Nên cho con du học nước nào là tốt và các cách chứng minh tài chính du học

Cùng với sự phát triển của xã hội, thu nhập của các cá nhân cũng được cải thiện đáng kể. Việc cho con đi du học đã trở nên phổ biến hơn rất nhiều. Một trong những việc bắt buộc phải làm để có thể đi du học chính là chứng minh tài chính du học. Vậy có thể chứng minh tài chính du học bằng những cách nào? Cùng 3 Gang đi tìm lời giải đáp trong nội dung bài viết ngày hôm nay bạn nhé. 

Khái niệm chứng minh tài chính du học 

Chứng minh tài chính là việc xuất trình các loại giấy tờ minh chứng cho việc bạn có đủ khả năng tài chính để thực hiện mục đích đi du học nước ngoài. Tại các nền giáo dục hàng đầu thế giới như Mỹ, Úc, Anh, Canada, New Zealand, việc chứng minh tài chính là yêu cầu bắt buộc để xin thị thực du học. 

Mục đích của việc chứng minh tài chính khi xin visa du học

Mục đích của việc chứng minh tài chính khi xin visa đi du học là:

  • Thiết lập sự cam kết về khả năng kinh tế của bạn và gia đình với Đại sứ quán đất nước mà bạn sẽ đến du học. Qua đó khẳng định rằng khả năng tài chính của bạn đủ mạnh để có đủ kinh phí trang trải cho việc học tập tại nước ngoài. 
  • Khẳng định rằng bạn sẽ tập trung cho việc học tập thay vì đi làm thêm để kiếm tiền. Qua đó hạn chế bớt tình trạng mượn danh nghĩa đi du học để sang cư trú bất hợp pháp, làm việc, …

Các cách chứng minh tài chính du học 

Để chứng minh tài chính khi đi du học, bạn phải chuẩn bị một số loại giấy tờ phổ biến sau:

1. Sổ tiết kiệm ngân hàng

Sổ tiết kiệm ngân hàng là cách để chứng minh tài chính du học
Sổ tiết kiệm ngân hàng là cách để chứng minh tài chính du học

Tại mọi quốc gia, sổ tiết kiệm ngân hàng chính là giấy tờ bắt buộc phải có trong hồ sơ chứng minh tài chính. Sổ tiết kiệm có tính thanh khoản cao mặt nên luôn được Đại sứ quán ưu tiên xét duyệt.

Mỗi quốc gia sẽ có một yêu cầu cụ thể về số tiền tối thiểu cần có trong sổ tiết kiệm. Tuy nhiên, chúng đều phải đảm bảo nguyên tắc chung là số tiền trong sổ đảm bảo được mức sống và chi phí học tập tối thiểu cho ít nhất một năm đầu.

Nếu có kế hoạch đi du học, bạn nên mở sổ tiết kiệm từ sớm vì thời gian mở sổ càng lâu, độ tin cậy càng lớn. Tại một số quốc gia như Mỹ, Úc, Canada, New Zealand, thời gian mở sổ tối thiểu là 3 tháng. 

2. Chứng minh thu nhập hàng tháng

Việc chứng minh thu nhập hàng tháng sẽ giúp bạn chứng minh được phần nào nguồn gốc của sổ tiết kiệm, góp phần tăng tính minh bạch và đáng tin cậy cho bộ hồ sơ của bạn với Đại sứ quán. Không chỉ vậy, vì tiền trong sổ tiết kiệm có thể rút ra sau khi có thị thực nên Đại sứ quán cần đảm bảo rằng, bạn có  đủ khả năng về tài chính để tiếp tục việc học tập tại nước ngoài. Nguồn thu nhập này có thể đến từ các hoạt động sau:

2.1. Tiền lương

Để chứng minh tài chính, bạn cần phải chứng minh được mức thu nhập hàng tháng của bản thân, cha, mẹ hoặc người bảo trợ một cách rõ ràng và minh bạch thông qua các giấy tờ sau:

  • Hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc
  • Bảng lương mỗi tháng.
  • Bảng sao kê chi tiết các giao dịch của tài khoản ngân hàng.

Cần lưu ý rằng, tính ổn định của nguồn thu chính là một điểm cộng khi xin visa du học.

2.2. Nguồn thu đến từ hoạt động sản xuất, kinh doanh

Nếu bạn, cha, mẹ hoặc người bảo lãnh là chủ doanh nghiệp thì nên có hình ảnh chụp cơ sở sản xuất kinh doanh và các giấy tờ sau:

  • Giấy phép đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp, công ty.
  • Giấy tờ nộp thuế (tối thiểu trong 6 tháng).
  • Báo cáo tài chính.
  • Giấy tờ chứng minh cổ phần, vốn góp và phân chia lợi nhuận

2.3. Thu nhập đến từ hoạt động cho thuê tài sản

Nếu bạn có nguồn thu đến từ các tài sản cho thuê như nhà, đất, xe,…. thì bạn các giấy tờ bạn cần phải có sẽ là:

  • Hợp đồng cho thuê nhà, đất, oto,…..
  • Giấy tờ chứng minh bạn là chủ sở hữu hợp pháp của tài sản cho thuê.
  • Giấy tờ chứng minh thu nhập nhận được từ hoạt động cho thuê.

2.4. Tài sản sở hữu khác

Ngoài các giấy tờ trên, bạn cũng có thể cung cấp các giấy tờ khác: 

  • Sổ đỏ, sổ hồng.
  • Giấy tờ sở hữu xe.
  • Bằng chứng về quyền sở hữu cổ phiếu, cổ phần.
  • Bằng chứng về việc sở hữu các loại tài sản có giá khác…

Càng bổ sung được nhiều loại giấy tờ chứng minh tài chính thì khả năng được Đại sứ quán chấp thuận cấp visa du học càng cao.

