Vai trò của đầu tư công đang ngày càng quan trọng trong việc duy trì và phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội nhằm hỗ trợ và khôi phục thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.Trong bài viết này 3Gang sẽ phân tích đánh giá thực trạng cũng như vai trò của chi tiêu chính phủ, chỉ ra những thách thức hiện nay của chi tiêu chính phủ. Mời bạn đọc theo dõi trong bài viết sau đây.
1. Chi tiêu của chính phủ – Government Spending là gì?
Chi tiêu chính phủ là gì? Chi tiêu công là gì? Chi tiêu chính phủ hay còn gọi là chi tiêu công, tiếng anh là Government or public expenditure. Đây là một trong 4 yếu tố cấu thành nên tổng mức chi tiêu trong vòng chu chuyển của thu nhập và chi tiêu.
Chi tiêu công thường được sử dụng làm công cụ chính sách chủ yếu để điều tiết tổng mức chi tiêu hay tổng cầu trong nền kinh tế. Mặc dù vậy, khó có thể đạt được những thay đổi trong thời gian ngắn hạn của chi tiêu chính phủ, do có nhiều khó khăn về hành chính và chính trị, cụ thể là khi việc cắt giảm chi tiêu làm thu hẹp tổng cầu.
>> Xem thêm: https://3gang.vn/don-vi-tien-te-cua-nhat-ban/
Ví dụ:
Chính phủ khó có thể cắt giảm nhanh chóng các khoản chi tiêu cho ngành y tế, giáo dục khi những ngành này lại thường sử dụng số lượng lao động nhiều, không thể sa thải số lượng lớn.
Bên cạnh đó, nếu chính phủ cắt giảm một số các khoản chi tiêu cho hạng mục đầu tư công cộng, điều này có thể sẽ gây ra sự gián đoạn trong một số dự án đầu tư dài hạn và khiến cho suy kiệt cơ sở hạ tầng xã hội.
Ngoài ra, khi chi tiêu của chính phủ bao gồm cả các khoản chi tiêu cho dịch vụ và hàng hoá, mua của khu vực các doanh nghiệp, thì việc cắt giảm chi tiêu sẽ ảnh hưởng lớn tới sự thịnh vượng của khu vực tư nhân.
2. Đặc điểm của chi tiêu chính phủ là gì?
Chi tiêu công – chi tiêu chính phủ có một số đặc điểm cơ bản sau:
- Thứ nhất, Chi tiêu công phục vụ cho lợi ích chung của cộng đồng dân cư ở các vùng hay quốc gia. Điều này xuất phát từ chức năng quản lý toàn diện kinh tế xã hội của Nhà nước và trong quá trình thực hiện chức năng đó, Nhà nước cũng cung cấp một lượng hàng hoá khổng lồ cho nền kinh tế.
- Thứ hai, Chi tiêu công luôn gắn liền với bộ máy Nhà nước và các nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội của Nhà nước thực hiện. Những khoản chi tiêu công được chính quyền Nhà nước các cấp đảm nhiệm theo từng mục nội dung, đã được quy định trong phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước. Và những khoản chi tiêu này nhằm đảm bảo cho các cấp chính quyền thực hiện việc quản lý chức năng và phát triển kinh tế – xã hội. Các cấp của cơ quan quyền lực Nhà nước là các chủ thể duy nhất quyết định đến cơ cấu, nội dung và mức độ của những khoản chi tiêu công để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ kinh tế và chính trị, xã hội của đất nước.
- Thứ ba, Chi tiêu công có tính chất công cộng, tương ứng với các đơn đặt hàng của Chính phủ về mua hàng hoá, dịch vụ nhằm mục đích thực hiện những chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Đó cũng là các khoản chi cần thiết và phát sinh tương đối ổn định như việc chi lương cho đội ngũ cán bộ, công chức, chi hàng hoá, dịch vụ công đáp ứng nhu cầu tiêu dùng công cộng của dân cư.
- Thứ tư, Chi tiêu công có đặc điểm không hoàn trả hay hoàn trả không trực tiếp, chi tiêu công thể hiện ở chỗ không phải tất cả mọi khoản thu với mức độ và số lượng của các địa chỉ cụ thể đều sẽ được hoàn lại dưới hình thức là những khoản chi tiêu công.
