyên nhân gây ra nhầm lẫn dẫn đến việc khách hàng thanh toán trễ hạn và phải chịu phí.
Để tránh tình trạng này, khách hàng nên thanh toán dư nợ tín dụng sớm hơn vài ngày làm việc so với ngày đến hạn thanh toán. Việc thanh toán dư nợ tín dụng đầy đủ và đúng hạn không chỉ giúp khách hàng tích điểm cho chi tiêu, hưởng khuyến mãi giảm giá mà còn không phải trả lãi khi sử dụng tiền của ngân hàng để chi trước – trả sau.
Các cách thanh toán dư nợ tín dụng phổ biến
Vào cuối mỗi kỳ sao kê, khách hàng sẽ nhận được một thông báo về tổng số dư nợ cũng như số tiền cần thanh toán. Để thanh toán số dư này, khách hàng có thể thực hiện theo một trong những cách dưới đây:
– Thanh toán tại quầy giao dịch của ngân hàng: Đây là biện pháp thanh toán truyền thống được áp dụng cho mọi khoản dư nợ nào của khách hàng. Chủ thẻ có thể đến bất kỳ chi nhánh hoặc phòng giao dịch gần nhất của ngân hàng phát hành thẻ, sau đó nộp tiền mặt tại quầy giao dịch.
– Thanh toán bằng hình thức chuyển khoản (Internet banking): Khách hàng dùng tài khoản thanh toán được mở tại ngân hàng phát hành thẻ hoặc ngân hàng khác, sau đó tiến hành giao dịch chuyển khoản đến số tài khoản hoặc số thẻ tín dụng để tất toán số dư nợ.
– Thanh toán thông qua máy ATM: Khách hàng có thể đến máy bất kỳ máy ATM nào để chuyển khoản từ tài khoản thanh toán sang tài khoản thẻ tín dụng.
– Cài đặt ghi nợ tự động từ tài khoản thanh toán: Khách hàng cần đăng ký dịch vụ trích nợ tự động từ tài khoản thanh toán để sử dụng phương thức thanh toán này. Hàng tháng, khi đến đúng hạn thanh toán, ngân hàng sẽ tự động chuyển tiền trong tài khoản thanh toán đến tài khoản tín dụng của khách hàng. Chủ thẻ có thể lựa chọn hình thức thanh toán tối thiểu thẻ hoặc thanh toán toàn bộ tín dụng.
– Thanh toán thông qua ví điện tử: Hiện nay, việc sử dụng ví điện tử để thanh toán dự nợ tín dụng khá phổ biến. Để thực hiện việc thanh toán này, khách hàng cần phải liên kết ví điện tử với tài khoản ngân hàng. Hình thức này có ưu điểm là ví điện tử có chức năng tự động lưu thông tin tài khoản, đồng thời nhắc nợ cho các kỳ tiếp theo.
– Thanh toán bằng sec hoặc ủy nhiệm chi
Cách để hạn chế dư nợ tín dụng hiệu quả
Để hạn chế việc dư nợ tín dụng, các khách hàng cần lưu ý các vấn đề sau
– Hạn chế rút tiền mặt bằng thẻ tín dụng: Khi rút tiền mặt từ thẻ tín dụng, khách hàng sẽ phải chịu một khoản phí rút tiền và lãi suất rút tiền sẽ do ngân hàng phát hành thẻ quy định. Chính vì vậy mà các ngân hàng đều không khuyến khích khách hàng thực hiện việc này.
– Chi tiêu, mua sắm hợp lý trong hạn mức có thể chi trả được: Trước khi thực hiện việc chi tiêu, khách hàng cần cân nhắc về hạn mức chi trả cũng như khả năng tài chính của mình. Đồng thời, nếu chưa trả đủ dư nợ thẻ tín dụng của kỳ trước thì khách hàng cũng nên hạn chế chi tiêu bằng thẻ tín dụng trong kỳ, nếu không số dư nợ sẽ ngày càng tăng lên.
– Tuyệt đối bảo mật thẻ tín dụng: Nếu thẻ tín dụng không được bảo mật, khách hàng sẽ rất dễ gặp phải rủi ro mất tiền trong tài khoản thẻ khi không kịp hoặc quên không báo với ngân hàng để khóa thẻ.
– Không nên mở nhiều thẻ tín dụng: Việc mở và sử dụng nhiều thẻ tín dụng dễ khiến khách hàng không kiểm soát được mức độ chi tiêu của mình, từ đó dễ mắc phải nợ xấu nếu không trả đủ số tiền đã chi tiêu khi đến hạn.
– Giữ lại tất cả các thông tin liên quan đến thẻ tín dụng: Cho đến khi ngân hàng đã xác nhận việc thanh toán trả nợ thành công, khách hàng nên giữ lại các giấy tờ thanh toán trả nợ thẻ tín dụng, hóa đơn thanh toán nợ thẻ tín dụng để đối chiếu nếu gặp sự cố thanh toán.
Với những thông tin mà 3Gang vừa chia sẽ trong bài viết ngày hôm nay về dư nợ thẻ tín dụng, bạn đọc chắc hẳn đã hiểu rõ dư nợ tín dụng là gì, cách kiểm tra dư nợ tín dụng ra sao. Hy vọng rằng qua bài viết này, các bạn đã có thêm những kiến thức hữu ích để hạn chế việc dư nợ thẻ tín dụng.