Tại sao chứng minh tài chính rồi mà vẫn trượt visa du học

Tại sao chứng minh tài chính rồi mà vẫn trượt visa du học
Tại sao chứng minh tài chính rồi mà vẫn trượt visa du học

1. Tích lũy sổ tiết kiệm không hợp lý

Quá trình tích lũy sổ tiết kiệm không được lý giải hợp lý cũng sẽ khiến bạn bị đánh trượt visa du học. Ví dụ như thu nhập một tháng là 50 triệu thì trong một năm không thể tích lũy một tỷ đồng được. Đối với những sổ có số tiền lớn thì nên có thêm biên lai, hợp đồng giải trình nguồn gốc số tiền trong sổ như tiền bán đất, bán nhà,…

2. Lao động tự do, khó chứng minh tài chính

Lãnh sự quán chỉ xem xét tài chính dựa trên giấy tờ nên những người làm công việc như buôn bán tự do, nông lâm ngư nghiệp, nhận lương không qua tài khoản ngân hàng… thì rất khó được chấp thuận việc chứng minh tài chính.

3. Không hiểu rõ tình hình tài chính của gia đình

Nếu bạn được cha, mẹ bảo lãnh tài chính nhưng lại không am hiểu nguồn tài chính của gia đình và bối rối khi trả lời phỏng vấn hoặc trả lời không khớp với các kê khai trong hồ sơ, viên chức của Đại sứ quán sẽ nghi ngờ về tính trung thực của hồ sơ.

4. Không duy trì số tiền trong sổ tiết kiệm

Nhiều người không đủ tiền trong sổ tiết kiệm nên đã vay mượn để gửi thêm vào sổ. Nếu sau khi phỏng vấn xong, bạn tất toán ngay, bạn sẽ dễ bị đánh trượt visa vì lãnh sự sẽ tiến hành xác minh lại sổ. Họ sẽ phát hiện sổ không còn nằm trong hệ thống ngân hàng và 

5. Chưa có kinh nghiệm

Mỗi quốc gia sẽ có những yêu cầu khác nhau về tiêu chuẩn cấp visa và không phải yêu cầu nào cũng công khai mà ứng viên phải tự phán đoán. Nếu chưa có kinh nghiệm, bạn sẽ rất dễ bị từ chối visa.

6. Làm giả giấy tờ

Làm giả giấy tờ là lỗi rất nghiêm trọng. Nếu bị phát hiện, bạn chắc chắn bị đánh trượt visa, thậm chí, đến những lần đăng ký visa đi du học sau này, hồ sơ của bạn sẽ được chú ý một cách đặc biệt.

Nên cho con du học nước nào là tốt 

Việc lựa chọn quốc gia có nền giáo dục phát triển, có chính sách hỗ trợ du học sinh tốt sẽ giúp bạn thuận lợi hơn trong việc học tập và tương lai sau này. Dưới đây là một số quốc gia mà bạn nên cân nhắc:

1. Mỹ

Mỹ là quốc gia có nền kinh tế, giáo dục phát triển bậc nhất thế giới
Mỹ là quốc gia có nền kinh tế, giáo dục phát triển bậc nhất thế giới

Như các bạn đã biết, Mỹ là quốc gia có nền kinh tế, giáo dục phát triển bậc nhất thế giới. Bằng tốt nghiệp tại các trường đại học Mỹ được công nhận ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Hơn nữa, khi chọn Mỹ để du học, bạn sẽ có cơ hội tiếp cận với môi trường giáo dục tiên tiến, hiện đại và thực tiễn nhất trong lĩnh vực của bạn.

Đặc biệt, Mỹ là quốc gia có số lượng học bổng và chính sách ưu đãi về học phí nhiều nhất cũng như giá trị nhất dành cho học sinh, sinh viên quốc tế.

2. Úc 

Nến giáo dục ở Úc được đánh giá cao và chính phủ cũng đề ra nhiều chính sách ưu tiên cho sinh viên quốc tế để thu hút nhân tài trên toàn thế giới. Hơn nữa, khi chọn Úc để du học, bạn sẽ có cơ hội nhận những suất học bổng giá trị cao từ phía nhà trường và Chính phủ.

3. Canada 

Canada được đánh giá là một trong những quốc gia có nền giáo dục tốt bậc nhất thế giới. Đặc biệt, để thu hút sinh viên quốc tế đến học tập tại Canada, chính phủ nước này đã nới lỏng visa du học, đó là không cần chứng minh tài chính. 

Không những vậy, sau thời gian du học, bạn còn có cơ hội được làm việc và định cư ở Canada. 

4. Anh 

Nước Anh có hai trường đại học thuộc top 10 trường đại học lâu đời nhất trên thế giới với chất lượng giáo dục được đánh giá rất cao và được nhiều quốc gia học hỏi. Để du học tại Anh, bạn cần có điểm trung bình GPA tốt và IELTS.

5. New Zealand 

Cũng giống như Úc, New Zealand là một đất nước trọng nhân tài. Chính phủ đất nước này đã đưa ra rất nhiều chính sách có lợi để thu hút du học sinh đến từ mọi nơi trên toàn cầu.

Trên đây là những cách chứng minh tài chính du học mà 3Gang đã tổng hợp lại để chia sẻ đến bạn đọc. Tùy vào nhu cầu và điều kiện tài chính của mình mà bạn hãy lựa chọn một quốc gia phù hợp để đi du học bạn nhé.