>> Xem thêm: https://3gang.vn/1-cay-vang-bao-nhieu-tien/
3. Phân loại chi tiêu chính phủ hiện nay
3.1 Phân loại dựa theo tính chất
- Chi tiêu hoàn toàn mang tính chất công cộng: Là những khoản chi đòi hỏi nguồn nhân lực của nền kinh tế. Khi khu vực công cộng sử dụng nguồn lực này thì những khu vực khác sẽ không thể sử dụng nó được. Vì thế sẽ phát sinh ra chi phí cơ hội. Khoản chi tiêu công cộng này được xem là nguyên nhân gây nên sự “thoái giảm” về đầu tư tư nhân.
- Chi chuyển giao: Đây là những loại chi mang tính chất phân phối lại. Hầu hết các khoản chi này thuộc loại: lương hưu, trợ cấp hay phúc lợi xã hội,… Thay vì là người nắm lấy, thì chính phủ trở thành nơi trung gian chuyển giao các chi tiêu đó. Nhưng vẫn không thể tránh khỏi những tổn thất cho xã hội. Lý do vì việc phân bổ lại chi tiêu đã làm cho nguồn lực cũng sẽ được phân bổ theo nó, mà trong quá trình này, ta không thể tránh khỏi sự phát sinh ngoài ý muốn.
3.2 Phân loại theo chức năng
Phân loại theo chức năng mang ý nghĩa phân tích nhiều hơn là quản lý. Chi tiêu công phân loại theo chức năng gồm 04 loại như sau:
- Chi hành chính: Được gọi là chi cho những dịch vụ nói chung của Chính phủ. Chính phủ cần những khoản chi loại này để duy trì được mọi hoạt động đảm bảo cho chức năng của mình. Bao gồm có chi cho những cơ quan hành chính của chính phủ, cảnh sát, tòa án,…
- Chi cho những dịch vụ kinh tế: Gồm những khoản chi của chính phủ chi vào việc sản xuất, cơ sở hạ tầng,…
- Chi cho những dịch vụ cộng đồng và xã hội: Bao gồm có chi cho ngành giáo dục, y tế, và văn hóa, chi trợ cấp, lương hưu,…
- Khác: Những khoản chi khác như chi dùng để trả nợ của chính phủ hay như chi phân bổ ngân sách giữa các cấp của chính quyền.
3.3 Phân loại theo mục đích
- Chi thường xuyên: Đây là những khoản chi lặp đi lặp lại nhiều lần. Danh mục hàng hóa, dịch vụ được mua bởi loại chi tiêu công cộng này thông thường không được lâu bền. Có thể kể đến các khoản như: chi lương công chức nhà nước, chi cho việc tu sửa các cơ sở hạ tầng,…
- Chi đầu tư: Khoản chi đầu tư này được sử dụng để mua hàng hóa, các dịch vụ có giá trị nhất định và có thời gian sử dụng là hơn 1 năm trong quá trình sản xuất. Loại chi này gồm có chi cho đất đai, chi cho thiết bị, trái phiếu, hay như chi tài sản phi chính phủ,…
4. Ý nghĩa của chi tiêu chính phủ
- Chi tiêu của chính phủ thường sẽ được sử dụng làm công cụ chính sách chủ yếu để thuận lợi cho việc điều tiết tổng mức chi tiêu hay còn gọi là tổng cầu của nền kinh tế.
- Chi tiêu chính phủ khó có thể đạt được sự thay đổi ngắn hạn trong việc chi tiêu của chính phủ vì có một số những khó khăn về chính trị và hành chính, đặc biệt khi việc cắt giảm chi tiêu xảy ra sẽ làm thu hẹp lại tổng cầu.
- Ngoài ra, khi chi tiêu của chính phủ có cả các khoản chi tiêu cho dịch vụ và hàng hoá mua tại khu vực doanh nghiệp, thì đồng nghĩa việc cắt giảm chi tiêu có thể sẽ ảnh hưởng lớn sự thịnh vượng của khu vực tư nhân.
>> Xem thêm: https://3gang.vn/tien-lao-la-gi/
5. Một số thách thức trong chi tiêu công tại Việt Nam
- Cùng với quy mô chi tiêu ngân sách cao và liên tục có sự tăng lên, hiện Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng gây mất cân bằng ngân sách kéo dài. Theo thống kê của Bộ Tài chính cho thấy rằng trong nhiều năm gần đây Việt Nam luôn rơi vào tình trạng thâm hụt Ngân sách nhà nước. Cụ thể là, thâm hụt mức ngân sách trong giai đoạn năm 2004 – 2006 chỉ khoảng là 1% GDP, đến giai đoạn 3 năm qua, mức thâm hụt ngân sách đã có sự tăng lên gần 3% GDP. Mức thâm hụt ngân sách tổng thể bao gồm cả việc chi trả nợ gốc kể từ năm 2001 cho đến nay luôn đạt ngưỡng 5% GDP cụ thể trong năm 2015 mức thâm hụt lên đến 6,2% GDP.
- Hiện nay dù nợ công vẫn nằm trong ngưỡng cho phép quy định, nhưng cũng vẫn phải đối mặt với rất nhiều rủi ro lớn. Khi bội chi ngân sách nhà nước và mức bảo lãnh của Chính phủ được tiếp tục duy trì như hiện nay thì tỷ lệ nợ công trên GDP tại Việt Nam sẽ có sự tăng vượt trần cho phép khoảng 65% GDP. Trong thời gian tới, ngay cả khi mức tăng trưởng GDP được duy trì ở mức cao và các chi phí huy động tương đối được thuận lợi như hiện nay. Dư địa của ngân sách đang ngày càng mỏng, làm cho nợ công sẽ có thể trở nên mất bền vững khi gặp các cú sốc. Nghĩa vụ của nợ dự phòng và ảnh hưởng hơn là nghĩa vụ nợ dự phòng xuất hiện, tiềm ẩn nếu hiện thực hóa được cho Việt Nam sẽ càng thêm bị tổn thương so với lộ trình nợ như hiện nay, ngay cả khi mức cân đối ngân sách cơ bản của Việt Nam vẫn đang được quản lý cẩn trọng.
- Thách thức đến từ việc thay đổi hiệu suất mức chi thường xuyên trong tổng chi ngân sách nhà nước. Cho dù quỹ lương và tổng biên chế nhà nước tại Việt Nam chưa quá cao so với mức bình quân tại những nước có mức thu nhập trung bình trên thế giới, nhưng nếu như tốc độ tăng vẫn tiếp tục diễn ra sẽ gây áp lực về mặt tài chính công. Cụ thể, khi tăng biên chế sẽ để lại nhiều hệ quả lâu dài và khó thể nào đảo ngược sau khi đã tuyển dụng. Cùng xu hướng như hiện nay, thì chi lương tại Việt Nam có thể sẽ vượt qua mức bình quân của một số quốc gia có thu nhập trung bình trong một thời gian ngắn.
- Trong thời gian tới, Việt Nam vẫn sẽ có nhu cầu đầu tư cao cho các cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực, đòi hỏi cần phải duy trì mức độ đầu tư phù hợp và hợp lý, để nâng cao hiệu suất chi tiêu, khi sử dụng có hiệu quả những tài sản hiện có, cũng như ưu tiên để phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao và nâng cao năng lực đổi mới về sáng tạo. Nâng cao hiệu quả và hiệu suất đầu tư công, coi đây là một động lực để tăng trưởng chính, đó cũng là thách thức không nhỏ trong giai đoạn tới đây, ngay cả khi Việt Nam đã có sự quyết tâm đổi mới những mô hình tăng trưởng, bên cạnh đó thì cần có tỷ lệ thích hợp cho việc tu sửa và bảo dưỡng.
>> Xem thêm: https://3gang.vn/tieu-san-la-gi/
6. Thực trạng của chi tiêu chính phủ tác động đến đầu tư công như thế nào?
Sự cân bằng ngân sách để đảm bảo cho việc ổn định nền kinh tế vĩ mô và thực hiện những mục tiêu phát triển kinh tế xã hội là nhiệm vụ vô cùng quan trọng hàng đầu trong phát triển hoạt động chi tiêu của chính phủ và mức thu chi của ngân hàng nhà nước đến từng quốc gia. Trải qua hơn 10 năm trở lại đây tại Việt Nam, tổng nguồn thu nội địa của Việt Nam đã có xu hướng tăng từ 52,5% năm 2005 lên đến trên 82,13% ở năm 2019, đã tăng 1,56 lần.
Trong khi đó, thì mức thu từ dầu thô đã giảm mạnh, từ 29,16% của năm 2005 xuống 3,63% của năm 2019, giảm 8,03 lần, tổng nguồn thu từ hải quan đã có xu hướng giảm từ 16,69% năm 2005 xuống còn 13,81% vào năm 2019, đã giảm 1,21 lần. Nguồn thu từ hải quan cũng có xu hướng giảm, điều này đã phù hợp theo đúng lộ trình cam kết cắt giảm thuế quan theo các Hiệp định thương mại tự do của quá trình hội nhập.
Bảng 1: Số liệu GDP và thu chi ngân sách
Tổng chi ngân sách so với GDP tại Việt Nam đã chiếm tỷ lệ cao, xu hướng tỷ trọng chi ngân sách so với GDP đang ngày càng tăng từ trên 23% GDP vào năm 2000, lên đến trên 29% GDP vào năm 2009, 2010, sau đó đã có sự giảm nhẹ và hiện nay đã duy trì mức trên 29% GDP.
Do đó tỷ lệ chi ngân sách so với mức GDP cao hơn tỷ lệ khoản thu ngân sách so với GDP nên tỷ lệ thâm hụt ngân sách khá là cao, nhiều năm qua tỷ lệ thâm hụt ngân sách đã vượt ngưỡng 5% GDP, thậm chí năm 2012 thì tỷ lệ thâm hụt của ngân sách đã cao gần 8% GDP, trung bình tại giai đoạn năm 2011-2015 thì tỷ lệ thâm hụt ngân sách so với GDP đã cao đến 6,1% GDP, giai đoạn năm 2016 – 2019 thì tỷ lệ thâm hụt ngân sách giảm xuống dưới 4% GDP thông tin tại (Bảng 1).
Riêng đến năm 2020, do ảnh hưởng trầm trọng của đại dịch COVID-19 đã làm trì trệ hoạt động sản xuất phát triển kinh doanh, khiến cho nguồn thu ngân sách giảm, trong khi đó thì tăng cường chi ngân sách để có thể ứng phó đại dịch, do vậy sự thâm hụt ngân sách trầm trọng 11,12%.
Sự thâm hụt ngân sách ngày càng gia tăng trong bối cảnh nguồn thu thì sụt giảm do cắt giảm những khoản thuế quan khi gia nhập vào thị trường thế giới, và do đại dịch COVID-19 toàn cầu, điều này có thể sẽ dẫn đến ngân sách sẽ ngày càng thâm hụt trầm trọng hơn. Do phần lớn đầu tư công từ ngân sách và ngân sách thâm hụt thì rất khó để đảm bảo cho nguồn vốn đầu tư công sẽ được duy trì ở mức cao, xuyên suốt và liên tục, ổn định để thúc đẩy sự tăng trưởng.
Ngoài ra, sự thâm hụt ngân sách còn làm cho gia tăng nợ công vừa gây áp lực lớn gia tăng trả nợ hàng năm, vừa có sự nguy cơ làm giảm nguồn vốn đầu tư công và làm chậm trễ quá trình để đầu tư phát triển các cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất và kinh doanh, từ đó làm hạn chế sự thu hút đầu tư tư nhân và giảm đi tốc độ tăng trưởng nền kinh tế.
Kết luận
Trên đây là những thông tin về chi tiêu chính phủ mà 3Gang mang đến cho bạn đọc. Mong rằng với những thông tin và kiến thức này giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về chi tiêu công cũng như ý nghĩa và những thách thức của chi tiêu chính phủ tại Việt Nam đang gặp phải. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết.